Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Tích hợp văn, tiếng Việt, làm văn trong dạy học môn Ngữ văn 8 ở trường Trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 52)

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

3.2.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Do hạn hẹp về điều kiện thời gian nên chúng tôi không thể tiến hành thực nghiệm toàn bộ nội dung kiến thức và kĩ năng trong chương trình SGK Ngữ văn 8 phần Văn – Tiếng Việt – Làm văn. Chúng tôi đã triển khai vận dụng các phương pháp dạy học tích hợp vào giảng dạy một số bài trong SGK Ngữ văn 8(Nxb Giáo dục – 2003).

- Bài giảng tích hợp Văn – Tiếng Việt: Nhớ rừng [Ngữ văn 8, tập 2].

- Bài giảng tích hợp Văn-Tiếng Việt-Tập làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự [Ngữ văn 8, tập 1].

- Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra trình độ của HS ở lớp sẽ dùng để thực nghiệm.

- Chuẩn bị các phương tiện dạy học, thiết kế giáo án phục vụ cho hoạt động dạy học nhằm minh họa cho phương pháp dạy học theo hướng tích hợp giữa ba phân môn Văn - Tiếng Việt - Làm văn trong chương trình SGK Ngữ văn 8.

- Trao đổi với GV tiến hành thực nghiệm.

Với mỗi bài thực nghiệm chúng tôi tiến hành theo các bước sau:

- Trình bày rõ mục đích thực nghiệm trog từng bài với GV tiến hành thực ngiệm, nêu rõ phương pháp đổi mới cần thực hiện.

- GV thực nghiệm nghiên cứu bài soạn, nêu lên những thắc mắc, những khó khăn, ý kiến bổ sung để hoàn chỉnh thêm giáo án.

- Dự kiến hình thức hoạt động của HS trong giờ học.

- Quan sát quy trình hoạt động dạy học của GV và HS trên lớp để thấy được khả năng thực hiện giáo án của GV và tinh thần học tập của HS.

- Trao đổi với GV về những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện thiết kế bài giảng theo ý đồ thực nghiệm.

Đánh giá kết quả thực nghiệm

Khi quan sát lớp thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy: cách dạy - học mới đã tạo sự hứng thú cho HS rất nhiều; các em tích cực tham gia trả lời câu hỏi của GV, tập trung chú ý hơn vào bài giảng, thực hành bài tập luyện tập dễ dàng…

Sau khi thực hiện xong những tiết dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra kiến thức và kĩ năng của HS qua bài kiểm tra một tiết hình thức là tự luận, nội dung chủ yếu liên quan đến những kiến thức và kĩ năng mà các em được học trong các tiết thực nghiệm. Chúng tôi đánh giá kết quả theo thang điểm 10 và được chia làm 4 loại:

+ Điểm khá: 7 điểm.

+ Điểm trung bình: từ 5 đến 6 điểm. + Điểm yếu: từ 0 đến 4 điểm.

Mức độ học tập của HS ở lớp TN và lớp ĐC ở trường THCS Nguyễn An Ninh, Phan Bội Châu, Trần Quang Khải (tỉ lệ %)

Trường Khối Lớp Số HS Mức độ Giỏi Khá Trung bình Yếu Nguyễn An Ninh 8 TN 8A1 45 34,75 39,50 22,50 3,25 ĐC 8A7 45 19,65 33,55 31,60 15,20

Phan Bội Châu 8

TN 8A1 45 37,68 26,82 30,17 5,33ĐC 8A2 45 17,56 18,95 46,78 16,71 ĐC 8A2 45 17,56 18,95 46,78 16,71

Trần Quang Khải 8

ĐC 8A6 45 13,67 28,95 40,85 16,53

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy ở cả ba trường THCS Nguyễn An Ninh, Phan Bội Châu và Trần Quang Khải, kết quả của lớp TN cao hẳn so với lớp ĐC, thể hiện cụ thể:

+ Trường THCS Nguyễn An Ninh, ở lớp TN: tỉ lệ HS đạt loại Giỏi tăng 15.1%, loại Khá tăng 5.95%, loại Trung bình giảm 9.1%, lọai Yếu giảm 11.95% so với lớp ĐC.

+ Trường THCS Phan Bội Châu, ở lớp TN: tỉ lệ HS đạt loại Giỏi tăng 20.12%, loại Khá tăng 7.87%, loại Trung bình giảm 6.61%, loại Yếu giảm 11.38% so với lớp ĐC.

+Trường THCS Trần Quang Khải, ở lớp TN: tỉ lệ HS đạt loại Giỏi tăng 11.79%, loại Khá tăng 10.92%, lọai Trung bình giảm 12.74%, loại Yếu giảm 9.97% so với lớp ĐC.

Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, đặc biệt là qua giờ dạy trên lớp và chấm điểm bài kiểm tra của 270 HS khối 8 của ba trường THCS Nguyễn An Ninh, Phan Bội Châu và Trần Quang Khải, chúng tôi rút ra được kết luận sau:

- Với giáo án được dạy theo phương pháp đề xuất, GV đã làm chủ được tri thức của mình hơn, thể hiện sự tự tin, linh hoạt trong giờ dạy.

- Giữa GV và HS đã có sự “đối thoại” nghiêm túc với nhau về bài học. Qua đó thấy rõ rất nhiều HS đã rất chăm chú trong giờ học, thích thú với bài dạy thực nghiệm.

- Giờ học diễn ra sôi nổi, không khí học tập thoải mái.

- Qua chấm bài kiểm tra của các em, chúng tôi thấy chất lượng bài àm của các em được nâng cao rõ rệt. Cụ thể:

ra được bài học cho bản thân mình; nắm vững về đặc trưng thể loại (thơ mới); sử dụng tốt, đánh giá đúng vai trò các biện pháp nghệ thuật tu từ.

+ Về phần Làm văn: Các em có bố cục rõ ràng, các ý được sắp xếp chặt chẽ, đáp ứng được yêu cầu của đề bài, cách hành văn mạch lạc, trong sáng.

Tiểu kết

Như vậy, ở chương 3, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở ba trường THCS Nguyễn An Ninh, Phan Bội Châu và Trần Quang Khải trên các lớp thực nghiệm thuộc khối lớp 8. Khi thực nghiệm dạy học theo hướng tích hợp chúng tôi đã thu được những kết quả bổ ích. Cụ thể: tỉ lệ HS đạt điểm giỏi (từ 8 đến 10 điểm), điểm khá (7 điểm) ở lớp thực nghiệm tăng lên so với lớp đối chứng dạy theo phương pháp cũ, đồng thời, tỉ lệ HS đạt điểm trung bình ( từ 5 đến 6 điểm), điểm yếu (từ 0 đến 4 điểm) có giảm đi đáng kể. Đây là tín hiệu đáng mừng cho việc dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung cũng như dạy học môn Ngữ văn khối 8 bậc THCS trên địa bàn quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN

Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu luôn được đặt ra trong quá trình dạy học nói chung và việc dạy học bộ môn Ngữ văn nói riêng. Và trên thực tế nội dung chương trình, SGK đã có sự thay để có thể đáp ứng kịp thời xu thế toàn cầu hóa. Gắn liền với sự thay đổi đó, phương pháp dạy học của GV và phương pháp học tập của HS cũng đã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực.

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại là lựa chọn duy nhất của nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Dạy học theo phương pháp tích hợp là một phương pháp mới, là một hướng đi, một lựa chọn đúng đắn của nền giáo dục nước ta và cũng là một trong những nguyên tắc chủ yếu để xây dựng chương trình và SGK Ngữ văn hiện nay.

Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp ở Ngữ văn 8 trên địa bàn quận 12 thành phố Hồ Chí Minh chính là thực hiện đổi mới về phương pháp dạy học trong một nội dung cụ thể, trên một đối tượng cụ thể. Ở đây, việc dạy học tích hợp cần đảm bảo những nguyên tắc chung, đồng thời người giáo viên cũng phải biết đưa những nguyên tắc chung ấy để vận dụng một cách linh hoạt trên môi trường giảng dạy cụ thể của mình. Mục đích cuối cùng vẫn là tạo động lực dạy học theo hướng tích cực, giúp HS phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự giác trong học tập.

- Tìm hiểu, xác định được quan điểm cũng như hiểu biết cơ bản về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp.

- Chúng tôi đã cố gắng áp dụng dạy học theo phương pháp tích hợp vào chương trình Ngữ văn 8 trên địa bản quận 12 thành phố Hồ Chí Minh. Qua việc vận dụng dạy học tích hợp trên một địa bàn cụ thể, chúng tôi đã rút ra được những hiểu biết bổ ích cho mình nhằm tiếp đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THCS.

Do hạn chế về thời gian nên việc thực nghiệm chưa được tiến hành trên nhiều đối tượng HS thuộc các địa bàn khác nhau, các nội dung dạy học vẫn chưa thật toàn diện. Nhưng kết quả thực nghiệm có ý nghĩa khẳng định việc dạy học Văn – Tiếng Việt – Làm văn theo hướng tích hợp phù hợp với trình độ, năng lực tư duy của HS, góp phần giảm tải nội dung mà vẫn đem lại hiệu quả dạy học.

Dạy học theo hướng tích hợp đòi hỏi GV cần phải đầu tư nhiều vào cách tổ chức trên lớp, GV phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, trang thiết bị cũng là yếu tố không thể thiếu. Các trường phổ thông cần được trang bị đầy đủ các thiết bị dạy học, tạo điều kiện về cơ sở vật chất nhằm phục vụ tốt hơn cho việc dạy học. Ngoài ra, ngành giáo dục cũng nên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho GV một cách thường xuyên và có hiệu quả nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, rút ngắn các khoảng cách giữa GV ở nội thành và vùng ven để họ có thể thích ứng và thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học.

Chúng ta cũng lưu ý rằng không có một “phương pháp duy nhất” mà bản thân người GV phải biết kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp nhằm mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất. Trong đó, tích hợp trong dạy học phải được vận dụng một cách linh hoạt, kết hợp với những nguyên tắc, phương pháp dạy học hiện đại khác như phương pháp gợi mở, phương pháp “cùng tham gia”, phương pháp ứng dụng bản đồ tư duy...Mục đích cuối cùng vẫn là hướng tới xem người học là trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động của người học.

Một phần của tài liệu Tích hợp văn, tiếng Việt, làm văn trong dạy học môn Ngữ văn 8 ở trường Trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w