Vụ Thu Đông 2013

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 53)

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận vụ Thu Đông 2013 Biến số Hệ số Sai số chuẩn Giá trị t

Hằng số 3,8464 *** 0,4785 8,0388 lnX1 -0,6015 ** 0,2636 -2,2815 lnX2 0,0323 ns 0,0651 0,4966 lnX3 -0,1566 ** 0,0617 -2,5394 lnX4 -0,2936 ns 0,1849 -1,5879 lnX5 0,1059 * 0,0593 1,7867 lnX6 0,7546 *** 0,0682 11,0683 σ2 6,6478 *** 1,3671 4,8627 γ 0,9938 *** 0,0024 413,9969 Log-likelihood function -58,39 LR test of the one-sided error 92,19 Hiệu quả kinh tế TB (%) 70,19

Ghi chú: ***, **, và * chỉ mức độ ý nghĩa thống kê tương ứng là 1%, 5%, và 10%; ns: không có ý nghĩa thống kê.

42

Mô hình hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên được ước lượng bằng phương pháp cực đại có hệ số gamma có ý nghĩa ở mức 1%, chứng tỏ phương pháp MLE được sử dụng là phù hợp. Hệ số gamma cho thấy mô hình có ý nghĩa ở mức 99,4%. Dựa vào kết quả ước lượng, ta thấy giá phân đạm và kali có ý nghĩa ở mức 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giá 2 loại phân bón này tăng 1% thì lợi nhuận sẽ giảm 0,6%và 0,16%.

Giá phân lân và giá giống không có ý nghĩa thống kê, do trong vụ này nông hộ thường sử dụng giống xác nhận của gia đình tự sản xuất hoặc đổi từ các hộ lân cận nên giá giống này tương đối thấp. Tuy nhiên vẫn có một số hộ sử dụng giống nguyên chủng, nhưng giá này không ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của hộ.

Chi phí thuốc nông dược có ý nghĩa trong mô hình ở mức ý nghĩa 10%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí này tăng 1% thì lợi nhuận tăng 0,1%. Chi phí thuê lao động có ảnh hưởng đến lợi nhuận ở mức ý nghĩa 1%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi chi phí thuê lao động tăng 1% thì lợi nhuận tăng 0,75%.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)