Khả năng ức chế peroxy hoá lipid (thử nghiệm MDA) của dịch chiết

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài bồ bồ ( ademosma indiana (lour.) merr.) phân bố ở địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 62)

6. Dự kiến cấu trúc luận văn

3.4.1.2.Khả năng ức chế peroxy hoá lipid (thử nghiệm MDA) của dịch chiết

c a d ch chiế t nư ớ c ph n thân c a loài Adenosma indiana

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 53 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tách não chuột và sử dụng cho thí nghiệm chống oxi hóa dập tắt gốc tự do hay khả năng ức chế peroxy hoá lipid với quy trình như đã trình bày ở phần phương pháp. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần để đảm bảo tính chính xác của thí nghiệm và của dữ liệu thu được. Dưới đây là kết quả xác định IC50 của dịch chiết nghiên cứu.

Bảng 3.7. Kết quả xác định khả năng ức chế peroxy hoá lipid của dịch chiết nước

phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi và dạng khô

STT Nồng độ mẫu (µg/ml) HTCO (%) (mẫu A)* HTCO (%) (mẫu B)* Nồng độ Trolox (µg/ml) HTCO (%) của Trolox 1 200 73.16 74.07 2 100 62.87 63.39 100 76.29 3 50 56.35 59.87 50 63.69 4 25 50.62 51.53 25 54.48 5 12.5 41.63 42.41 12.5 41.41 6 5.0 21.04 31.47 5.0 27.42 7 2.5 11.27 14.14 2.5 15.13 IC50 g/ml) 33.48 27.65 21.06

(*) mẫu A : mẫu dịch chiết nước phần thân của loài Adenosma indiana

(Lour.) Merr. (Bồ bồ) dạng khô.

(*) mẫu B : mẫu dịch chiết nước phần thân của loài Adenosma indiana

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 54 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.14. MDA của dịch chiết nước phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. (Bồ bồ) dạng tươi và dạng khô

Vì mẫu thử được pha ở các nồng độ: 4000 µg/ml, 2000 µg/ml, 1000 µg/ml, 500 µg/ml, 100 µg/ml, 50 µg/ml nên sau khi cho 50µl mẫu thử ở các nồng độ vào trong 250µl dịch đồng thể não và 700µl KCl thì nồng độ mẫu chỉ còn là 200 µg/ml, 100 µg/ml, 50 µg/ml, 25 µg/ml, 12.5 µg/ml, 5 µg/ml và 2.5 µg/ml.

Kết quả thực nghiệm

Nhận xét

Qua số liệu xác định khả năng ức chế peroxy hoá lipid (khả năng thể hiện hoạt tính chống oxi hóa) của hai mẫu dịch nước phần thân của loài Adenosma

indiana (Lour.) Merr. dạng tươi và dạng khô, kết quả thể hiện trên bảng 3.7 và

hình 3.14 cho thấy:

Dịch chiết nước mẫu phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng khô thể hiện hoạt tính chống oxi hóa thông qua phép thử MDA với IC50 là 33.48 µg/ml. So với chất đối chứng là Trolox có IC50 là 21.06 µg/ml thì khả năng thể hiện hoạt tính chống oxi hóa của dịch chiết nước mẫu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 55 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng khô bằng 63% so

với chất chuẩn Trolox.

Dịch chiết nước mẫu phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi thể hiện hoạt tính chống oxi hóa thông qua phép thử MDA với IC50 là 27.65 µg/ml. So với chất đối chứng là Trolox có IC50 là 21.06 µg/ml thì khả năng thể hiện hoạt tính chống oxi hóa của dịch chiết nước mẫu phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi bằng 76,2%

so với chất chuẩn Trolox.

Kết luận

Dịch chiết nước phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi và khô đều thể hiện hoạt tính chống oxi hóa rất tốt, với các giá trị IC50

(µg/ml) lần lượt là 33.48 và 27.65. Kết quả cho thấy: Dịch chiết nước phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tươi thể hiện hoạt tính chống oxi hóa tốt hơn dạng khô là 1,21 lần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài bồ bồ ( ademosma indiana (lour.) merr.) phân bố ở địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 62)