Hóa chất, thiết bị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài bồ bồ ( ademosma indiana (lour.) merr.) phân bố ở địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 38)

6. Dự kiến cấu trúc luận văn

2.2.Hóa chất, thiết bị

2.2.1. Hóa chất

2.2.1.1. Hóa chất dùng để phân lập các chất từ phần thân của loài Adenosma

indiana (Lour.) Merr .

Sử dụng các dung môi n–hexan, etyl axetat, butanol, metanol để ngâm chiết mẫu.

Sắc ký bản mỏng phân tích: sử dụng bản mỏng nhôm tráng sẵn silicagel 60 F254, Merck, có độ dày 0,2 mm.

Sắc ký cột thường: sử dụng silicagel cỡ hạt 197–400 mesh (0,040–0,063 mm). Sắc ký cột nhanh: sử dụng silicagel cỡ hạt 70–200 mesh.

Bản mỏng: được kiểm tra bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng ngắn và dài (254; 365 nm), sau đó hiện màu bằng thuốc thử vanilin–H2SO4 (vanilin 1,2 g; MeOH 200 mL; CH3COOH 25 mL; H2SO4 11 mL), hơ nóng trên bếp điện cho đến khi các vệt trên bản mỏng hiện màu rõ nhất.

Các dung môi n–hexan, etyl axetat, điclometan và metanol đều được cất lại qua cột Vigreux trước khi sử dụng để chạy sắc ký cột và sắc ký bản mỏng.

2.2.1.2. Hóa chất dùng để thử hoạt tính sinh học từ phần thân của loài

Adenosma indiana (Lour.) Merr.

Động vật: chuột BALB/c khoẻ mạnh

Hoá chất: Trolox (Sigma Aldrich), Dimetylsulfoside (DMSO) (Fisher Scientific), Kali clorid 1,15% (KCl), Axit tricloaxetic (TCA), Axit thiobarbituric (TBA) (Sigma Aldrich), Yeast α-glucosidase và p-nitrophenyl-α-D-

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 29 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

glucopyranoside (pNPG) (Sigma Aldrich) và các dung môi thông thường khác.

2.2.2. Thiết bị

Máy cất quay chân không, các thiết bị phụ trợ cho thí nghiệm phân lập chất hữu cơ.

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR được ghi trên máy Bruker Avance 500 MHz tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Phổ khối ESI-MS được đo trên máy FT-ICR-MS.

Đĩa 96 giếng, pipet, eppendorf và các thiết bị phụ trợ khác. Cân phân tích, máy đo OD Microplate Reader.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu xác định sự phân bố các loài của chi Adenosma trên địa bàn huyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa, thu thập thông tin, thu hái tiêu bản, gồm cả phần rễ, lá, thân, hoa của các loài Adenosma trên địa bàn các xã: Quân Chu, Cát Nê, K ý Phú, Vạn Thọ, Văn Yên, Mỹ Yên, La Bằng, Bản Ngoại, An khánh, Khôi Kỳ, Tiên Hội, Bình Thuận,...thuộchuyện Đại Từ- tỉnh Thái Nguyên vào thời điểm cây phát triển trong năm là từ tháng 4 tới 8 năm 2014.

Mẫu tiêu bản được ghi vùng, thời điểm và được định danh và khẳng định loài bởi chuyên gia thực vật học Nguyễn Thế Anh, Viện Hóa học- Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam.

2.4. Phƣơng pháp xử lý mẫu thực vật, chiết tách và xác định cấu trúc các chất phân lập đƣợc

2.4.1. Xử lý mẫu thực vật

Mẫu thân cây Bồ bồ được thu hái tại các xã: Cát Nê, K ý Phú, Mỹ Yên thuộc huyện Đại từ, tỉnh Thái Nguyên (tháng 4-5 năm 2014). Mẫu nguyên liệu được rửa sạch, sau khi hong gió 3-4 giờ, xử lý diệt men mẫu bằng cách hấp nguyên liệu bởi hơi etanol 700

trong 3-4 phút. Nguyên liệu sau diệt men tiếp tục xử lý để có mẫu tươi và mẫu khô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 30 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khi chiết mẫu tươi, phần thân mẫu sau khi diệt men sẽ chiết nước ngay. Khi chiết mẫu khô thì sấy khô trên máy sấy mẫu thực vật ở 400C, xay nhỏ và tiến hành ngâm chiết trong dung môi.

2.4.2. Chiết tách các chất

- Mẫu phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. được rửa sạch, hong khô tự nhiên, sấy khô bằng thiết bị sấy thực vật ở nhiệt độ 40oC, xay nhỏ và ngâm chiết với metanol (4x24 giờ) ở nhiệt độ phòng. Quay cất dung môi dưới áp suất giảm thu được cặn chiết metanol. Thêm 50 ml nước, khuấy đều và chiết lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, etyl axetat, butanol. Sau đó lọc và gộp các dịch chiết của từng loại dung môi với nhau, quay cất dung môi dưới áp suất giảm thu được các cặn chiết tương ứng.

- Phân lập cặn chiết etyl axetat thu được bằng phương pháp sắc ký cột trên silicagel với các hệ dung môi thích hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.3. Xác định cấu trúc các chất

Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng sự kết hợp các phương pháp phổ hiện đại như phổ khối phân giải cao (HR-ESI-MS) và phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều (1

H-NMR, 13C-NMR, DEPT).

2.5. Phƣơng pháp xác định hoạt tính sinh học từ dịch chiết nƣớc phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. dạng tƣơi và dạng khô.

2.5.1. Xác định khả năng ức chế peroxy hoá lipid (thử nghiệm MDA)

Được thực hiện theo phương pháp của Stroev EA, Makarova VG (1998) và của Viện Dược liệu - Bộ Y Tế (2006) có một vài hiệu chỉnh nhỏ. Xác định khả năng ức chế peroxy hoá lipid của mẫu nghiên cứu qua việc xác định hàm lượng malonyl diandehit (MDA), là sản phẩm của quá trình peroxy hoá lipid màng tế bào. MDA có khả năng phản ứng với axit thiobarbituric để tạo thành phức hợp trimethin (có màu hồng) có đỉnh hấp thu cực đại ở λ = 532 nm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 31 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của hoạt chất nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp của Moradi-Afrapoli F và cộng sự.

2.6 . Thực nghiệm

2.6.1. Quá trình phân lập các chất từ phần thân của loài Adenosma indiana

(Lour.) Merr.

2.6.1.1. Chiết, tách mẫu phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr.

Quy trình chiết mẫu phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. (1,05 kg) được nêu trong sơ đồ 2.1.

Mẫu phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. đã sấy khô, nghiền nhỏ (1,05 kg) được ngâm chiết với metanol ở nhiệt độ phòng (4 lần). Quay cất dung môi dưới áp suất giảm, cặn thu được được thêm 50 ml nước. Sau đó, được chiết lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, etyl axetat và butanol (4 lần đối với mỗi loại dung môi). Cất loại dung môi dưới áp suất giảm ở nhiệt độ 40oC thu được các cặn chiết có khối lượng tương ứng là: 6,12 g cặn chiết n–hexan; 8,35 g cặn chiết etyl axetat và 11,47 g cặn chiết butanol.

2.6.1.2. Phân lập các chất từ cặn chiết etyl axetat

Kiểm tra trên sắc k‎ý bản mỏng chúng tôi thấy dịch chiết etyl axetat khả thi nên tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học trên dịch etyl axetat. Quá trình phân lập các chất từ cặn chiết etyl axetat thân của loài Adenosma indiana

(Lour.) Merr. được trình bày theo sơ đồ 2.1.

Từ 8,35 g cặn chiết etyl axetat được hòa tan vừa đủ bằng hỗn hợp dung môi CH2Cl2/MeOH và trộn với 20 g silicagel, quay cất đến khô, sau đó nghiền thành bột mịn để các chất hấp phụ đều trên silicagel. Bột silicagel có tẩm dịch chiết này được sử dụng để đưa lên cột sắc ký.

Silicagel Merck (cỡ hạt 0,043-0,063 mm; 200 g) được nhồi vào cột sắc ký có kích thước 5cm x 27cm theo phương pháp nhồi ướt với dung môi ban đầu là n-hexan 100%. Sau khi cột đã ổn định, bột silicagel tẩm dịch chiết được đưa lên cột và giải hấp với hệ dung môi rửa giải là n-hexan: EtOAc có độ phân cực tăng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 32 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dần (lượng EtOAc tăng dần từ 0→100%) thu được các phân đoạn khác nhau. Từ các phân đoạn này được gộp thành các phân đoạn có kí hiệu là: ACE1-ACE18 theo kết quả kiểm tra trên sắc ký lớp mỏng.

Phân đoạn ACE3 (125 mg) được làm sạch lại trên cột silicagel với hệ dung môi rửa giải là n-hexan: EtOAc = 9:1 thu được 8 mg chất sạch thứ nhất ký hiệu là AC4. Sắc kí lại trên cột silicagel (dung môi rửa giải là CH2Cl2: MeOH = 9.5 : 0.5) phân đoạn ACE10-12 thu được 114 mg chất sạch thứ hai ký hiệu là AC1.

Chất rắn xuất hiện ở phân đoạn ACE15 được kết tinh lại trong hỗn hợp CH2Cl2/ MeOH thu được 8,3 mg chất sạch thứ ba ký hiệu là AC9.

Quy trình chiết tách và phân lập ba chất trên được thể hiện trên sơ đồ 2.1.

1. Phơi khô, nghiền nhỏ

2. Ngâm chiết với MeOH ở nhiệt độ phòng

3. Quay cất dung môi dưới áp suất giảm

4. Cất quay chân không, loại metanol

SKC silicagel: n-hexan: EtOAc, lượng EtOAc tăng từ 0-100% 1. Chiết lần lượt với các dung môi hexan, etyl axetat và n-BuOH

2. Quay cất dung môi dưới áp suất giảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Cất quay chân không, loại metanol

Mẫu phần thân loài

Adenosma indiana (Lour.) Merr.(1050g) (1.1 kg) Cặn n-hexan (6,12g) Cặn EtOAc (8,35g) Cặn MeOH (32g) Phân đoạn ACE15 Phân đoạn ACE3 Chất AC4 (8 mg) Chất AC1 (114mg) Chất AC9 (8,3 mg) Kết tinh với CH2Cl2/MeO H SKC silicagel: n-hexan: EtOAc = 9 :1 SKC silicagel: CH2Cl2:MeOH = 9.5 :0.5 Phân đoạn ACE10-12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 33 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chiết, tách các chất từ phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr

2.6.2. Dữ kiện phổ của các chất phân lập đƣợc

2.6.2.1. Chất AC4: 2-(4’-hydroxyphenyl)etyl triacontanoat

- Dạng dầu, không màu, khối lượng 8 mg.

- HR-ESI-MS m/z: 595.5095 [M+Na]+ (ion dương).

- 1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ 7.07 (2H, J = 8.0 Hz, H-2’ và 6’), 6.77 (2H, d, J= 8.0 Hz, H-3’ và 5’), 4.97 (1H, s, ArOH), 4.24 (2H, t,J= 7.0 Hz, H-1), 2.86 (2H, t, J = 7.0 Hz, H-2), 2.28 (2H, t, J = 7.5 Hz, H-2’’), 1.62-1.57 (2H, m, H-3’’), 1,31-1.25 (52H, s, H-4’’-29’’), 0.88 (3H, t, J= 7.0 Hz, H-30’’). - 13C-NMR (125 MHz, CDCl3): δ 173.95 (C-1’’), 154.30 (C-4’), 130.04 (C- 2’ và 6’), 129.99 (C-1’), 115.34 (C-3’ và 5’), 64,96 (C-1), 34.38 (C-2), 31.94 (C- 2’’), 29.71-22.70 (C-3’’, 4’’- 29’’), 14.11 (C-30’’).

2.6.2.2. Chất AC1: Axit betulinic

- Là chất rắn, màu trắng, khối lượng 114 mg.

- 1H-NMR (500 MHz, CDCl3): δ 4.76 (1H, d, J=1.5 Hz, H-29A), 4.63 (1H, d, J=1.5 Hz, H-29B), 3.21 (1H, dd, J=11.5, 5.0 Hz, H-3), 3.03 (1H, dt, J=11.0, 5.0 Hz, H-19), 2.31-2.28 (1H, m), 2.24-2.19 (1H, m), 1.72 (3H, s, H-30), 1.00, 0.99, 0.969, 0.85, 0.78 (each 3H, 5хs, H-23-27). - 13C-NMR (125MHz, CDCl3): δ 180.6 (C-28), 150.4 (C-20), 109.7 (C-29), 79.1 (C-3), 56.4(C-17), 55.4(C-5), 50.6(C-9), 49.4(C-19), 46.9(C-18), 42.5(C-14), 40.8(C- 8), 38.9(C-4), 38.8(C-1), 38.5(C-13), 37.3(C-10), 37.1(C-22), 34.4(C-7), 32.2(C-16), 30.6(C-15), 29.7(C-21), 28.0(C-23), 27.4(C-2), 25.6(C-12), 20.9(C-11), 19.4(C-30), 18.3(C-6), 16.14(C-26), 16.1(C-25), 15.4(C-24), 14.7(C27).

2.6.2.3. Chất AC9: β-sitosterol-3-O- β-D-glucopyranosid (β-sitosterol glucosid)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 34 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - 1H-NMR (500 MHz, DMSO-d6) δ (ppm) J (Hz): 5.33 (1H, br s H-6), 4.25 (1H, d, J = 8.0 Hz, H-1’), 3.67 (1H, d, J = 10.5 Hz, H-6’), 3.48 (2H, br, s, H-6’), 3,07 (1H,m,H-3), 0.98 (3H, s, H-19), 0.92 (3H, d, J = 6.5 Hz, H-21), 0,83 (3H, d, J = 7,0 Hz, H-27), 0.82 (3H, d, J = 7.0 Hz, H-26), 0.83 (3H, t, J = 7.5 Hz, H-29), 0.67 (3H, s, H-18). - 13C-NMR (125 MHz, DMSO-d6) δ (ppm): 140.34(C-5), 120.71(C-6), 100.68(C-1), 76.89(C-3), 76.66(C-3’,C-5’), 73.31(C-2’,C-28), 70.14(C-4’), 61.06(C-6’), 55.95(C-14), 55.32(C-17), 49.46(C-9), 45.06(C-24), 41.64(C- 13), 38.17(C-4), 36.58(C-1), 35.97(C-10), 35.12(C-20), 33.23(C-22), 31.23(C-8), 31.09(C-7), 29.02(C-2), 28.70(C-25), 27.35(C-16), 25.63(C-23), 23.52(C-15), 22.47(C-27), 20.32(C-11), 19.30(C-26), 18.71(C-21), 18.32(C- 19), 11.46(C-29), 11.35(C-18), 39,33(C-12), .

2.6.3. Xác định khả năng ức chế peroxy hoá lipid (thử nghiệm MDA)

Được thực hiện trên não chuột với chất đối chứng tham khảo là Trolox (Sigma Aldrich), đồng phân của vitamin E. Cụ thể như sau:

- Mẫu thử được pha ở các nồng độ: 4000 µg/ml, 2000 µg/ml, 1000 µg/ml, 500 µg/ml, 100 µg/ml, 50 µg/ml (mẫu pha trong nước khử ion).

- Tách não chuột và nghiền đồng thể trong đệm Kali clorid 1,15% (KCl) theo tỷ lệ 1:10 (1 gram não: 10 ml KCl 1.15%).

- Lấy 50 µl mẫu thử ở các nồng độ thử nghiệm được cho phản ứng với 250 µl dịch đồng thể não và thêm đệm KCl 1,15% vừa đủ 1 ml.

- Ủ hỗn hợp ở 37oC trong 15 phút.

- Dừng phản ứng bằng 0.5 ml axit tricloaxetic 10%.

- Ly tâm lấy 1ml dịch trong cho phản ứng với 0.5 ml axit thiobarbituric 0,8%. - Ủ ở nhiệt độ 100oC 15 phút.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 35 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Trolox (Sigma Aldrich), đồng phân của vitamin E được sử dụng làm chất đối chứng tham khảo được pha ở các nồng độ: 4000 µg/ml, 2000 µg/ml, 1000 µg/ml, 500 µg/ml, 100 µg/ml, 50 µg/ml.

2.6.4. Xác định khả năng ức chế α-glucoside

- Hoạt tính ức chế enzyme α-glucosidase của dịch chiết nước phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr dạng tươi và dạng khô nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp của Moradi-Afrapoli F và cộng sự.

- Chất thử được hòa tan trong DMSO và pha loãng trong phosphate buffer 10 mM (pH 6.8) được đưa vào các giếng của khay 96 giếng để có nồng độ

1000 g/ml, 500 g/ml; 100 g/ml; 20 g/ml; 4 g/ml.

- 20 µl α- glucosidase (0,5U/ml) và 120 µl phosphate buffer 100 mM (pH 6.8) được thêm vào mỗi giếng, trộn đều và ủ ở 37oC trong 15 phút. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ chất p-nitrophenyl-α-D-glucopyranoside (pNPG) được đưa tiếp vào từng giếng thí nghiệm rồi ủ tiếp ở 37oC trong 60 phút.

- Đĩa thí nghiệm chỉ có mẫu thử, phosphate buffer và pNPG được sử dụng làm đối chứng trắng (blank). Giếng thí nghiệm chỉ có DMSO 10%, phosphat buffer, enzyme và pNPG được sử dụng làm đối chứng. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần để đảm bảo sự chính xác.

- Dừng thí nghiệm bằng cách thêm vào 80 µl Na2CO3 0,2M và đo OD ở bước sóng 405 nm bằng máy đo ELISA Plate Reader (Bio-Rad).

2.7. Phƣơng pháp xử lí số liệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 37 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Xác định sự phân bố các loài thuộc chi Adenosma ở huyện Đại Từ- tỉnh Thái nguyên Thái nguyên

Với điều kiện khí hậu và tự nhiên rất thuận lợi, huyện Đại Từ-tỉnh Thái Nguyên là địa bàn có sự phân bố tự nhiên của chi Adenosma. Đây là loài mọc hàng năm và rất phổ biến ở tất cả các vùng trên địa bàn toàn huyện. Qua khảo sát thực địa chỉ thấy xuất hiện 2 loài là: Nhân trần có tên khoa học Adenosma

caeruleum R. Br và loài Bồ bồ có tên khoa học Adenosma indiana (Lour.) Merr.

Trong 2 loài này thì loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. là loài phổ biến hơn do huyện Đại Từ nơi có nhiều đồi, núi, khí hậu thuận lợi cho loài Adenosma

indiana (Lour.) Merr. sinh trưởng và phát triển.

3.2. Phân lập các chất từ cặn chiết etyl axetat phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. indiana (Lour.) Merr.

Mẫu phần thân của loài Adenosma indiana (Lour.) Merr. đã sấy khô, nghiền nhỏ (1050g) được ngâm chiết (xem mục 2.4.1.1) thu được 6,12 g cặn n-hexan; 8,35 g cặn etyl axetat (sơ đồ 2.1).

Quá trình phân lập các chất từ cặn chiết etyl axetat phần thân của loài

Adenosma indiana (Lour.) Merr. được trình bày chi tiết ở phần thực nghiệm

(xem mục 2.4.1.2).

Từ 8,35 g cặn chiết etyl axetat phần thân của loài Adenosma indiana

(Lour.) Merr. được phân tách bằng sắc ký cột silicagel với các hệ dung môi khác nhau thu được 3 chất sạch: ký hiệu là AC1, AC4, AC9.

+ Chất AC1: 114 mg, hiệu suất 1,1.10-2 % so với trong lượng mẫu khô. + Chất AC4: 8 mg, hiệu suất 7,6.10-4 % so với trọng lượng mẫu khô. + Chất AC9: 8,3 mg, hiệu suất 7,9.10-4 % so với trọng lượng mẫu khô.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 38 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3. Xác định cấu trúc chất tách đƣợc

Cấu trúc hóa học của 3 chất sạch: AC1, AC4 và AC9 được xác định dựa vào dữ liệu phổ HR-ESI-MS, 1

H-NMR, 13C-NMR, DEPT và so sánh với tài liệu tham khảo.

3.3.1. Chất AC4 : 2-(4’-hydroxyphenyl)etyl triacontanoat

Kết hợp số liệu phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS, phổ 1

H-NMR,DEPT,

13

C-NMR (Bảng 3.1; 3.2)chúng tôi đã xác định được công thức cấu tạo của chất

AC4 như sau:

3.3.1.1. Phân tích phổ khối HR-ESI-MS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phổ khối phân giải cao HR-ESI-MS của chất AC4 cho pic ion phân tử ở

m/z 595.5095 [M+Na]+ (theo tính toán cho C38H68NaO3 là595,5066), tương ứng với công thức phân tử là C38H68O3 (Hình 3.1).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 39 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.3.1.2. Phân tích phổ 1H-NMR (CDCl3, δH ppm)

Bảng 3.1. Số liệu phổ 1

H- NMRcủa chất AC4 và 2-(4’-hydroxyphenyl)etyl triacontanoat [32]. Vị trí Chất AC4 (CDCl3) 2-(4’-hydroxyphenyl)etyl triacontanoat (CDCl3) [32] δH δH 1 4,24 (2H, t, J = 7,0 Hz) 4,23 (2H, t, J = 7,1 Hz) 2 2,86 (2H, t, J = 7,0 Hz) 2,85 (2H, t, J = 7,1 Hz) 2’ & 6’ 7,07 (2H, d, J = 8,0 Hz) 7,00 (2H, d, J= 8.4 Hz) 3’& 5’ 6,77 (2H, J = 8,0 Hz) 6,77 (2H, d, J= 8.4 Hz) 2’’ 2,28 (2H, J = 7,5 Hz) 2,28 (2H, t, J = 7.1 Hz) 3’’ 1,57 – 1,62 (2H, m) 1,56 (2H, m) 4’’- 29’’ 1,25-1,31 (52H, m) 1,25 (52H, m) CH3 0,88 (3H, J = 6,5 Hz) 0,89 (3H, t, J = 6.2 Hz) OH 4,97 (1H, s) 4,69 (1H , br s) Hình 3.2. Phổ 1H–NMR của chất AC4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phổ 1

H-NMR của chất AC4 cho các tín hiệu của 2 doublet tại δH = 7.08 (2H, d, J= 8.0 Hz), 6.77 (2H, d, J= 8.0 Hz), một singlet của nhóm hydroxyl ở δH

4.97, 2 nhóm metylen ở δH = 4.24 (2H, t, J = 7.0 Hz) và 2.86 (2H, t, J= 7.0 Hz). Ngoài ra, trên phổ 1

H-NMR của nó còn có một nhóm metylen bên cạnh nhóm cacbonyl ở δH 2.28 (2H, t, J = 7.5 Hz), tín hiệu của rất nhiều nhóm CH2 cộng hưởng chồng chập ở δH 1.25 (52H, s) và 1 nhóm metyl của mạch hydrocacbon no ở δH = 0.88 (3H, t, J = 7.0 Hz). Các dữ liệu này cho phép dự đoán chất AC4 là

một este của hợp chất 4-hydroxyphenyl etanol.

3.1.3.3. Phân tích phổ 13C-NMR và DEPT (CDCl3, δC ppm)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài bồ bồ ( ademosma indiana (lour.) merr.) phân bố ở địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Trang 38)