e) Giám sát
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Để thực hiện đề tài này, người viết sử dụng phương pháp tổng hợp, phân
tích, đối chiếu với thực tế, chứng minh để làm rõ vấn đề, để hiểu được kiểm soát nội bộ thực tế tại công ty để đưa ra nhận xét và góp ý kiến hoàn thiện hệ
thống kiểm soát nội bộ.
Ngoài ra, người viết còn sử dụng phương pháp so sánh số liệu tương đối giữa các năm để nắm sơ bộ về tình hình kinh doanh của đơn vị trong những
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU VIỆT THÀNH 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỀN
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH May xuất khẩu Việt Thành ( gọi tắt là Công ty May Việt Thành) có tên giao dịch là Việt Thành Garment Company, được thành lập vào ngày 15/7/1999 theo quyết định số 000026QĐ/TLDN-UBT ngày 15/7/1999 của UBND tỉnh Cần Thơ (nay là UBND TP. Cần Thơ) và chính thức đi vào
hoạt động vào tháng 1/2000 dưới sự giám sát của Sở Công Nghiệp.
Đây là công ty TNHH với bốn thành viên góp vốn, tổng nguồn vốn đầu
tư là gần 12 tỉ đồng (chủ yếu là dành đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm các trang thiết bị máy móc hiện đại chuyên dụng cho may công nghiệp). Mặc dù trải qua không ít khó khăn do xí nghiệp được thành lập đầu tiên và đi tiên
phong hoạt động ở khu công nghiệp Cái Sơn – Hàng Bàng mới này, nhưng
công ty may Việt Thành đã và đang cố gắng khẳng định vị trí, chỗ đứng của mình trong thị trường may mặc cả nước và tạo được nhiều uy tín hơn trong thị trường trong những năm tới.
3.1.2. Vị trí địa lí
Tổng diện tích của công ty may Việt Thành là 9330m2, diện tích dành
cho nhà xưởng là 1440m2, trụ sở chính nằm ở khu công nghiệp mới Cái Sơn – Hàng Bàng, thuộc quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ.
3.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Công ty may Việt Thành có chức năng chính là sản xuất các sản phẩm may mặc mà mặt hàng chính ở đây là các loại quần tây, quần kaki, quần âu phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Phương thức chính để sản xuất của công ty là nhận gia công toàn bộ, nhận sản xuất hàng xuất khẩu và hàng phục vụ tiêu dùng nội địa.
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty May Việt Thành
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lí của công ty May Việt Thành
3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận
Hội đồng thành viên
Là bộ phận cao nhất của công ty, bao gồm tất cả những người tham gia góp vốn và từ Hội đồng thành viên sẽ chỉ định ra Ban Giám đốc và các phòng ban.
Giám đốc (gồm Giám đốc và Phó Giám đốc)
Giám Đốc: là người điều hành, phụ trách chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định tổ chức bộ máy quản lí, đảm bảo hoạt động có hiệu quả, chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng quản trị.
Phó Giám Đốc: là người chỉ đạo cụ thể cho từng đơn vị trong lĩnh vực phụ trách tiến hành công việc cho phù hợp với hệ thống chất lượng, nắm tình hình sản xuất của xí nghiệp, giải quyết ngay những khó khăn trong quá trình sản xuất.
Phòng kế toán
Phòng kế toán quản lí theo dõi, thực hiện công tác tài chính kế toán tại
đơn vị, tham mưu cho Giám đốc về tình hình tài chính của công ty; theo dõi
Hội đồng thành viên Ban Giám đốc Phòng kế toán Phòng tổ chức hành chính Xưởng Phòng kĩ thuật Phòng kế hoạch
KCS Ủi Bảo trì Kho
Cắt 1 2 3 4 5 6 7
tình hình biến động, hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn, lập các báo cáo thuế, báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lí, cơ quan thuế.
Phòng tổ chức hành chính
Phòng tổ chức hành chính tổ chức quản lí nhân sự, nghiên cứu đề xuất với Giám đốc trong việc bố trí, sắp xếp đội ngũ lao động, tổ chức bộ máy lao
động phù hợp với yêu cầu của sản xuất, giải quyết các chế độ chính sách, thực hiện công tác quản trị hành chính, văn thư, y tế, thanh tra, bảo vệ.
Tổ bảo vệ: Thuộc phòng tổ chức hành chính dưới sự chỉ đạo của người phụ trách bảo vệ thường xuyên kiểm tra giám sát, canh gác mọi hoạt động ra vào thuộc lĩnh vực được phân công, phát hiện kịp thời những hành vi sai trái
để xử lý và tuân thủ các quy định mà nội quy và quy chế đã đề ra.
Phòng kĩ thuật
Phòng kĩ thuật xây dựng các định mức kinh tế kĩ thuật sử dụng nguyên phụ liệu gia công các loại sản phẩm may theo đơn đặt hàng, chịu trách nhiệm về công tác vận hành và bảo trì thiết bị, thiết kế sản phẩm theo đúng yêu cầu của khách hàng, phù hợp với khả năng của công ty, điều hành sản xuất đúng
tiến độ kế hoạch.
Phòng kế hoạch
Phòng kế hoạch phụ trách việc kinh doanh (lập kế hoạch và theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh: kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tư, kế hoạch tiêu thụ…), quản lí các đơn đặt hàng gia công, thực hiện các thủ tục giao nhận, giao dịch với khách hàng từ khâu kí kết hợp đồng đến thanh lí hợp đồng.
Bộ phận quản lí phân xưởng
-Quản đốc phân xưởng có nhiệm vụ:
+ Chỉ đạo hoạt động sản xuất cho toàn phân xưởng, kiểm tra, giám sát, phân công công việc cho từng khâu, từng công đoạn may, xử lí các trường hợp vi phạm.
+ Tổng hợp số liệu về vật tư tiêu hao, số lượng máy móc thiết bị, số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động.
- Thủ kho: thực hiện thủ tục xuất nhập hàng, theo dõi hàng hóa xuất nhập tồn, theo dõi hàng tồn kho tối thiểu, sắp xếp hàng hóa trong kho, đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho.
+ Tổ chức, ghi chép, thu thập, tổng hợp số liệu về tình hình sử dụng lao
động, số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động.
+ Theo dõi, kiểm tra, căn cứ bảng chấm công để tính lương mỗi ngày cho
nhân viên phân xưởng; cung cấp các tài liệu cho quản đốc phân xưởng, cho phòng kế toán và cho các phòng ban có liên quan.
-Tổ trưởng, tổ phó các chuyền
+ Theo dõi, định kì lập báo cáo cho quản đốc phân xưởng về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất.
+ Theo dõi số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động của các nhân viên trong chuyền mình phụ trách mỗi ngày.
+ Đôn đốc các chuyền trực tiếp xuống lấy nguyên phụ liệu vải (vải, chỉ, nút…) về phân phối cho nhân viên từng công đoạn may ở các chuyền mình phụ trách.
-Tổ cắt, ép
+ Nhận các mẫu mà bộ phận kĩ thuật giao, tiến hành thực hiện công đoạn cắt trên vải một cách chính xác theo mẫu, thực hiện việc sấy, ép, ủi thẳng giúp
cho công đoạn may dễ dàng.
+ Nhân viên ra hàng phân loại đánh số thứ tự các sản phẩm vải đã cắt, ép giao cho các chuyền
-Tổủi
Các sản phẩm hoàn thành từ các chuyền may sau khi kiểm tra đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được chuyển xuống chỗ ủi, ủi thẳng sau đó đóng gói,
nhập kho thành phẩm. -Tổ kiểm soát (KCS)
Kiểm tra và ghi nhận số sản phẩm đạt hay chưa đạt chất lượng và báo cáo cho quản đốc phân xưởng để tiện việc giám sát.
-Tổ bảo trì
Thường xuyên kiểm tra vệ sinh, bảo trì các trang thiết bị, máy móc trong xí nghiệp, kịp thời phát hiện và khắc phục sửa chữa những hư hỏng của máy móc. Tổ bảo trì chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lí hệ thống điện sử dụng trong
nhà xưởng.
Thông qua sự hướng dẫn của các kĩ thuật viên cắt may, công nhân tạo ra các thành phẩm hoàn chỉnh. Mỗi công nhân may một công đoạn theo sự phân công của cấp quản lí nhằm bảo đảm tính hiệu quả và liên tục trong dây chuyền sản xuất. Đây là bộ phận sản xuất chính đóng vai trò quan trọng không thể
thiếu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy
luôn được công ty quan tâm, hướng dẫn, đào tạo để nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm giúp cho công ty kinh doanh hiệu quả hơn.
3.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Trong cơ cấu bộ máy quản lí, phòng Kế toán được sự lãnh đạo, quản lí trực tiếp của Ban Giám đốc nhằm phát huy chức năng tham mưu kịp thời về
tình hình kinh tế tài chính của đơn vị. Phòng kế toán phải đáp ứng nhu cầu và chịu trách nhiệm về công việc được phân công trước ban lãnh đạo và pháp luật của nhà nước để cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và mang tính hiệu quả cao. Do tính chất yêu cầu công việc khá đơn giản, và việc phải cân đối giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được trong công tác kế toán, nên bộ máy kế toán tại công ty Việt Thành chỉ có ba thành viên nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành tốt công tác kế toán của mình, đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà quản lí. Chức năng cụ thể của các thành viên trong phòng Kế toán:
Kế toán viên chính: theo dõi, tập hợp số liệu tổng hợp của công ty, quyết toán tổng hợp số liệu và lập các báo cáo tài chính, kí duyệt các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê và các tài liệu liên quan đến việc thanh toán lương, thưởng và các chi phí khác; theo dõi tình hình nhập xuất vật tư, thành phẩm,
định kì lập báo cáo nhập xuất tồn vật tư, thành phẩm, theo dõi công nợ. Kế toán viên phụ: nhập số liệu vào Excel, phụ giúp kế toán viên chính. Thủ quỹ: quản lí tiền mặt, thu tiền và chi tiền kèm theo các chứng từ liên quan, lập các báo cáo quỹ.
3.4.2. Tổ chức hình thức kế toán và chế độ kế toán
3.4.2.1. Hình thức kế toán
Công ty may Việt Thành lựa chọn và áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ làm hình thức kế toán áp dụng cho đơn vị mình vì đây là hình thức kế toán phù hợp với loại hình kinh doanh của đơn vị.
3.4.2.2. Chế độ kế toán
- Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán được ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư
số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: VNĐ
- Niên độ kế toán: niên độ kế toán độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12.
3.4.2.3. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Nguyên tắc ghi nhận tiền và các khoản tương đương tiền:
Bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 03 tháng kể từ
ngày mua, có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành tiền và không có nhiều rủi ro
trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo
cáo.
Trong năm, các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ liên quan đến các tài khoản thuộc loại doanh thu, chi phí, tài sản cố định, hàng tồn kho được ghi sổ
kế toán bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:
Được xác định trên cơ sở giá gốc, giá gốc bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền
và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá trị thành phẩm được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá
trị thuần có thể thực hiện được (giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ chi phí
ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ
chúng).
Nguyên tắc ghi nhận các khoản phải thu
Các khoản phải thu được trình bày theo giá trị ghi sổ các khoản phải thu từ khách hàng và phải thu khác sau khi cấn trừ các khoản dự phòng được lập cho các khoản phải thu khó đòi.
Dự phòng nợ phải thu khó đòi thể hiện phần giá trị các khoản phải thu từ
khách hàng mà công ty dự kiến không có khả năng thu hồi tại ngày kết thúc
niên độ kế toán năm. Tăng hoặc giảm số dư tài khoản dự phòng được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất.
Áp dụng theo thông tư 228/2009/TT của Bộ Tài Chính trích lập dự
Nợ quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm: 30%
Nợ quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm: 50%
Nợ quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm: 70%
Nợ quá hạn từ 3 năm trở lên: 100%
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu:
Khi bán hàng hóa, doanh thu được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với sở hữu hàng hóa đó được chuyển giao cho người mua và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng hàng bán bị trả lại.
Khi cung cấp dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi không còn những yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền và chi phí
kèm theo. Trường hợp dịch vụ được thực hiện trong nhiều kỳ kế toán thì việc
xác định doanh thu trong từng kỳ được thực hiện căn cứ vào tỷ lệ hoàn thành dịch vụ tại ngày kết thúc năm tài chính.
Tiền lãi cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi Công ty có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch, doanh thu được xác định chắc chắn. Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất từng kỳ. Cổ tức và lợi nhuận được chia ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn.
Tài sản cố định
Hiện tại, công ty áp dụng thông tư 45/2013/TT-BTC từ ngày 10/6/2013
để quản lí, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định theo quy định của Bộ Tài chính
Khấu hao tài sản cố định hữu hình và khấu trừ tài sản cố định vô hình
được trích theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như sau:
Nhà cửa và vật kiến trúc 5 – 50 năm
Máy móc, thiết bị động lực 6 – 20 năm
Máy móc, thiết bị công tác 3 – 20 năm
Thiết bị, phương tiện vận tải 6 – 30 năm
Dụng cụ quản lí 3 – 10 năm
3.5. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NĂM 2010 ĐẾN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013 2010 ĐẾN SÁU THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Trong ba năm 2010, 2011, 2012 Việt Thành kinh doanh có lời. Năm
2011, lợi nhuận cao hơn năm 2010 8%. Năm 2011 lợi nhuận tăng là do năm
2011 ngành công nghiệp dệt may bắt dầu phục hồi sau khủng hoảng, đơn đặt hàng gia công từ các công ty may mặc tăng lên, dẫn đến tăng doanh thu. Doanh thu tăng 27% và từ đó chi phí cũng tăng theo 30%. Doanh thu và chi
phí tăng xấp xỉ gần nhau nhưng do doanh thu lớn hơn chi phí nên dù phần