88
Hoạt động TTXK chỉ có thể đƣợc mở rộng và phát huy hiệu quả trên cơ sở một môi trƣờng kinh tế thuận lợi và ổn định. Vì vậy, trong những năm qua, Chính Phủ đã đƣa ra nhiều biện pháp tích cực để xây dựng một môi trƣờng kinh tế thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động TTXK phát triển. Tuy nhiên, trong thời gian tới, Chính phủ cần có những chính sách, biện pháp tích cực hơn nữa để thúc đẩy hoạt động ngoại thƣơng nói chung và hoạt động TTXK nói riêng phát triển.
- Hoàn thiện chính sách thương mại
Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Công Thƣơng thực hiện có hiệu quả hơn các chính sách thƣơng mại nhằm phát triển theo hƣớng khuyến khích xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
Khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên, sức lao động, phấn đấu giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh những hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, năng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lƣợng trí tuệ, công nghệ cao đồng thời chính phủ cần cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục hành chính rƣờm rà, lạc hậu không phù hợp với xu thế kinh tế ngày nay, tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu.
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật tạo môi trường pháp lý cho hoạt động thanh toán quốc tế cũng như hoạt động thanh toán xuất khẩu
Môi trƣờng pháp lý đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào của nền kinh tế, đặc biệt trong hoạt động ngoại thƣơng nói chung và trong thanh toán xuất khẩu nói riêng. Việc hoàn thiện sẽ tạo cơ sở pháp lý để hạn chế rủi ro và giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế và đặc biệt là thanh toán xuất khẩu, tạo điều kiện cho các Ngân hàng thực hiện tốt hơn nữa vai trò của mình trong lĩnh vực hoạt động khá phức tạp này.
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành nhằm tạo sự nhất quán trong ban hành quy chế hƣớng dẫn chung cho hoạt động thanh toán quốc tế. Ngoài ra, nội dung của văn bản phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo tính ổn định tƣơng đối, phù hợp với thông lệ quốc tế trên cơ sở đã điều chỉnh phù hợp với đặc thù kinh tế xã hội Việt Nam.
- Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu để tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán xuất khẩu phát triển
Chính phủ cần coi trọng công tác đàm phán, thực hiện nghiêm chỉnh các hiệp định kinh tế thƣơng mại với các tổ chức quốc tế, tạo tiền đề cho hoạt động
89
xuất nhập khẩu phát triển. Nâng cao chất lƣợng phối hợp giữa các cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, tạo sự đột phá về cải cách hành chính trong công tác quản lý xuất nhập khẩu để giảm thủ tục hành chính và tạo thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu.
Chính phủ cũng cần có chính sách hỗ trợ tích cực nguồn vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ lực nhƣ: gạo, thủy sản,…đƣợc khuyến khích. Ở nƣớc ta, doanh nghiệp vừa và nhỏ rất đông đảo ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, phần lớn hoạt động xuất nhập khẩu lại tập trung ở loại hình doanh nghiệp này. Việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp này phát triển sẽ ảnh hƣởng gián tiếp tới doanh số thanh toán quốc tế cũng nhƣ doanh số thanh toán xuất khẩu tại các NHTM, tuy nhiên việc hỗ trợ vốn cần phải diễn ra liên tục để doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý,.. nhằm ổn định và phát triển lâu dài.
Tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối
Để phát triển hoạt động thanh toán xuất khẩu, Nhà nƣớc cần sớm tìm ra biện pháp, chính sách để quản lý ngoại hối thích hợp nhƣ tiến tới xoá bỏ quản lý hạn ngạch xuất khẩu cũng nhƣ nhập khẩu mà thay thế bằng việc áp dụng các biện pháp về thuế, phát hiện một cách kịp thời các sai phạm trong việc thực thi, song cần linh hoạt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh, nhƣng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế.