Tổ chức bài dạy theo hướng tích hợp

Một phần của tài liệu Tích hợp văn, tiếng Việt, làm văn trong dạy học môn Ngữ văn 8 ở trường Trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 41)

Lấy tinh thần tích hợp làm chủ đạo, chúng tôi dẫn một số ví dụ định hướng bài dạy trong chương trình Ngữ văn 8 hiện hành.

Khi dạy văn bản Ngắm trăng của Hồ Chí Minh [bài 21, Ngữ văn 8, tập 2], chúng tôi tổ chức dạy với dung lượng thời gian là một tiết và cần phải đạt được những nội dung sau:

- Giúp HS hiểu được tình yêu thiên nhiên sâu sắc của Bác, nghệ thuật thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, các biện pháp nghệ thuật tu từ có trong tác phẩm: nhân hóa, phép đối…

- Tích hợp với các bài thơ trăng của Bác với phần Tiếng việt ở bài Câu cảm thán, Câu trần thuật, với phần Làm văn Văn biểu cảm; rèn kĩ năng đọc và phân tích bài thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Chúng tôi sử dụng một số phương pháp phục vụ bài dạy: vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng. Với bài này, chúng tôi thiết kế gồm 5 hoạt động:

+ Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (hình thức vấn đáp)

+ Hoạt động 2: Dẫn dắt vào bài mới, giới thiệu tập thơ Nhật kí trong tù, hoàn cảnh sáng tác

+ Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc (câu1 nhịp 2 - 2 - 3 câu; câu 2 nhịp 4 - 3; câu 3 và 4 nhịp 4 - 3), giải thích từ khó (HS đọc lại các từ phiên âm chữ Hán, bản dịch nghĩa), tìm hiểu thể loại, bố cục (câu 1: khai đề, câu 2: thừa đề, câu 3: chuyển đề, câu 4: hợp đề).

+ Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc - tìm hiểu, phân tích chi tiết (với bài thơ này chúng ta cần hướng dẫn HS tìm hiểu nhan đề Vọng nguyệt rồi mới đi vào phân tích văn bản; lưu ý ở câu 3 và 4 chúng ta không nên tách ra mà cần phải kết hợp chúng để phân tích, bình giảng).

+ Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập.

Văn bản bàn luận về phép học (trích Luận học pháp) của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp với bài này chúng tôi tổ chức dạy trong thời lượng là một tiết, đồng thời đòi hỏi phải đạt được kết quả như sau:

Giúp HS nhận ra mục đích, tác dụng thiết thực và lâu dài của việc học chân chính: học để làm người, để biết và làm, để góp phần xây dựng đất nước hưng thịnh, đồng thời thấy rõ lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi. Nhận thức được phương pháp học tập đúng đắn, cách lập luận của tác giả.

Tích hợp với phần Làm văn ở bài Viết đoạn văn, Trình bày luận điểm, với kiến thức bộ môn Lịch sử.

Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích đoạn trích văn bản nghị luận cổ.

Chúng tôi sử dụng một số phương pháp phục vụ cho bài dạy: vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, giải thích và thiết kế bài dạy - học gồm có 5 hoạt động chính:

+ Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra bài cũ (hình thức vấn đáp): HS phân biệt được những nét giống và khác nhau cơ bản của hịch và cáo; so sánh quan niệm về đất nước của Nguyễn Trãi trong Nước Đại Việt ta và Lí Thường Kiệt trong Nam quốc sơn hà.

+ Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới: GV giới thiệu đôi nét về bối cảnh lịch sử ra đời của bài tấu cũng như về cuộc đời của tác giả Nguyễn Thiếp. Sau đó GV nêu

vấn đề của văn bản đặt ra một cách trực tiếp, rõ ràng ngay từ mở đầu.

+ Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc - tìm hiểu thể loại, bố cục, giải thích từ khó. Ngoài ra, GV cũng cần giúp HS phân biệt thể loại tấu (thể loại của văn bản) khác với nghệ thuật biểu diễn độc tấu, tấu hài (tấu nói).

+ Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc - tìm hiểu, phân tích chi tiết

Trong hoạt động này chủ yếu là tìm hiểu và phân tích các luận điểm luận cứ để nắm được hệ thống lập luận và nội dung tiến bộ của ý kiến tác giả (sử dụng phương pháp nêu vấn đề và phân tích là chính).

+ Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập

Với văn bản này, chúng ta có thể yêu cầu HS sơ đồ hóa nội dung đã học.

Một phần của tài liệu Tích hợp văn, tiếng Việt, làm văn trong dạy học môn Ngữ văn 8 ở trường Trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 41)