Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty điện lực Ninh Thuận đến năm 2020 (Trang 69)

Thứ nhất, hoạt động hoạch định nguồn nhân lực còn quá yếu, chưa xây dựng được mục tiêu và chiến lược NNL; hàng năm chưa đánh giá được hiệu quả QTNNL, chưa dự báo được nhu cầu NNL dài hạn và chưa thực hiện kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện hoạch định NNL hàng năm.

Thứ hai, về hoạt động của các chức năng QTNNL:

- Hoạt động của chức năng thu hút nguồn nhân lực chưa hoàn chỉnh. Hoạt động phân tích công việc còn thiếu sót, bảng mô tả công việc và tiêu chuẩn công việc còn sơ sài, hoạt động tuyển dụng, phân công bố trí công việc còn nhiều thiếu sót.

- Hoạt động của chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn thiếu định hướng và phát triển nghề nghiệp nhân viên, hoạt động phân tích nhu cầu đào tạo còn thiếu sót, hoạt động phát triển nhân viên còn quá yếu, chưa thực hiện đánh giá hiệu quảđào tạo.

- Hoạt động của chức năng duy trì nguồn nhân lực: hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên chưa hoàn chỉnh; vì vậy, việc trả lương chưa chính xác, chưa công bằng, mức cách biệt giữa lương bình quân của Công ty ĐLNT so với mặt bằng lương trên địa bàn Ninh Thuận có xu hướng giảm dần trong khi áp lực công việc cao, CBNV chưa hài lòng với thu nhập hiện nay.

Nguyên nhân của các hạn chế: Nhìn chung nguyên nhân sâu xa dẫn đến các hạn chế của hoạt động QTNNL tại Công ty ĐLNT như sau:

Một là, ngành điện hiện nay là ngành độc quyền, Công ty ĐLNT là đơn vị hạch toán phụ thuộc cho nên còn mang tâm lý ỷ lại, dựa dẫm vào công ty mẹ.

Hai là, lãnh đạo Công ty ĐLNT thiếu kiến thức QTNNL, chưa có nhận thức về tầm quan trọng của QTNNL đối với hoạt động của Công ty ĐLNT, chưa thật sự xem nguồn nhân lực là tài sản quý báu của công ty.

Kết luận chương 2

Tác giả đã giới thiệu khái quát về Công ty ĐLNT và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Tác giả đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng hoạt động QTNNL tại công ty qua những số liệu cụ thể của công ty có liên quan hoạt động QTNNL trong giai đoạn 2008-2012, từ đó có cơ sởđánh giá được thực trạng hoạt động QTNNL. Bên cạnh đó, công ty còn thực hiện cuộc khảo sát quan điểm, nhận xét đánh giá của CBNV trong công ty (tổng thể 444 CBNV) về các khía cạnh có liên quan hoạt động QTNNL trong công ty, để từ đó củng cố thêm nhận định và đánh giá của tác giả. Qua các số liệu thu thập được, tác giảđánh giá rằng hoạt động QTNNL tại Công ty ĐLNT có một số ưu điểm, đồng thời cũng tồn tại một số hạn chế mà nguyên nhân sâu xa là do lãnh đạo công ty thiếu kiến thức QTNNL. Vì vậy, dẫn đến thiếu nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động QTNNL.

Từ các nhận xét đánh giá của tác giả kết hợp với kết quả khảo sát nhận xét, đánh giá của tổng thể cán bộ nhân viên, tác giả sẽ đề ra giải pháp ở chương 3 để hoàn thiện hoạt động QTNNL tại Công ty ĐLNT đến năm 2020.

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC ĐẾN NĂM 2020

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại công ty điện lực Ninh Thuận đến năm 2020 (Trang 69)