e) Giám sát
3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Hội đồng thành viên
Là bộ phận cao nhất của công ty, bao gồm tất cả những người tham gia góp vốn và từ Hội đồng thành viên sẽ chỉ định ra Ban Giám đốc và các phòng ban.
Giám đốc (gồm Giám đốc và Phó Giám đốc)
Giám Đốc: là người điều hành, phụ trách chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định tổ chức bộ máy quản lí, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng quản trị.
Phó Giám Đốc: là người chỉ đạo cụ thể cho từng đơn vị trong lĩnh vực phụ trách tiến hành công việc cho phù hợp với hệ thống chất lượng, nắm tình hình sản xuất của xí nghiệp, giải quyết ngay những khó khăn trong quá trình sản xuất.
Phòng kế toán
Phòng kế toán quản lí theo dõi, thực hiện công tác tài chính kế toán tại
đơn vị, tham mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính của công ty; theo dõi
Hội đồng thành viên Ban Giám đốc Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Xưởng Phòng kĩ thuật Phòng kế hoạch
KCS Ủi Bảo trì Kho
Cắt 1 2 3 4 5 6 7
tình hình biến động, hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn, lập các báo cáo thuế, báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lí, cơ quan thuế.
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính tổ chức quản lí nhân sự, nghiên cứu đề xuất với Giám đốc trong việc bố trí, sắp xếp đội ngũ lao động, tổ chức bộ máy lao
động phù hợp với yêu cầu của sản xuất, giải quyết các chế độ chính sách, thực hiện công tác quản trị hành chính, văn thư, y tế, thanh tra, bảo vệ.
Tổ bảo vệ: Thuộc phòng tổ chức hành chính dưới sự chỉ đạo của người phụ trách bảo vệ thường xuyên kiểm tra giám sát, canh gác mọi hoạt động ra vào thuộc lĩnh vực được phân công, phát hiện kịp thời những hành vi sai trái
để xử lý và tuân thủ các quy định mà nội quy và quy chế đã đề ra.
Phòng kĩ thuật
Phòng kĩ thuật xây dựng các định mức kinh tế kĩ thuật sử dụng nguyên phụ liệu gia công các loại sản phẩm may theo đơn đặt hàng, chịu trách nhiệm về công tác vận hành và bảo trì thiết bị, thiết kế sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng, phù hợp với khả năng của công ty, điều hành sản xuất đúng
tiến độ kế hoạch.
Phòng kế hoạch
Phòng kế hoạch phụ trách việc kinh doanh (lập kế hoạch và theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh: kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tiêu thụ…), quản lí các đơn đặt hàng gia công, thực hiện các thủ tục giao nhận, giao dịch với khách hàng từ khâu kí kết hợp đồng đến thanh lí hợp đồng.
Bộ phận quản lí phân xưởng
-Quản đốc phân xưởng có nhiệm vụ:
+ Chỉ đạo hoạt động sản xuất cho toàn phân xưởng, kiểm tra, giám sát, phân công công việc cho từng khâu, từng công đoạn may, xử lí các trường hợp vi phạm.
+ Tổng hợp số liệu về vật tư tiêu hao, số lượng máy móc thiết bị, số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động.
- Thủ kho: thực hiện thủ tục xuất nhập hàng, theo dõi hàng hóa xuất nhập tồn, theo dõi hàng tồn kho tối thiểu, sắp xếp hàng hóa trong kho, đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho.
+ Tổ chức, ghi chép, thu thập, tổng hợp số liệu về tình hình sử dụng lao
động, số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động.
+ Theo dõi, kiểm tra, căn cứ bảng chấm công để tính lương mỗi ngày cho
nhân viên phân xưởng; cung cấp các tài liệu cho quản đốc phân xưởng, cho phòng kế toán và cho các phòng ban có liên quan.
-Tổ trưởng, tổ phó các chuyền
+ Theo dõi, định kì lập báo cáo cho quản đốc phân xưởng về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất.
+ Theo dõi số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động của các nhân viên trong chuyền mình phụ trách mỗi ngày.
+ Đôn đốc các chuyền trực tiếp xuống lấy nguyên phụ liệu vải (vải, chỉ, nút…) về phân phối cho nhân viên từng công đoạn may ở các chuyền mình phụ trách.
-Tổ cắt, ép
+ Nhận các mẫu mà bộ phận kĩ thuật giao, tiến hành thực hiện công đoạn cắt trên vải một cách chính xác theo mẫu, thực hiện việc sấy, ép, ủi thẳng giúp
cho công đoạn may dễ dàng.
+ Nhân viên ra hàng phân loại đánh số thứ tự các sản phẩm vải đã cắt, ép giao cho các chuyền
-Tổủi
Các sản phẩm hoàn thành từ các chuyền may sau khi kiểm tra đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được chuyển xuống chỗ ủi, ủi thẳng sau đó đóng gói,
nhập kho thành phẩm. -Tổ kiểm soát (KCS)
Kiểm tra và ghi nhận số sản phẩm đạt hay chưa đạt chất lượng và báo cáo cho quản đốc phân xưởng để tiện việc giám sát.
-Tổ bảo trì
Thường xuyên kiểm tra vệ sinh, bảo trì các trang thiết bị, máy móc trong xí nghiệp, kịp thời phát hiện và khắc phục sửa chữa những hư hỏng của máy móc. Tổ bảo trì chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lí hệ thống điện sử dụng trong
nhà xưởng.
Thông qua sự hướng dẫn của các kĩ thuật viên cắt may, công nhân tạo ra các thành phẩm hoàn chỉnh. Mỗi công nhân may một công đoạn theo sự phân công của cấp quản lí nhằm bảo đảm tính hiệu quả và liên tục trong dây chuyền sản xuất. Đây là bộ phận sản xuất chính đóng vai trò quan trọng không thể
thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy
luôn được công ty quan tâm, hướng dẫn, đào tạo để nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp cho công ty kinh doanh hiệu quả hơn.