Nguyên tắc bám sát đối tượng, đảm bảo tính khả th

Một phần của tài liệu Tích hợp văn, tiếng Việt, làm văn trong dạy học môn Ngữ văn 8 ở trường Trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 38)

dưỡng tâm hồn góp phần hình thành nhân cách HS, người GV không chỉ chú trọng mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học mà còn phải bám sát đối tượng HS để có phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp.

Lâu nay, vẫn có một số GV chưa đặt ra cho mình trách nhiệm nghiên cứu để nắm rõ đối tượng trước khi giảng dạy. Khi dạy, GV không quan tâm đến thái độ, suy nghĩ, nhận thức vấn đề của HS, thậm chí áp đặt suy nghĩ cho HS khiến cho HS bị thui chột khả năng tư duy sáng tạo khiến các em thờ ơ, lãnh đạm với số phận các nhân vật trong tác phẩm văn chương, chán học Văn từ đó các em không hề rút ra được cho mình một bài học nào sau khi học một tác phẩm, một đoạn trích.

Hiện nay, ở các trường THCS có một bộ giáo án dùng chung cho tất cả GV dạy Ngữ văn, GV có thể dựa theo bộ giáo án chung ấy mà giảng dạy. Thậm chí có nhiều GV sử dụng có một giáo án dạy nhiều lớp qua nhiều năm mà không hề có sự điều chỉnh cho phù hợp với từng đối tượng.

Việc bám sát đối tượng HS trong công tác giảng dạy rất quan trọng. Vì ở bậc THCS là bậc học rất đa dạng lứa tuổi, ở lứa tuổi này tâm sinh lí các em thay đổi liên tục, suy nghĩ của các em vừa người lớn vừa trẻ con nên rất phức tạp buộc người GV phải nắm bắt rõ vấn đề này để có thể đề ra phương pháp dạy học sao cho phù hợp với các em tránh sự máy móc, áp đặt nặng nề.

Bên cạnh đó, bản thân người GV cũng phải có ý thức góp phần xóa bỏ tình trạng “quá tải” cho HS bằng cách xây dựng hệ thống bài dạy, chuẩn bị tiến hành giờ dạy sao HS có đủ khả năng tiếp thu bài, hào hứng trong học tập.

Chương trình và SGK Ngữ văn THCS nói chung và Ngữ văn 8 nói riêng không đòi hỏi những điều kiện vượt quá sự cố gắng và khả năng của đa số GV, HS, gia đình và cộng đồng. Ở HS khối 8, các em có được ưu thế là đã được trang bị khá nhiều kiến thức của bộ môn Ngữ văn ở các khối 6, 7. Chương trình Ngữ văn 8, bên cạnh kiến thức mới, phần nhiều là “củng cố, mở rộng thêm kiến thức về văn bản mà các em đã học ở lớp dưới, tiếp tục rèn luyện một số kỹ năng cơ bản trong quá trình tạo lập văn bản như xây dựng bố cục, xây dựng đoạn văn, liên kết đoạn”

[Nguyễn Khắc Phi, SGK Ngữ văn 8, tập 1]. Cho nên, các em không gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức cũng như là thực hành kiến thức ấy.

Tuy nhiên, tính khả thi của chương trình và SGK phải đặt trong mối quan hệ giữa trình độ giáo dục cơ bản của Việt Nam và các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới, giữa giai đoạn trước mắt và khoảng thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu Tích hợp văn, tiếng Việt, làm văn trong dạy học môn Ngữ văn 8 ở trường Trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 38)