Nguyên tắc kế thừa và phát triển

Một phần của tài liệu Tích hợp văn, tiếng Việt, làm văn trong dạy học môn Ngữ văn 8 ở trường Trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37)

Dù biên soạn với tinh thần tích hợp nhưng chương trình và SGK Ngữ văn mới vẫn đảm bảo sự kế thừa những thành tựu mà ba phân môn Văn, Tiếng Việt,

Làm văn đã có được trong chương trình trước đây, đặc biệt là SGK chỉnh lí năm 1995; phát huy những kết quả mà HS đã đạt được ở bậc Tiểu học theo chương trình Tiểu học năm 2000; chuẩn bị tiếp nối với chương trình Ngữ văn THPT đổi mới; tham khảo và vận dụng một cách hợp lí những định hướng và phương pháp dạy học môn Ngữ Văn ở một số nước trên thế giới.

Lấy quan đểm tích hợp làm nguyên tắc chỉ đạo tổ chức nội dung chương trình biên soạn SGK và lựa chọn các phương pháp giảng dạy sao cho có hiệu quả tối ưu.

Cụ thể: trong chương trình Ngữ văn 6, HS được học về một số biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ…đến chương trình Ngữ văn 9 các em được ôn lại những kến thức đó trong bài Tổng kết về ngữ pháp.

Về Làm văn: trong PPCT Ngữ văn 6, HS được học 11 tiết về Văn bản tự sự

(bao gồm về tìm hiểu chung về văn bản tự sự, ngôi kể, cách làm bài, thứ tự kể…) và trong PPCT Ngữ văn 7 HS được làm quen với kiểu Văn bản nghị luận đến chương trình Ngữ văn 8 các em lại được gặp lại hai kiểu văn bản này nhưng được mở rộng hơn, được bổ sung thêm kiến thức mới chẳng hạn: Tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm,Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận,Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận, Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.

Tích hợp có thể xem là sự phối kết các tri thức thuộc một số môn học có những nét tương đồng, vào lĩnh vực chung, thường là quanh những chủ đề. Đó là quan đểm giáo dục đã được hầu hết các nước trên thế giới vận dụng từ lâu và có hiệu quả cao. Nhưng ở Việt Nam, quan điểm này chưa thể vận dụng một cách triệt để. Vì thế nội dung chương trình mỗi lớp vẫn được trình bày theo ba phân môn. Tuy vậy, khi biên soạn SGK các tác giả sẽ lồng ghép các tri thức tương đồng của ba phân môn vào trong cùng một bài học sao cho nhuần nhuyễn với vấn đề tích hợp.

Một phần của tài liệu Tích hợp văn, tiếng Việt, làm văn trong dạy học môn Ngữ văn 8 ở trường Trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37)