TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 34)

3.1.1 Lịch sử hình thành và vị trí địa lý

3.1.1.1 Lịch sử hình thành

Năm 1698, khi Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược, toàn bộ vùng đất mới phương Nam chính thức trở thành một đơn vị hành chính mang tên Gia Định phủ. Năm 1714, đời chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chu), lúc này Vĩnh Long là trung tâm của châu Định Viễn, bao gồm một phần của Bến Tre và Trà Vinh thuộc Long Hồ Dinh.

Năm 1732, vùng đất Vĩnh Long được Nguyễn Phúc Trú thành lập, với tên gọi đầu tiên là châu Định Viễn , thuộc dinh Long Hồ. Năm 1980, Nguyễn Ánh đổi tên thành dinh Vĩnh Trấn. Năm 1788, sau khi lấy lại đất Nam Bộ từ tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đem 2 đạo Long Xuyên và Kiên Giang của trấn Hà Tiên nhập vào dinh Vĩnh Trấn. Từ năm 1806 đến năm 1832, đổi thành Trấn Vĩnh Thanh. Từ năm 1832 đến năm 1950, tên gọi Vĩnh Long được hình thành. Giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1954, Vĩnh Long được đổi thành Vĩnh Trà. Từ năm 1954 đến 1975, tên gọi Vĩnh Long được tái lập lần thứ hai.

Đầu năm 1976, Vĩnh Long sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long, nhưng đến ngày 26 tháng 12 năm 1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ. Cuối cùng là từ ngày 5 tháng 5 năm 1992 tên gọi tỉnh Vĩnh Long được sử dụng đến ngày hôm nay.

3.1.1.2 Vị trí địa lý

Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở khu vực trung tâm của ĐBSCL, thuộc miền Tây Nam Bộ của Việt Nam. Dọc theo quốc lộ 1A, Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về hướng Bắc, cách thành phố Cần Thơ 33 km về hướng Nam, nằm trong tọa độ từ 9052’40’’ đến 10019’48’’ độ vĩ bắc và 105041’18’’ đến 106017’03’’ độ kinh đông. Bản đồ địa lý tỉnh Vĩnh Long được cho trong hình 3.1.

23

Nguồn: Webside tỉnh Vĩnh Long

Hình 3.1 Bản đồ địa lý tỉnh Vĩnh Long

Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long, nằm giữa hai nhánh sông lớn là sông Tiền và sông Hậu. Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp Cần Thơ, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang. Với vị trí thuận tiện nằm trên quốc lộ 1A và là cầu nối giao thông quan trọng của khu vực Tây Nam Bộ với Đông Nam Bộ và cả nước. Nằm giữa hai chiếc cầu lớn là cầu Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận, tỉnh Vĩnh Long có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội và văn hóa.

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

3.1.2.1 Địa hình

Do là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng, tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng, có cao trình khá thấp so với mực nước biển. Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn.

3.1.2.2 Khí hậu

Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400

24

– 1.450 mm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11. Lượng mưa tương đối cao và ổn định trong năm.

Nhiệt độ trung bình là 270C, biên độ nhiệt trung bình trong năm nhỏ, độ ẩm trung bình 79,8%, số giờ nắng trung bình năm lên tới 2.400 giờ.

Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, cùng với lượng mưa trung bình năm lớn đã tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

3.1.2.3 Thổ nhưỡng

Vĩnh Long có cấu trúc địa chất tương đồng với các vùng trong khu vực, chủ yếu là trầm tích biển của kỉ Đệ tứ trong đại Tân sinh. Đất phèn chiếm phần lớn diện tích, nhưng do tầng sinh phèn ở rất sâu nên tỉ lệ phèn ít, đất có chất lượng cao và màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh trong vùng.

Đặc biệt sông Tiền và sông Hậu hàng năm bồi đắp hàng vạn ha đất phù sa ngọt cho tỉnh (lượng phù sa trung bình là 374g/m3 nước sông vào mùa lũ). Đất tốt, độ phì nhiêu cao, nước ngọt quanh năm, cây trái xanh tốt bốn mùa, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng suất cao, sinh khối lớn lại thuận lợi về giao thông kể cả thuỷ và bộ.

3.1.2.4 Khoáng sản

Vĩnh Long là tỉnh nghèo về tài nguyên khoáng sản cả về số lượng và chất lượng. Tỉnh chỉ có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng khá dồi dào. Cát sông với trữ lượng khoảng 100 - 150 triệu m3, được sử dụng chủ yếu cho san lấp và đất sét với trữ lượng khoảng 200 triệu m3, là nguyên liệu sản xuất gạch và làm gốm.

3.1.3 Đơn vị hành chính

Với diện tích khoảng 1.500 km2 tỉnh Vĩnh Long gồm 8 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện. Trong đó có 5 thị trấn, 10 phường và 94 xã.

- Thành phố Vĩnh Long gồm 7 phường là phường 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9 và 4 xã là Tân Hội, Tân Hòa, Tân Ngãi, Trường An.

- Thị xã Bình Minh có 3 phường là Cái Vồn, Thành Phước, Đông Thuận và 5 xã là Thuận An, Đông Thạnh, Đông Bình, Mỹ Hoà, Đông Thành.

- Huyện Bình Tân gồm 11 xã là Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Thành Lợi, Thành Đông, Thành Trung, Tân Quới, Tân Bình, Tân Thành, Tân Hưng, Tân Lược, Tân An Thạnh.

25

- Huyện Long Hồ gồm 1 thị trấn Long Hồ và 14 xã là Long An, Phú Đức, An Bình, Bình Hòa Phước, Hòa Ninh, Đồng Phú, Tân Hạnh, Thanh Đức, Phước Hậu, Lộc Hòa, Hòa Phú, Long Phước, Phú Quới, Thạnh Quới.

- Huyện Mang Thít gồm 1 thị trấn Cái Nhum và 12 xã là Mỹ An, Long Mỹ, Hoà Tịnh, Bình Phước, Nhơn Phú, Mỹ Phước, Chánh Hội, An Phước, Chánh An, Tân Long, Tân An Hội, Tân Long Hội.

- Huyện Tam Bình gồm 1 thị trấn Tam Bình và 16 xã là Bình Ninh, Loan Mỹ, Ngãi Tứ, Song Phú, Phú Thịnh, Tân Lộc, Long Phú, Mỹ Thạnh Trung, Tường Lộc, Hòa Thạnh, Hòa Hiệp, Hòa Lộc, Mỹ Lộc, Phú Lộc, Hậu Lộc, Tân Phú.

- Huyện Vũng Liêm gồm 1 thị trấn Vũng Liêm và 19 xã là Tân Quới Trung, Quới An, Quới Thiện, Trung Chánh, Trung Hiệp, Thanh Bình, Trung Thành Tây, Tân An Luông, Hiếu Phụng, Trung Thành Đông, Trung Hiếu, Trung Thành, Trung Ngãi, Trung Nghĩa, Hiếu Thuận, Hiếu Nhơn, Trung An, Hiếu Thành, Hiếu Nghĩa.

- Huyện Trà Ôn gồm 1 thị trấn Trà Ôn và 13 xã là Hựu Thành, Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Tích Thiện, Phú Thành, Lục Sĩ Thành, Thới Hoà, Xuân Hiệp, Nhơn Bình, Hoà Bình, Trà Côn.

3.1.4 Cơ cấu dân cư và văn hóa

Vị trí và điều kiện thuận lợi của tỉnh Vĩnh Long là điểm thu hút dân cư sinh sống và làm việc. Dân số trung bình của tỉnh khoảng 1.033,6 nghìn người, trong đó số dân thành thị là 160,9 nghìn người (chiếm 15,6%), nông thôn là 872,7 nghìn người (chiếm 84,4%), mật độ dân số 687 người/km2. Dân số nam trung bình là 509,4 nghìn người (49,3%) và dân số nữ chiếm 50,7% tương đương 524,2 nghìn người. Nhóm người từ 15 tuổi trở lên là 621,8 nghìn người (60,2%), tỷ lệ gia tăng dân số là 0,44% (theo số liệu sơ bộ năm 2012 của Tổng cục Thống kê Việt Nam).

Dân tộc Kinh là dân tộc chính bên cạnh dân tộc Chăm, Hoa và Kh’mer và một bộ phận nhỏ các dân tộc khác. Tôn giáo và tín ngưỡng gồm có: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài và các tôn giáo khác cùng nhau tồn tại và phát triển. Các dân tộc chung sống hòa hợp với nhau, cùng nhau sản xuất và trao đổi các giá trị văn hóa dân tộc tạo nên sự phong phú trong đời sống văn hóa vật chất của người dân tỉnh Vĩnh Long.

Vĩnh Long là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa như: thành Long Hồ, Công Thần Miếu Vĩnh Long, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, Khu tưởng niệm cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, Khu tưởng niệm cố Thủ tướng

26

Chính phủ Võ Văn Kiệt,… Ngoài ra, các loại hình văn hóa nghệ thuật cũng phát triển khá đa dạng như: cải lương, hò giao duyên, câu lạc bộ Đờn ca tài tử, hát vè, nói thơ Lục Vân Tiên,…

3.1.5 Giao thông, y tế và giáo dục

3.1.5.1 Giao thông

Tỉnh Vĩnh Long có quốc lộ 1A đi ngang qua huyện Bình Minh, Tam Bình và Long Hồ góp phần nối liền huyết mạch giao thông của cả nước. Cùng với các quốc lộ khác như quốc lộ 53, quốc lộ 54, quốc lộ 57 và quốc lộ 80, các tuyến đường tỉnh lộ, đường liên ấp, liên xã cũng khá phát triển giúp đảm bảo lưu thông hàng hóa và di chuyển của người dân.

Giao thông đường thủy cũng khá thuận lợi, nối liền Vĩnh Long với các tỉnh khác trong khu vực ĐBSCL và cả nước, tạo cho Vĩnh Long một vị thế chiến lược trong phát triển và hợp tác kinh tế với cả nước.

3.1.5.2 Y tế

Cơ sở y tế và dịch vụ y tế cũng rất phát triển ở tỉnh Vĩnh Long. Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long chính thức đi vào hoạt động vào tháng 11 năm 2013 đã góp phần chăm sóc sức khỏe cho người dân trong tỉnh. Bên cạnh đó, các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế, phòng khám đa khoa và tư nhân trong tỉnh cũng khá phát triển và đa dạng nhiều loại hình dịch vụ y tế, phục vụ và thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Các địa phương có trạm y tế đạt chuẩn và đặc biệt là tại thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh, huyện Mang Thít và Trà Ôn. Cùng với các trạm xá và bệnh viện được phân bố rộng rãi thì đội ngũ y bác sĩ cũng đang dần được nâng cao trình độ chuyên môn và y đức trong khám và chữa bệnh.

3.1.5.3 Giáo dục

Với kết quả đạt được là trên 94% người lớn biết chữ, cao hơn trung bình của khu vực và cả nước cho thấy được sự phát triển của lĩnh vực giáo dục tỉnh Vĩnh Long. Đó là thành quả đạt được của toàn thể người dân trong tỉnh cũng như những cố gắng của chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền vận động người dân xóa mù chữ. Hệ thống trường học phân bố rộng khắp các xã và huyện, đa dạng cấp học từ mầm non, mẫu giáo đến tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Đội ngũ cán bộ giảng viên và giáo viên ngày càng được nâng cao trình độ chuyên môn và đa dạng phương pháp dạy học, giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức được truyền đạt. Sự sáng tạo trong phương pháp dạy học cũng

27

như trẻ hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy với trình độ đại học thay thế cho một bộ phận cán bộ đã về hưu đã góp phần thay đổi hệ thống giáo dục của tỉnh Vĩnh Long. Nâng số trẻ em được đến trường và không bỏ học của tỉnh, thay đổi nhận thức về giáo dục của phụ huynh học sinh.

Sự ra đời của trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như các lớp chuyên ban ở các trường trung học phổ thông trong huyện đã góp phần phát hiện và đào tạo cho xã hội những nhân tài có ích cho đất nước. Đồng thời giáo dục còn là môi trường lành mạnh, giúp học sinh trao dồi kiến thức, kỹ năng sống cũng như chia sẻ và tăng cường lòng yêu quê hương tổ quốc. Có thể nhận thấy hệ thống giáo dục của tỉnh Vĩnh Long tương đối hoàn thiện.

3.1.6 Cơ cấu nền kinh tế

Sau gần 20 năm phát triển (từ năm 1992 đến nay) tỉnh Vĩnh Long đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, nhất là trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Năm 2011, GDP của tỉnh tăng trưởng hơn 10% và cao hơn bình quân cả nước, GDP bình quân đầu người đạt gần 24 triệu đồng. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mức cao nhất từ trước đến nay với gần 390 triệu USD, tăng 50% so với kế hoạch năm. Các ngành hàng nông sản tiếp tục khẳng định là thế mạnh chủ lực của tỉnh như: nấm rơm, trứng vịt muối, thủy sản đông lạnh, trái cây, hàng thủ công mỹ nghệ. Lúa gạo tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng, sản lượng lúa vượt trên 1 triệu tấn, năng suất lúa bình quân từ 5 đến 6 tấn/ha, và đưa Vĩnh Long trở thành một trong những tỉnh xuất khẩu gạo lớn của cả nước với sản lượng xuất khẩu đạt gần 438.000 tấn.

Năm 2012, mặc dù gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh xuất hiện nhiều, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2012 vẫn đạt khá cao, ước đạt 10,2%. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh ước đạt 9.255 tỷ đồng, tăng gần 8% so với năm 2011, GDP bình quân đầu người đạt gần 32 triệu đồng trên năm. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn khá lạc quan, với mức tăng trên 15%. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện gần 400 triệu USD. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cơ cấu nội bộ ngành tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và hiệu quả. Giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản ước đạt 6.552 tỷ đồng, tăng hơn 3% so với năm 2011. Diện tích vườn cây ăn trái của tỉnh hiện có trên 47.000 ha, trong đó hơn 40.000 ha đang cho trái. Sản lượng thu hoạch cả năm đạt trên 493 ngàn tấn. Toàn tỉnh có 37 trang trại chăn nuôi, trồng cây hàng năm và lâu năm. Những trang trại này góp phần cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho tiêu dùng trong tỉnh và xuất khẩu.

28

3.2 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TAM BÌNH 3.2.1 Vị trí địa lý 3.2.1 Vị trí địa lý

Với diện tích 290,6 km2, huyện Tam Bình là một trong những huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long, một phần của huyện nằm trên quốc lộ 1A, với vị trí khá thuận lợi cho giao thông huyện có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội. Phía Bắc giáp huyện Long Hồ, phía Đông là các huyện Mang Thít và Vũng Liêm, phía Tây là huyện Bình Tân, phía Nam là huyện Trà Ôn, tất cả đều cùng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Ở phía Tây Nam là sông Hậu, một phần phía Bắc giáp thị xã Đồng Tháp.

3.2.2 Điều kiện tự nhiên

Nhìn chung huyện Tam Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của tỉnh Vĩnh Long. Địa hình tương đối bằng phẳng và đồng đều ở các vùng trong huyện. Đất đai chủ yếu là đất phù sa đất phèn và đất sét. Đất sét cũng là nguồn tài nguyên duy nhất của huyện, nhưng phân bố khá nhỏ lẻ ở các xã khác nhau. Có 2 con sông lớn chảy qua địa phận huyện là sông Cái Ngang và một phần của sông Mang Thít. Hệ thống sông ngòi và kênh rạch nhỏ khá phát triển, cùng với đê bao khép kín đã giúp người dân trong vùng có thể chủ động được lượng nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa mưa cũng như mùa khô.

3.2.4 Cơ cấu dân cư và lao động

Dân số được chia thành 3 nhóm tuổi cơ bản trong biểu đồ dưới đây.

24% 68% 8% Từ 0 - 14 Từ 15 - 59 Từ >60

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Tam Bình

Hình 3.2 Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu nhóm tuổi trong huyện Tam Bình Nhóm tuổi dưới tuổi lao động từ 0 – 14 tuổi là 36.708 người (23,6%), trong tuổi lao động từ 15 – 59 tuổi là 106.796 người (68,7%) và ngoài tuổi lao động từ 60 tuổi trở lên là 11.972 người (7,7%). Con số này cho thấy huyện

29

Tam Bình có cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, đây là cơ hội cho huyện phát triển đa dạng về kinh tế, văn hóa và xã hội.

Tính đến năm 2013, dân số của huyện là 155.476 người gồm 40.013 hộ phân bố trên 132 ấp khóm. Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn, tỷ lệ dân thành thị là 3,3%, khu vực nông thôn chiếm 96,6%, mật độ dân số là 353 người/km2. Dân số nam là 77.189 người chiếm 49,6% trong khi tỷ lệ nữ cao

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)