GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 65)

5.2.1 Về kỹ thuật

- Nông dân cần áp dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật từ giống đến quy trình sản xuất: giống nguyên chủng, giống xác nhận, IPM, 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm và nên sạ hàng để giảm chi phí giống và dễ chăm sóc, hạn chế dịch bệnh.

- Cần sản xuất tập trung theo mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, Cánh đồng lớn, cánh đồng mơ ước. Sản xuất theo hướng có liên kết và kết hợp với chính quyền địa phương hay công ty có uy tín. Điều này giúp giảm chi phí và thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ.

5.2.2 Về chính quyền địa phương

- Địa phương cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. Cũng như tạo điều kiện nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ nông nghiệp và khuyến nông.

54

- Hội nông dân nên thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo cho nông dân trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ thông tin, phát huy tốt vị trí trung gian gắn kết 4 nhà (nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học).

- Cần xem xét luân canh hay xen canh, hoặc chỉ canh tác 2 vụ/năm nhằm cải thiện độ phì nhiêu tự nhiên cho đất cũng như cho đất có thời gian nghỉ ngơi. Các mô hình canh tác cần tham khảo như: lúa – tôm, lúa – cá, 2 lúa 1 màu, lúa – bắp,…

5.2.3 Về các tác nhân khác

- Các công ty nông dược cần nghiên cứu các loại phân bón và thuốc sinh học với chi phí và giá thành thấp, nhưng hiệu quả cao, thời gian phân hủy nhanh, giảm ô nhiễm môi trường.

- Nhà nước cần có chính sách quản lý giá lúa cũng như giá vật tư nông nghiệp và thương lái chặt chẽ, tránh tình trạng thương lái ép giá hay giá thấp ở giữa vụ và cuối vụ. Hoạch định kế hoạch thu mua và dự trữ cũng như tiêu thụ và xuất khẩu.

55

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Tỉnh Vĩnh Long có điều kiện thuận lợi về địa hình và thổ nhưỡng phù hợp cho sản xuất lúa nước. Người dân đã gắn bó lâu đời với ruộng nước và cây lúa nên đất đai cũng ngày càng mất đi chất dinh dưỡng cần có biện pháp cải tạo đất và canh tác thích hợp. Bên cạnh đó thời tiết, dịch bệnh và giá thị trường biến động là các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lúa và lợi nhuận của nông dân.

Hiệu quả kinh tế trong bài được ước lượng dựa trên hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và mức hiệu quả kinh tế được ước lượng theo phương pháp bình phương lớn nhất (MLE). Kết quả cho thấy hiệu quả kinh tế trung bình của vụ Thu Đông 2013 là 70,2% và hiệu quả này tăng lên sau mỗi vụ. Cụ thể mức hiệu quả kinh tế của nông hộ đạt 71,5% trong vụ Đông Xuân 2013 – 2014 và tăng lên mức 72,6% ở vụ Hè Thu 2014. Mức hiệu quả này là tương đương so với nghiên cứu trước đó của Phạm Lê Thông (2010) nghiên cứu hiệu quả của nông hộ ở ĐBSCL là 72%. Tuy nhiên, mức hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long có sự gia tăng 0,6%, có thể thấy mức hiệu quả của những hộ trong vùng nghiên cứu cũng không cao hơn so với hiệu quả chung của khu vực ĐBSCL. Từ kết quả đạt được có thể thấy hiệu quả kinh tế của nông hộ chưa đạt mức tối đa và có thể cải thiện thêm 27,4% trong thời gian tới bằng các biện pháp kỹ thuật cải tiến và tập huấn.

Giới tính của người sản xuất chính và trực tiếp của hộ có ảnh hưởng rất lớn đối với lợi nhuận cuối cùng, do lao động nam thường có sức khỏe tốt, làm được các công việc nặng nhọc và nhiều kinh nghiệm hơn lao động nữ. Tuổi của chủ hộ không có ảnh hưởng đến hiệu quả mà nông hộ đạt được, chứng tỏ tuổi và kinh nghiệm không quyết định hiệu quả mà hiệu quả của hộ phụ thuộc vào quá trình tập huấn và tiếp thu tiến bộ KHKT. Ngoài ra một số biến kinh tế xã hội khác cũng có ý nghĩa thống kê và cần xem xét để kết hợp các đầu vào một cách hợp lý và cân đối.

Trong vụ Thu Đông, lợi nhuận của nông hộ chịu tác động bởi giá phân đạm, giá phân lân, chi phí thuê lao động và số ngày công lao động gia đình. Trong khi ở vụ Đông Xuân, giá phân kali, chi phí nông dược và chi phí thuê lao động có ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận. Tương tự vụ Thu Đông, lợi nhuận vụ Hè Thu chịu sự tác động của giá phân đạm, chi phí thuê lao động. Có thể nhận thấy giá phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận, đặc biệt là giá phân đạm tăng có thể làm giảm lợi nhuận đáng kể. Bên cạnh đó việc tăng lao động thuê và lao động gia đình trong các công đoạn chuẩn bị đất, dặm lúa… sẽ làm tăng lợi nhuận cuối cùng.

Và cùng với việc tăng hoặc giảm một số các yếu tố đầu vào như giảm lượng phân đạm, phân lân, phân kali, sử dụng giống cải tiến thay cho giống

56

lúa truyền thống,… sẽ tác động tích cực đến lợi nhuận của hộ. Đồng thời cũng nên giảm số lượng giống, giảm chi phí thuốc BVTV để đạt năng suất và lợi nhuận tối ưu trong thời gian tới. Bên cạnh đó việc tập huấn kỹ thuật cho nông dân cũng cần thiết và quan trọng để nâng cao hiệu quả cho nông hộ. Ngoài ra nông dân cần chủ động tìm kiếm thông tin và linh hoạt khi có rủi ro xảy ra để giảm thiểu ít nhất thất thoát lợi nhuận.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Đối với nông hộ

- Nông dân cần chủ động và linh hoạt trong sản xuất lúa. Chủ động theo dõi thông tin nông nghiệp như về thời tiết, giá cả các vật tư nông nghiệp để có hướng kết hợp tối ưu. Thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện sâu bệnh và có hướng phòng trị thích hợp.

- Tìm kiếm những hướng kết hợp mới trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, chủ động được đầu ra bằng các hình thức sản xuất tập trung, liên kết với công ty để tránh tình trạng thương lái ép giá lúa vào vụ. Trong tương lai nông dân nên sản xuất theo hướng liên kết tập trung theo dạng cánh đồng mẫu hay hợp tác xã để đạt được một số ưu điểm sau:

+ Sản xuất lớn và đồng loạt giúp giảm dịch bệnh, ổn định đầu ra + Mua các vật tư đầu vào với số lượng lớn nên chi phí thấp + Giảm được lượng lao động trong nông nghiệp

Để đạt được điều đó nông dân cần thường xuyên trao đổi kinh nghiệm và học hỏi những phương pháp canh tác và quản lí dịch bệnh. Nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn, các buổi hội thảo. - Sản xuất để mang lại lợi nhuận nhưng cần chú ý nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cũng như chất lượng lúa hàng hóa. Bằng cách giảm lượng phân bón và thuốc BVTV trong quá trình sản xuất. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, đa dạng và nâng cao giá trị cây lúa huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long nói riêng và cả nước nói chung.

6.2.2 Đối với chính quyền địa phương và các ban ngành có liên quan

- Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ khuyến nông địa phương và cơ sở được đi học các lớp chuyên môn để về hướng dẫn cho nông dân. Cũng như thường xuyên mở các lớp tập huấn, nâng cao trình độ cho nông dân. Đồng thời thay đổi quan niệm của nông dân về sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận các biện pháp kỹ thuật tiến bộ, những mô hình mới và những hướng kết hợp mới: lúa – cá, lúa – tôm, cánh đồng lớn, hợp tác xã.

- Theo dõi lịch thời vụ để kiểm soát nước cũng như đảm bảo nước cung cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và tránh dịch bệnh phát sinh.

- Cùng với những biện pháp trên thì sự ra đời của của bệnh xá cây trồng của tỉnh Vĩnh Long và trạm xá cây trồng ở huyện Tam Bình, cũng như trạm tư vấn kỹ thuật sản xuất lúa của công ty BVTV An Giang đã góp phần nâng cao

57

trình độ và thay đổi nhận thức cho nông dân. Kịp thời cung cấp những kiến thức cần thiết cho nông dân khi ruộng lúa gặp sâu bệnh và cách phòng trị.

- Đầu tư nâng cấp lò sấy, kho chứa lúa cho địa phương tránh tình trạng thất thoát sau thu hoạch do lúa không được phơi sấy kịp thời. Cũng như có chính sách quản lý lực lượng thương lái đi thu mua lúa của nông dân.

- Cần có các chính sách hỗ trợ mua máy cơ giới, tăng hoạt động của lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp và hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, cơ giới hóa từ sản xuất đến thu hoạch.

- Ngoài ra nhà nước cần có chính sách quản lý giá của các vật tư nông nghiệp, tránh giá cả biến động và kiềm chế lạm phát nhằm ổn định sản xuất cho người dân.

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Khắc Oánh, 2005, Giáo trình Trồng trọt cơ bản, NXB Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Thu An (2006), “Phân tích hiệu quả sản xuất của việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng”.

3. Sơn Vĩnh Hồ (2008), Phân tích hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu tỉnh Sóc Trăng.

4. Nguyễn Hữu Đặng, 2012, “Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở đồng bằng song Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2011”.

5. Phạm Lê Thông (2012), “Hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa và thuong hiệu lúa gạo của đồng bằng sông Cửu Long”. Xuất khẩu lúa gạo Việt Nam giai đoạn 1989 – 2011, NXB Đại học Cần Thơ.

6. Phạm Lê Thông, Huỳnh Thị Đan Xuân và Trần Thị Thu Duyên (2011), “So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa hè thu và thu đông ở đồng bằng sông Cửu Long”.

7. Quan Minh Nhựt (2009). Phân tích hiệu quả về kỹ thuật, phân phối nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí của nông hộ sản xuất lúa tại tỉnh Đồng Tháp.

8. Theo Vương Quốc Duy và Lê Long Hậu, 2012 với đề tài “Vai trò của tín dụng chính thức trong đời sống nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long”.

9. Nguyễn Văn Tiễn, 2013, “Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng sen trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp”.

10. Tin nông nghiệp của Arysta LifeScience, http://www.arysta.vn 11. Bách khoa toàn thư mở, vi.wikipedia.org

12. Tổng cục thống kê Việt Nam, http://www.gso.gov.vn

13. Tài liệu số từ Trung tâm học liệu trường Đại học Cần Thơ, http://digital.lrc.ctu.edu.vn.

14. Phạm Châu (30/09/2009), Các loài thiên địch có ích cho lúa, Báo Bạc Liêu, http://www.vietlinh.vn

15. Công ty TNHH Nông Trang Island, Các loài thiên địch, http://www.island.vn

16. Trần Văn Kiên, 2012, Đánh giá hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở thành phố Bạc Liêu.

17. Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2011, Giải pháp tiêu thụ và phát triển hệ thống bán lẻ các ngành hàng nông sản chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long. NXB, Đại học Cần Thơ.

59

18. Kiến thức cơ bản về phân bón. http://www.dpm.vn/san-pham-dich- vu/Kien-thuc-su-dung-phan-bon/Kien-thuc-co-ban-ve-phan-bon

19. Tiến sĩ Lê Xuân Đính, Chuyên mục Nông nghiệp trả lời,

http://www.phanbonmiennam.com.vn/?param=res&sub=&lang=vie&stt =6&id=16

20. Tác dụng của phân NPK đối với cây trồng,

http://www.thaiquan.com/vn/Tin-Tuc-Hoi-Dap/Tu-Van-Hoi-Dap/Tac- Dung-Cua-Phan-Npk-Doi-Voi-Cay-Trong/

21. Vai trò của đạm, lân, kali trong cây trồng,

http://dolomitengocchau.com/index.php/tai-lieu-ky-thuat/90-vai-tro-cua- dam-lan-kali-trong-cay-trong2

22. Nhiệt độ và đời sống cây lúa,

http://nnptntvinhphuc.gov.vn/index.php?action=details&&idmuc=BHLC SDL31

23. Phạm Anh Ngọc, Luận văn thạc sĩ kinh tế Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. <http://doc.edu.vn/tai- lieu/luan-van-phat-trien-kinh-te-ho-nong-dan-o-huyen-phu-luong-trong-tien- trinh-hoi-nhap-kinh-te-1734/

24. Võ Hùng Dũng (2012), Xuất khẩu lúa gạo Việt Nam từ 1989 – 2011, NXB Đại học Cần Thơ.

25. Th.S Nguyễn Phú Son, Th.S Huỳnh Trường Huy và Trần Thụy Ái Đông, 2005, Giáo trình Kinh tế sản xuất, Tủ sách Đại học Cần Thơ.

26. Bệnh vàng lá lúa, nguyên nhân và cách phòng trừ, tổng công ty giống cây trồng Thái Bình, http://www.thaibinhseed.com

60

PHỤ LỤC 1

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ

Mẫu số: Ngày tháng năm 2014

Xin chào ông (bà), tôi tên Trần Thị Mỹ Hường là sinh viên đại học khóa 37, chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp, Khoa Kinh Tế - QTKD của Trường Đại học Cần Thơ. Nay tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long”

để làm đề tài tốt nghiệp. Ông (bà) vui lòng dành chút thời gian giúp tôi trả lời một số câu hỏi dưới đây và hãy yên tâm rằng mọi thông tin của ông (bà) sẽ được giữ bí mật. Rất mong sự giúp đỡ của ông (bà) để tôi có thể hoàn thành tốt nghiên cứu này!

I. THÔNG TIN VỀ CHỦ HỘ

1. Họ và tên người được phỏng vấn:………. 2. Giới tính:  Nam  Nữ

3. Tuổi: ...

4. Số điện thoại: ...

5. Địa chỉ: ấp ...….., xã ..., huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. 6. Trình độ văn hóa:

 Cấp 1  Cấp 2  Cấp 3  Trung cấp trở lên 7. Nguồn thu nhập chính của gia đình ông (bà) là từ đâu?

 Sản xuất lúa  Làm vườn  Đi làm  Khác

II. THÔNG TIN VỀ SẢN XUẤT

2.1. Gia đình ông (bà) có bao nhiêu người? ... người. Số người trên 15 tuổi ... người

Số người dưới 15 tuổi ... người

Số người trong gia đình tham gia sản xuất lúa? .... người. 2.2. Đất và giống sản xuất (1 công = 1.000 m2)

2.2.1. Tổng diện tích đất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) ... công. 2.2.2. Diện tích đất trồng lúa là bao nhiêu ... công.

Đất nhà ... công Đất thuê, mướn ... công

Giá thuê đất ... triệu đồng/công/năm

2.3. Ông (bà) đánh giá đất hiện tại đang sản xuất thuộc loại đất nào?

61

 Đất sâu  Đất gò  Khác 2.4. Ông (bà) hiện đang trồng giống lúa nào?

 OM 5451  OM 7347  OM 4900

 OM 6976  Khác

2.5. Tại sao ông (bà) chọn giống lúa đó?

 Năng suất cao  Ít sâu bệnh Chi phí thấp

 Truyền thống gia đình  Phù hợp với đất  Lợi nhuận cao 2.6. Nguồn gốc giống mà ông (bà) lựa chọn?

 Mua tại cơ sở sản xuất và phân phối giống chuyên nghiệp

 Mua của các hộ khác  Tự sản xuất  Khác 2.7 Kỹ thuật sản xuất

2.7.1. Ông (bà) có bao nhiêu năm kinh nghiệm trong sản xuất lúa năm.

2.7.2. Kinh nghiệm trồng lúa của ông (bà) có từ đâu?

 Từ bản thân  Cán bộ khuyến nông

 Cty thuốc BVTV  Người thân, bạn bè

 Phương tiện thông tin đại chúng

2.7.3. Nguồn tiếp cận thông tin tiến bộ KHKT để sản xuất lúa?

 Cán bộ khuyến nông  Nhân viên công ty thuốc BVTV

 Hội nông dân  Phương tiện thông tin đại chúng

 Người quen  Khác

2.7.4. Hiện nay, ông (bà) có áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất lúa?

 IPM  Sạ hàng

 3 giảm 3 tăng  1 phải 5 giảm

 Giống mới, giống xác nhận

 Áp dụng mô hình cánh đồng mẫu lớn

2.7.5. Xin ông (bà) cho biết tại sao lại áp dụng kỹ thuật mới vào SX?

 Địa phương khuyến khích sản xuất  Lúa đang có giá

 Yêu cầu của thị trường  Khác

2.7.6. Trong gia đình có ai tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa trong 3 năm gần đây nhất không?  Có  Không

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)