Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 73)

- Cán cân thanh toán quốc tế: nếu cán cân thƣơng mại (cán cân thanh toán

quốc tế) của một quốc gia có giá trị dƣơng thì quốc gia đó đang ở trong tình trạng Thặng dƣ Thƣơng mại (giá trị xuất khẩu vƣợt quá giá trị nhập khẩu). Khi đó tổng giá trị các dòng ngoại tệ chảy vào quốc gia đó cao hơn tổng giá trị các dòng ngoại tệ chảy ra. Ngoại tệ khi vƣợt qua biên giới sẽ đƣợc chuyển đổi thành đồng nội tệ và nhƣ vậy, nguồn cung ngoại tệ sẽ tăng lên. Kết quả là tỷ giá hối đoái của các đồng ngoại tệ sẽ giảm còn tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ sẽ tăng. Khi đó, giá cả hàng hóa trong nƣớc sẽ cao hơn hàng hóa ngoài nƣớc, sẽ làm tăng khối lƣợng nhập khẩu và giảm khối lƣợng xuất khẩu để cân bằng cán cân thƣơng mại. Vì

74

thế, kéo theo sự suy giảm của thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng thƣơng mại.

Trong trƣờng hợp một quốc gia đang bị thâm hụt thƣơng mại, đồng nội tệ cần đƣợc chuyển đổi thành đồng ngoại tệ để thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế. Kết quả là nguồn cung đồng nội tệ tăng lên và tỷ giá hối đoái sẽ giảm, còn tỷ giá của đồng tiền của quốc gia đang có thặng dƣ với quốc gia này sẽ tăng. Khi đó, hàng hóa trong nƣớc sẽ có giá thấp hơn nƣớc ngoài, để cân bằng cán cân thƣơng mại, thì chúng ta khuyến khích, tăng cƣờng xuất khẩu, có nghĩa là kéo theo sự tăng trƣởng của thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng.

- Chính sách thương mại quốc tế : khi các chính sách và rào cản thƣơng mại quốc tế đƣợc nới lỏng, khi đó sẽ thu hút sự đầu tƣ của các nguồn vốn nƣớc ngoài, mở rộng hợp tác với nhiều quốc gia trên thế giới, các hoạt động ngoại thƣơng và đối ngoại sẽ đƣợc khuyến khích phát triển. Nhờ đó, các hoạt động, nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế đƣợc mở rộng và phát triển, giúp tăng cƣờng và đẩy mạnh hơn nữa hoạt thanh toán xuất khẩu tại các ngân hàng, tăng cƣờng giao thƣơng với các nền kinh tế lớn. Bên cạnh đó, sự hợp tác, mở rộng quan hệ ngoại thƣơng với các nền kinh tế lớn còn đặt ra nhiều yêu cầu về loại hình cho hoạt động thanh toán quốc tế, góp phần làm cho hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng và đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nƣớc.

- Sự biến động của tỷ giá hối đoái:

Tỷ giá hối đoái rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, là một công cụ sắc bén để điều tiết kinh tế vĩ mô. Tỷ giá hối đoái đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thƣơng mại, kinh tế ngoại thƣơng, thanh toán xuất nhập khẩu. Vì vậy sự biến dộng của tỷ giá hối đoái ảnh hƣởng trực tiếp đến thanh toán xuất nhập khẩu. Cụ thể là:

- Khi tỷ giá hối đoái biến đổi theo hƣớng giảm giá nội tệ, giá cả hàng hóa, dịch vụ trong nƣớc sẽ tƣơng đối rẻ hơn so với nƣớc ngoài dẫn đến tăng khối lƣợng xuất khẩu đồng nghĩa với việc tăng cƣờng và phát triển hoạt động thanh toán xuất khẩu.

- Tuy nhiên, nếu tỷ giá biến đổi theo hƣớng tăng giá nội tệ, giá cả và hàng hóa trong nƣớc sẽ cao hơn so với nƣớc ngoài, khi đó sẽ làm giảm khối lƣợng xuất khẩu và tăng lƣợng nhập khẩu. Những biến động về tỷ giá hối đoái và sự bất ổn của thị trƣờng ngoại hối đã gây ra những cơn sóng về ngoại tệ tại hầu hết các ngân hàng thƣơng mại, vì vậy khan hiếm nguồn ngoại tệ phục vụ cho thanh toán quốc tế, kéo theo sự suy giảm của hoạt động này trong những năm vừa qua. Do

75

đó, kéo theo đó là sự suy giảm của hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán xuất khẩu nói riêng tại ngân hàng.

- Tình hình phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ: sự phát triển của các họa động thƣơng mại, dịch vụ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thƣơng mại. Khi hoạt động thƣơng mại, dịch vụ giữa các quốc gia diễn ra thuận lợi và phát triển sẽ thúc đẩy các ngân hàng thƣơng mại mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế do nhu cầu về hoạt động này tăng lên rất nhiều khi mở rộng giao thƣơng. Khi hoạt động thƣơng mại, dịch vụ của các quốc gia không đƣợc thuận lợi, hay bị trì trệ thì sẽ dẫn đến doanh thu từ thanh toán quốc tế giảm xuống và thu hẹp hoạt động này tại các ngân hàng thƣơng mại.

- Các đối thủ cạnh tranh : Sự phát triển của kinh tế thị trƣờng đã dẫn đến sự ra đời và phát triển của nhiều ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn thành phố Cần Thơ, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày càng quyết liệt gây nên khó khăn cho Vietcombank Cần Thơ trong việc giữ chân lƣợng khách hàng ổn định và tìm kiếm những khách hàng tìm năng. Tuy nhiên trong số đó các Ngân hàng đủ năng lực uy tín thực hiện thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán xuất khẩu nói riêng vẫn không nhiều. Có thể kể đến Vietinbank Cần Thơ, Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), … với tỷ trọng ngày càng cao trong kim ngạch xuất khẩu của cả thành phố. Đáng chú ý hơn là khi nền kinh tế mở cửa, sự đổ bộ của các ngân hàng nƣớc ngoài vào Cần Thơ ngày càng nhiều, với sự xuất hiện của HSBC vào cuối năm 2010. Mặc dù chƣa phải là 1 chi nhánh nhƣng sự có mặt của ngân hàng nổi tiếng thế giới với tiềm lực tài chính dồi dào và kinh nghiệm lâu năm trong quan hệ khách hàng này đang là một thách thức lớn đối với Vietcombank Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động thanh toán xuất khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)