Một số dẫn xuất của axit betulinic

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài bồ bồ ( ademosma indiana (lour.) merr.) phân bố ở địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 33)

6. Dự kiến cấu trúc luận văn

1.3.2.Một số dẫn xuất của axit betulinic

Nhiều dẫn xuất mới của axit betulinic có hoạt tính sinh học mạnh với virut và với tế bào ung thư. Sự chuyển hóa các nhóm chức hydroxyl ở C-3 và nhóm cacbonyl ở C-28 của axit betulinic tạo thành dãy các dẫn xuất mới có hoạt tính sinh học cao hơn so với axit betulinic [12], [25], [31]. Ví dụ, hợp chất (11) và (12) (Hình 1.4) thể hiện hoạt tính kháng HIV ức chế dòng tế bào MT-4 với các

giá trị EC50= 0,01µmol/L (IC5 0=12,2 µmol/L) và EC5 0= 0,007µmol/L (IC5 0=11 µmol/L) [13], [27], [30].

Các sản phẩm từ phản ứng este hóa và amit hóa nhóm hydroxyl cùng nhóm cacboxylic của betulinic đều có hoạt tính sinh học cao hơn so với betulinic, như dẫn xuất mới (13) và (14) (Hình 1.4) đều cho thấy khả năng ức chế mạnh sự sinh trưởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 24 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của virut HIV với các nồng độ tác dụng EC50= 0,0047µmol/L (IC50>10 µmol/L) và EC50= 0,0026µmol/L (IC50=8 µmol/L) [26], [40]. Đặc biệt, trong các dẫn xuất mới của axit betulinic, hợp chất (15) (Hình 1.4), có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của virut HIV và hiện tại đang trong tiến trình thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2b [13], [40]. Những biến đổi hóa học trong vòng A của axit betulinic tạo hệ liên hợp 2-cloro- hay 2-formyl-3-oxo-1-en- như các dẫn xuất axit 2-cloro-3-oxo-lup-1,20(29)- dien-28- oic (16) và axit metyl 2-formyl-3-oxo-lup-1,20(29)-dien-28-oic (17) (Hình 1.4) có

hoạt tính độc tế bào khá mạnh đối với dòng tế bào ung thư SK-MEL-2, đặc biệt là hợp chất (16) có hoạt tính mạnh tăng gấp 59 lần so với axit betulinic trên tế bào ung thư hắc tố da SK-MEL-2 ,[12], [15], [34].

Hình 1.10. Một số dẫn xuất của axit betulinic có hoạt tính độc tế bào ung thư và ức chế tế bào HIV (11) (12) (13) ( ) ( ) ( ) ( )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 25 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài bồ bồ ( ademosma indiana (lour.) merr.) phân bố ở địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 33)