2.3.1 Nguồn gốc
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, cùng với ngô, lúa mì, sắn (khoai mì) và khoai tây.
Đối với người Việt chúng ta, hay phần lớn dân Á châu nói chung, cây lúa (tên khoa học là Oryza sativa) và hạt gạo là một loại thực phẩm hết sức gần
gũi và đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong dinh dưỡng. Oryza sativa là một loại lúa hoang phổ biến có nguồn gốc tại khu vực xung quanh vùng Đông Nam Á. Hiện nay đây là giống lúa chính được gieo trồng làm cây lương thực trên khắp thế giới. Các cuộc khảo cổ đã cho thấy hơn 10.000 năm trước Công Nguyên, cư dân nơi đây dã trồng loại lúa nước, và nó được xem như là quê hương của loại cây lương thực này vì nơi đây có đủ mọi điều kiện để phát triển giống lúa này, và đó cũng là nơi đã xuất hiện nền văn minh lúa nước, nơi đây còn có thể xem là 1 trong những trung tâm nông nghiệp đầu tiên trên thế giới.
18
2.3.2 Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Nếu tính theo thời kỳ sinh trưởng thì cây lúa có 3 thời kỳ chính:
+ Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: tính từ lúc hạt thóc nảy mầm đến khi bắt đầu vào giai đoạn phân hoá hoa lúa (trên thực tế người ta tính từ khi gieo mạ, cấy lúa, cây lúa đẻ nhánh tới số nhánh tối đa).
+ Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: tính từ lúc bắt đầu phân hoá hoa lúa đến khi lúa trỗ bông và thụ tinh (bao gồm từ: làm đòng - phân hoá đòng, đến trỗ bông - bông lúa thoát khỏi lá đòng, nở hoa, tung phấn, thụ tinh).
+ Thời kỳ chín: sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín, kết thúc thời kỳ này là bông lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc.
2.3.3 Vai trò của các yếu tố đầu vào
2.3.3.1 Giống
Giống lúa vừa là mục tiêu quan trọng vừa là một biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và phẩm chất hạt gạo trong sản xuất và tiêu dùng. Trong sản xuất ngày nay, giống lúa có chất lượng cao có vai trò là tiền đề quyết định sự thành công trong sản xuất. Khi bắt đầu sản xuất, nông dân thường nghĩ ngay đến lựa chọn giống lúa phù hợp để gieo sạ.
Chuẩn bị hạt giống, nên sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 90 - 100 ngày, năng suất cao, chống chịu với một số sâu bệnh chính và có phẩm chất gạo tốt như: OM1490, OMCS2000, IR64, MTL250, VD95 - 20, AS996, OM3536, lúa thơm, OM7347, OM4900, OM5451.
2.3.3.2 Phân bón
Phân bón đa lượng: Đạm (N), lân (P) và kali (K).
Phân đạm (N): Đạm giữ vai trò quan trọng đối với việc hình thành bộ rễ, thúc đẩy nhanh quá trình đẻ nhánh, nảy chồi và cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thân lá. Thiếu đạm cây sinh trưởng còi cọc, trên lá già xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít phát triển, cây bị chết hoặc lá rụng tùy mức độ thiếu. Nếu thừa đạm cây thường có màu xanh sẫm, lá nhiều, cây sinh trưởng rất mạnh, lá to nhưng mềm yếu, sâu bệnh dễ tấn công, thân cây yếu dễ đổ ngã.
Phân lân (P): Phospho cấu tạo nên nhiều hợp chất quan trọng nên giúp tăng tính chịu lạnh của cây trồng. Thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ bằng việc tăng cường quá trình tổng hợp nên nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng. Phân lân thúc đẩy mô phân sinh phân chia nhanh, cho nên tạo điều kiện
19
thuận lợi cho cây ra hoa. Phospho giúp quá trình vận chuyển các hợp chất đồng hóa về cơ quan dự trữ được thuận lợi, vì vậy giúp lúa chín sớm, hạt mẩy, cây ăn quả mẫu mã đẹp, tăng chất lượng trái, thúc đẩy sự tổng hợp đường của mía… Cây bị ngộ độc lân bị chết khô và đen đầu lá, chuyển màu ở lá non và xuất hiện vết nứt gãy ở lá già. Thiếu lân cây còi cọc, lá trưởng thành có màu xanh thẫm đến lam lục hoặc tím đỏ, rễ bị kìm hãm, ảnh hưởng tới quá trình ra hoa và kết quả. Thiếu lân trầm trọng lá có vết tím, thân mảnh, chín chậm, hạt và quả phát triển kém, rễ bị hư hại. Nếu thừa lân rất khó phát hiện, nhưng sẽ làm trái cây hoặc lúa chín sớm, không kịp tích lũy năng lượng, chất lượng và năng suất không cao.
Phân kali (K): Kali giúp cây quang hợp tốt hơn, thúc đẩy hình thành lignin, xellulo làm cây cứng cáp, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh hại. Tăng tỷ lệ hạt chắc, hạn chế rụng quả, tăng độ lớn của quả, củ, tăng năng suất, độ ngọt và chất lượng nông sản. Thiếu kali cây bị úa vàng, cháy lá dọc mép lá, chóp lá chuyển màu nâu, các triệu chứng lan dần vào phía trong, từ chóp lá trở xuống. Cây phát triển chậm, còi cọc, thân yếu dễ bị đổ ngã, gây lem lép hạt làm giảm năng suất cây trồng. Nếu dư cũng khó phát hiện, tuy nhiên trái cây nếu dư kali thì trái trở nên sần sùi hoặc chai sạn.
Phân bón trung lượng: Canxi (Ca), lưu huỳnh (S), magie (Mg).
Phân bón vi lượng: Sắt (Fe), kẽm (Zn), mangan (Mn), đồng (Cu), clo (Cl), Bo (B), Molipden (Mo). Ngoài ra còn có một số loại phân bón vi sinh, phân hữu cơ và phân hỗn hợp cũng cần thiết cho quá trình trao đổi chất của cây trồng, giúp cây sinh trưởng, phát triển và đạt năng suất cao.
2.3.3.3 Thuốc BVTV
Sâu và bệnh là hai nguyên nhân chủ yếu gây thiệt hại về năng suất và chất lượng của lúa. Ngoài ra, ốc bưu vàng và chuột cũng là những tác nhân gây suy giảm năng suất và lợi nhuận. Thuốc BVTV có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cây trồng trước sự tàn phá của các loài dịch hại. Tuy nhiên, trong sản xuất ngày nay người nông dân thường lạm dụng thuốc nông dược để bảo vệ cây trồng dẫn đến ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, sử dụng nông dược không đúng phương pháp và liều lượng không những không đem lại hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động, người tiêu dùng và môi trường sống. Do đó khi sử dụng thuốc cần tuân thủ nguyên tắc 4 đúng.
+ Một là: Dùng đúng thuốc. Mỗi loại thuốc chỉ trừ được một số loại dịch hại nhất định. Yêu cầu chọn phải đúng đối tượng phòng trừ
+ Hai là: Dùng đúng lúc. Đó là lúc dịch hại dễ chết nhất (tuổi sâu nhỏ 1 – 2, sâu lột xác, trứng nở hoặc bệnh chớm phát, cỏ mới mọc…). Cây và thiên địch an toàn nhất vào thời điểm trong ngày tốt nhất; trời quang khô ráo, lặng gió, tránh lúc nắng to… Nên phun vào sáng sớm vì cây dễ hấp thụ hơn.
20
+ Ba là: Dùng đúng liều lượng, nồng độ. Mỗi loại thuốc BVTV đều có quy định sử dụng nồng độ và liều lượng trừ dịch hại đạt hiệu quả, an toàn đối với người và cây trồng. Yêu cầu người sử dụng phải cân, đong chính xác, tránh tùy tiện ước lượng gây lãng phí tiền bạc và những hậu quả đáng tiếc cho vật nuôi, cây trồng và môi trường.
+ Bốn là: Dùng đúng cách. Mỗi loại thuốc BVTV thương phẩm có kỹ thuật sử dụng riêng nhất thiết phải tuân thủ.
2.3.3.4 Lao động
Lao động là một trong những nguồn lực chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong quá trình sản xuất lúa cần sử dụng khá nhiều thời gian và công sức, mặc dù ngày nay có nhiều ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào trồng lúa, máy móc giúp giảm sức lao động của con người nhưng lao động trực tiếp vẫn đóng vai trò hết sức quan trọng và chủ yếu. Lao động gồm lao động thuê và lao động gia đình.
Ngày nay lao động thuê chủ yếu được sử dụng trong công đoạn cày xới đất, phun thuốc, dặm lúa, thu hoạch và vận chuyển. Lao động gia đình được tính bằng số ngày công, lao động gia đình là lao động xuyên suốt và chủ yếu trong suốt quá trình này. Tuy nhiên sử dụng khá nhiều lao động thuê và lao động gia đình trong sản xuất sẽ làm giảm lợi nhuận và phân phối nguồn lực nhiều làm giảm hiệu quả sản xuất.
2.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long” đã sử dụng một số nghiên cứu trước đó để tham khảo như sau:
Nguyễn Thị Thu An (2006), “Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng”. Mục tiêu của đề tài phân tích hiệu quả sản xuất khi nông dân ứng dụng các mô hình khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa và xác định những thuận lợi, khó khăn trong quá trình sản xuất trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp liên quan đến việc ứng dụng kỹ thuật mới đối với nông hộ và chính quyền địa phương. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ứng dụng KHKT vào sản xuất lúa có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất của nông hộ.
Sơn Vĩnh Hồ (2008), “Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu tỉnh Sóc Trăng”. Tác giả đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng và tình hình sản xuất mía nguyên liệu tại tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp phân tích lợi ích – chi phí nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất mía nguyên liệu của nông hộ, đồng thời sử dụng phương pháp phân tích hồi
21
qui tương quan để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của nông dân tham gia trồng mía.
Phạm Lê Thông, Huỳnh Thị Đan Xuân và Trần Thị Thu Duyên (2011), “So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu và Thu Đông ở đồng bằng sông Cửu Long”. Hiệu quả kinh tế trong nghiên cứu này được ước lượng từ hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb - Douglas, dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập từ 479 nông hộ ở ĐBSCL. Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận trung bình của các nông hộ trong vụ Hè Thu và Thu Đông lần lượt là 7,8 và 6,3 triệu đồng/ha. Với cùng lượng đầu vào và giá cả cho trước, lợi nhuận vụ Hè Thu cao hơn vụ Thu Đông khoảng 17 - 19%. Mức hiệu quả kinh tế đạt được lần lượt là 57% và 58%. Phần kém hiệu quả do chưa đạt hiệu quả tối đa gây thất thoát khoảng 4,8 triệu đồng và 3,6 triệu đồng/ha lần lượt trong hai vụ. Có sự chênh lệch lớn trong lợi nhuận và hiệu quả giữa các nông hộ do kỹ thuật không đồng bộ và kỹ năng lựa chọn đầu vào. Với kết quả cho thấy tiềm năng lớn để nông dân cải thiện lợi nhuận và hiệu quả của mình nếu cải thiện kỹ thuật sản xuất. Từ kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc tham gia tập huấn kỹ thuật của nông dân sẽ giúp cải thiện đáng kể lợi nhuận và hiệu quả đạt được.
Theo Nguyễn Hữu Đặng (2011), “Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011”. Đề tài nghiên cứu sự thay đổi hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở ĐBSCL giai đoạn 2008 – 2011 dự trên bộ số liệu được thu thập ở hai năm 2008 và 2011. Hàm sản xuất Cobb – Douglas kết hợp với hàm phi hiệu quả kỹ thuật được sử dụng để ước lượng hiệu quả, nghiên cứu trên 155 hộ trồng lúa của 4 tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh và Sóc Trăng. Chương trình Frontier 4.1 được sử dụng, kết quả thu được cho thấy hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ trong giai đoạn này là 88,96%. Cho thấy với các nguồn lực hiện có thì mức hiệu quả này có thể tăng thêm 11,04%. Các yếu tố đầu vào như đất đai, lao động, loại giống, phân lân nếu sử dụng tăng góp phần tăng sản lượng của hộ. Bên cạnh việc tập huấn, tham gia hiệp hội và tín dụng có đóng góp tích cực vào cải thiện hiệu quả kỹ thuật của hộ thì kinh nghiệm của chủ hộ làm hạn chế khả năng tăng hiệu quả kỹ thuât.
Đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long” sử dụng phương pháp bình phương lớn nhất (MLE) để phân tích số liệu. Hàm lợi nhuận biên dựa trên hàm sản xuất biên Cobb – Douglas kết hợp với hàm phi hiệu quả kinh tế được sử dụng để phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trong vùng nghiên cứu. Phần mềm Frontier 4.1 kết với với phần mềm Stata 11.0 và Excel để xử lí số liệu và tính toán mức hiệu quả mà những người sản xuất lúa trên địa bàn huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.
22
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1 TỔNG QUAN VỀ TỈNH VĨNH LONG 3.1.1 Lịch sử hình thành và vị trí địa lý 3.1.1 Lịch sử hình thành và vị trí địa lý
3.1.1.1 Lịch sử hình thành
Năm 1698, khi Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược, toàn bộ vùng đất mới phương Nam chính thức trở thành một đơn vị hành chính mang tên Gia Định phủ. Năm 1714, đời chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Chu), lúc này Vĩnh Long là trung tâm của châu Định Viễn, bao gồm một phần của Bến Tre và Trà Vinh thuộc Long Hồ Dinh.
Năm 1732, vùng đất Vĩnh Long được Nguyễn Phúc Trú thành lập, với tên gọi đầu tiên là châu Định Viễn , thuộc dinh Long Hồ. Năm 1980, Nguyễn Ánh đổi tên thành dinh Vĩnh Trấn. Năm 1788, sau khi lấy lại đất Nam Bộ từ tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đem 2 đạo Long Xuyên và Kiên Giang của trấn Hà Tiên nhập vào dinh Vĩnh Trấn. Từ năm 1806 đến năm 1832, đổi thành Trấn Vĩnh Thanh. Từ năm 1832 đến năm 1950, tên gọi Vĩnh Long được hình thành. Giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1954, Vĩnh Long được đổi thành Vĩnh Trà. Từ năm 1954 đến 1975, tên gọi Vĩnh Long được tái lập lần thứ hai.
Đầu năm 1976, Vĩnh Long sáp nhập với Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long, nhưng đến ngày 26 tháng 12 năm 1991 lại tách ra thành hai tỉnh riêng như cũ. Cuối cùng là từ ngày 5 tháng 5 năm 1992 tên gọi tỉnh Vĩnh Long được sử dụng đến ngày hôm nay.
3.1.1.2 Vị trí địa lý
Vĩnh Long là một tỉnh nằm ở khu vực trung tâm của ĐBSCL, thuộc miền Tây Nam Bộ của Việt Nam. Dọc theo quốc lộ 1A, Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh 135 km về hướng Bắc, cách thành phố Cần Thơ 33 km về hướng Nam, nằm trong tọa độ từ 9052’40’’ đến 10019’48’’ độ vĩ bắc và 105041’18’’ đến 106017’03’’ độ kinh đông. Bản đồ địa lý tỉnh Vĩnh Long được cho trong hình 3.1.
23
Nguồn: Webside tỉnh Vĩnh Long
Hình 3.1 Bản đồ địa lý tỉnh Vĩnh Long
Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long, nằm giữa hai nhánh sông lớn là sông Tiền và sông Hậu. Phía Đông giáp tỉnh Bến Tre và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía Tây giáp Cần Thơ, phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang. Với vị trí thuận tiện nằm trên quốc lộ 1A và là cầu nối giao thông quan trọng của khu vực Tây Nam Bộ với Đông Nam Bộ và cả nước. Nằm giữa hai chiếc cầu lớn là cầu Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận, tỉnh Vĩnh Long có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế xã hội và văn hóa.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên
3.1.2.1 Địa hình
Do là tỉnh thuộc khu vực đồng bằng, tỉnh Vĩnh Long có dạng địa hình khá bằng phẳng, có cao trình khá thấp so với mực nước biển. Với dạng địa hình đồng bằng ngập lụt cửa sông, tiểu địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung tâm và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và ven các sông rạch lớn.
3.1.2.2 Khí hậu
Tỉnh Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2