Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 50)

4.1.3.1 Tình hình sản xuất

a. Chi phí sản xuất

Bảng 4.2: Chi phí sản xuất trung bình của các vụ

ĐVT: 1.000 đồng/ha Khoản mục TĐ 2013 ĐX 2013-2014 HT 2014 CP phân bón 5.476,37 8.862,08 5.188,18 CP thuốc BVTV 4.215,38 5.552,7 3.620,89 CP giống 1.919,75 1.826,6 1.934,45 CP thuê lao động 4.251,45 4.184,75 4.505,19 CP khác 762,04 690,33 432,19 Tổng CP 16.625 21.116,46 15.680,9 Số ngày công LĐGĐ (ngày) 40,30 33,16 38,02

39

Chi phí sản xuất trung bình của vụ Đông Xuân cao nhất là do giá phân bón và thuốc BVTV trong vụ này khá cao. Ngoài ra do thói quen và quan niệm sai lầm của người dân trong sản xuất lúa từ lâu, nghĩ rằng vụ Đông Xuân luôn cho năng suất và lợi nhuận cao nên mọi người đều đầu tư các đầu vào tốt nhất cho vụ này. Lượng phân bón và thuốc nông dược được sử dụng khá cao nhằm giúp bảo vệ hạt lúa, cho năng suất cao nên chi phí cho hai đầu vào này cũng khá cao. Tuy nhiên, do sử dụng các đầu vào với chi phí cao nên số ngày công của lao động gia đình là ít nhất so với hai vụ còn lại. Điều này giúp người sản xuất có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động khác như chăm sóc nhà ở, vườn cây trái, chăn nuôi hoặc đi làm thuê để tăng thêm thu nhập hay tham gia các hoạt động cộng đồng.

Tổng chi phí trung bình của vụ Hè Thu là thấp nhất do các đầu vào được nông dân sử dụng trong vụ này khá thấp, nhất là chi phí cho phân bón và thuốc BVTV. Số ngày công của lao động gia đình trung bình là 38 ngày để chăm sóc và thu hoạch lúa. Chứng tỏ trong vụ Hè Thu người sản xuất vẫn còn khoảng 52 ngày để tham gia các hoạt động kinh tế xã hội mà mình yêu thích hoặc sản xuất để tăng thu nhập phụ.

Trong khi đó thì số ngày công của lao động gia đình trong vụ Thu Đông là cao nhất, trung bình khoảng 40 ngày. Có thể thấy trong vụ này bà con nông dân cần nhiều thời gian để chăm sóc và thăm đồng, cũng như thu hoạch lúa.

b. Năng suất, doanh thu và lợi nhuận

Một số chỉ tiêu về năng suất, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi nhuận trung bình của nông hộ được cho trong bảng bên dưới.

Bảng 4.3: Giá trị trung bình của một số chỉ tiêu Khoản mục Đơn vị tính TĐ 2013 ĐX 2013 - 2014 HT 2014 Trung bình Năng suất Kg/ha 6.016 8.396 6.332 6.915 Giá bán Đồng/kg 5.066 5.184 5.130 5.127 Doanh thu 1.000 đồng/ha 30.500 43.594 32.522 35.539 Chi phí 1.000 đồng/ha 16.053 17.549 15.249 16.284 Lợi nhuận 1.000 đồng/ha 14.447 26.044 17.274 19.255

DT/CP 1,948 2,578 2,159 2,228

LN/CP 0,948 1,578 1,159 1,228

LN/DT 0,453 0,578 0,513 0,515

40

Huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long là địa phương có cơ cấu lúa sản xuất ba vụ lúa trên một năm. Sản xuất liên tục dễ làm đất mất đi chất dinh dưỡng, tuy nhiên nhờ có những biện pháp canh tác hợp lý, sau khi thu hoạch có thời gian phơi đất, cày bừa sâu và trục kỹ, năng suất và lợi nhuận đạt được khá cao và ổn định. Do là vụ 3 nên năng suất trung bình của vụ Thu Đông đạt 6.016 kg/ha không được cao như 2 vụ Đông Xuân (8.396 kg/ha) và Hè Thu (6.332 kg/ha). Tuy nhiên năng suất trung bình của ba vụ cũng khá cao, đạt trung bình là 6.915 kg/ha. Với chi phí trung bình 16.053.000 đồng/ha sẽ thu được một khoản doanh thu trung bình là 30.500.000 đồng/ha, tương ứng với mức lợi nhuận là 14.447.000 đồng/ha. Tỷ số LN/CP là 0,948 tương ứng 94,8%, có nghĩa là cứ 1.000 đồng chi phí bỏ ra thì sẽ thu được 948 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận này đạt được chỉ trừ đi các khoản chi phí mà chưa tính chi phí cơ hội của số ngày công của lao động gia đình, do số ngày công này rất khó để ước lượng hoặc tính toán chính xác.

Vụ Đông Xuân có nhiều điều kiện thuận lợi về thời tiết, khí hậu và nhất là lượng nắng cao nên vụ này là vụ chính trong năm, luôn mang về lợi nhuận cao nhất so với 2 vụ còn lại. Lợi nhuận trung bình là 26.044.000 đồng/ha trong khi chi phí bỏ ra là 17.549.000 đồng thì năng suất đạt được là 8.396 kg/ha với giá bán trung bình khoảng 5.184 đồng/ha. Tỷ suất LN/CP là 1,578 tương ứng 157,8%, con số này khá cao cho thấy với 1.000 đồng chi phí bỏ ra thì đến cuối vụ sinh lợi được 1.578 đồng lợi nhuận. Vụ Đông Xuân là vụ cho lợi nhuận cao nhất mặc dù vậy chi phí trong vụ này cũng khá cao do nông dân thường sử dụng giống tốt và tốn nhiều thời gian để chăm sóc cũng như thuê lao động trong các công đoạn dọn đất, làm cỏ và dặm lúa.

Vụ Hè Thu có chi phí thấp nhất là do một số nông dân sử dụng giống của vụ Đông Xuân, bên cạnh đó giá phân bón có sự gia tăng theo thời gian nên tổng chi phí cho vụ này cũng cao hơn. Chi phí trung bình là 15.249.000 đồng/ha, năng suất trung bình đạt 6.332 kg/ha và giá bán 5.130 đồng/kg tương ứng với lợi nhuận là 17.724.000 đồng/ha. Tỷ số LN/CP là 1,159 tương đương 115,9% có nghĩa là với 1.000 đồng chi phí đầu tư cho hoạt động nông nghiệp, nông dân thu được 1.159 đồng lợi nhuận.

Nông nghiệp luôn gắn liền với những rủi ro nhất là chịu tác động rất lớn từ ngoại cảnh, thế nhưng vẫn có nhiều người nông dân gắn bó với ruộng vườn suốt cuộc đời vì trồng lúa là nghề truyền thống cũng như là nguồn thu nhập chính của gia đình.

41

4.1.3.2 Tình hình tiêu thụ

Nông dân trong vùng khảo sát khá thụ động trong sản xuất và tiêu thụ lúa. Hầu hết người sản xuất phụ thuộc vào thương lái và những người làm cò ở địa phương. Cò ở đây ý nói đến người trung gian giữa nông dân và thương lái địa phương hoặc thương lái ở các tỉnh khác đến mua lúa. Thông thường, trước khi thu hoạch khoảng 14 ngày hoặc 1 tháng người trung gian này sẽ đến từng hộ trồng lúa ở trong xóm để hỏi xem hộ nào muốn bán lúa ướt ngay sau khi thu hoạch. Nếu giá của thương lái được nông dân chấp nhận thì người trung gian sẽ nhận tiền của thương lái và đem đến cho người bán, thông thường mỗi hộ khoảng 1 triệu đồng, người nhận tiền đặt cọc sẽ bán cho thương lái.

Sau khi thu hoạch lúa được bán tại ruộng mà không qua phơi sấy và chủ yếu được bán cho thương lái địa phương hoặc thương lái từ các tỉnh khác đến thu mua. Chỉ một số ít hộ sản xuất với diện tích nhỏ là chọn hình thức phơi khô rồi bán lẻ cho các hộ lân cận. Song song đó các hộ sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn có liên kết với công ty bảo vệ thực vật An Giang thì được công ty này thu mua với giá ổn định và cao hơn thị trường.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)