Lựa chọn các kiến thức để đưa vào bài dạy tích hợp

Một phần của tài liệu Tích hợp văn, tiếng Việt, làm văn trong dạy học môn Ngữ văn 8 ở trường Trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40)

Nội dung tích hợp của ba phần Văn - Tiếng Việt - Làm văn trong môn Ngữ văn là rất phong phú, có thể tích hợp trong từng thời điểm (một tiết học, một bài học). Bên cạnh tích hợp theo từng thời điểm, GV còn có thể tích hợp theo từng vấn đề. Sau khi xác định được các đơn vị kiến thức có thể tích hợp trong từng tiết dạy, bài học cụ thể, GV cần lựa chọn mức độ và phạm vi tích hợp. Vấn đề nội dung nào để tích hợp và tích hợp đến đâu là vấn đề không đơn giản. Mặc dù ý đồ tích hợp được người biên soạn SGK thể hiện trong từng bài cũng như trong toàn bộ chương trình Ngữ văn 8.

Ví dụ: khi dạy văn bản Nhớ rừng của Thế Lữ [bài 18, Ngữ văn 8, tập 2] ngoài việc củng cố lại kiến thức về thơ trữ tình mà các em đã làm quen ở lớp 6, GV cần định hướng cho HS tích hợp một số kiến thức về Tiếng Việt: kiểu câu nghi vấn, câu cảm thán, phép liệt kê, nhân hóa.

Về phần Làm văn, trong PPCT Ngữ ăn 8, tập 1, ngoài việc HS được ôn tập lại kiến thức về văn bản tự sự đã học ở lớp 6 mà đến đây các em còn được làm quen thêm kiến thức mới đó là có sự kết hợp của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự thông qua các bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Khi tổ chức dạy học theo hướng tích hợp, GV cần lựa chọn phương pháp thích hợp, nội dung tích hợp, cách thức hợp lý sao cho giảm tải được kiến thức và

rút ngắn được thời gian học tập mà vẫn đạt được mục tiêu dạy học. Muốn vậy, đối với mỗi bài học, bên cạnh việc xác định nội dung tích hợp một cách hợp lý thì GV cần lựa chọn kiến thức và kĩ năng trọng tâm của bài học. Một bài học có thể hướng tới việc cung cấp nhiều kiến thức, hình thành các kĩ năng khác nhau nhưng thời lượng có hạn của các giờ học trên lớp thì việc lựa chọn và nhấn mạnh tới kiến thức, kĩ năng trọng tâm là điều rất cần thiết. Dạy học tích hợp không nằm ngoài định hướng đó. Mặt khác bản chất của dạy học tích hợp là phải đảm bảo rút ngắn thời gian học tập cho HS. Tức là với lượng thời gian ít nhất mà HS có thể có được nhiều kiến thức và kĩ năng nhất. Vì vậy cần tích hợp tối đa những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có để tránh sự chồng chéo, dư thừa không cần thiết.

Một phần của tài liệu Tích hợp văn, tiếng Việt, làm văn trong dạy học môn Ngữ văn 8 ở trường Trung học cơ sở quận 12, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40)