TỔNG QUAN VỀ HUYỆN TAM BÌNH

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 40)

3.2.1 Vị trí địa lý

Với diện tích 290,6 km2, huyện Tam Bình là một trong những huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long, một phần của huyện nằm trên quốc lộ 1A, với vị trí khá thuận lợi cho giao thông huyện có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội. Phía Bắc giáp huyện Long Hồ, phía Đông là các huyện Mang Thít và Vũng Liêm, phía Tây là huyện Bình Tân, phía Nam là huyện Trà Ôn, tất cả đều cùng thuộc tỉnh Vĩnh Long. Ở phía Tây Nam là sông Hậu, một phần phía Bắc giáp thị xã Đồng Tháp.

3.2.2 Điều kiện tự nhiên

Nhìn chung huyện Tam Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của tỉnh Vĩnh Long. Địa hình tương đối bằng phẳng và đồng đều ở các vùng trong huyện. Đất đai chủ yếu là đất phù sa đất phèn và đất sét. Đất sét cũng là nguồn tài nguyên duy nhất của huyện, nhưng phân bố khá nhỏ lẻ ở các xã khác nhau. Có 2 con sông lớn chảy qua địa phận huyện là sông Cái Ngang và một phần của sông Mang Thít. Hệ thống sông ngòi và kênh rạch nhỏ khá phát triển, cùng với đê bao khép kín đã giúp người dân trong vùng có thể chủ động được lượng nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa mưa cũng như mùa khô.

3.2.4 Cơ cấu dân cư và lao động

Dân số được chia thành 3 nhóm tuổi cơ bản trong biểu đồ dưới đây.

24% 68% 8% Từ 0 - 14 Từ 15 - 59 Từ >60

Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Tam Bình

Hình 3.2 Biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu nhóm tuổi trong huyện Tam Bình Nhóm tuổi dưới tuổi lao động từ 0 – 14 tuổi là 36.708 người (23,6%), trong tuổi lao động từ 15 – 59 tuổi là 106.796 người (68,7%) và ngoài tuổi lao động từ 60 tuổi trở lên là 11.972 người (7,7%). Con số này cho thấy huyện

29

Tam Bình có cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, đây là cơ hội cho huyện phát triển đa dạng về kinh tế, văn hóa và xã hội.

Tính đến năm 2013, dân số của huyện là 155.476 người gồm 40.013 hộ phân bố trên 132 ấp khóm. Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực nông thôn, tỷ lệ dân thành thị là 3,3%, khu vực nông thôn chiếm 96,6%, mật độ dân số là 353 người/km2. Dân số nam là 77.189 người chiếm 49,6% trong khi tỷ lệ nữ cao hơn là 50,35% tương đương 78.287 người. Tỷ lệ sinh là 15,65%o, tỷ lệ tử thấp hơn chỉ 7,15 %o và tỷ lệ gia tăng tự nhiên là 8,5%o. Tỷ lệ tử chỉ bằng một nửa tỷ lệ sinh cho thấy lĩnh vực y tế của huyện Tam Bình đã có những bước phát triển, đồng thời sức khỏe và mức sống của người dân đã được nâng cao.

Dân tộc Kinh phân bố rộng trên toàn huyện và chiếm 96,5% tổng số dân, tương đương 149.962 người. Dân tộc Khơ me là 5.311 người tương đương 0,34%, ngoài ra còn có dân tộc Hoa và một số dân tộc khác cùng nhau sinh sống và sản xuất trên địa bàn huyện.

3.2.5 Cơ cấu nền kinh tế

Thế mạnh kinh tế của huyện Tam Bình là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa, cây ăn trái và thủy sản. Toàn huyện đã cải tạo thêm 673 ha vườn kém hiệu quả, xây dựng có hiệu quả 18 mô hình cam sành sạch bệnh với tổng diện tích 10,5 ha. Bình quân giá trị sản xuất trên một ha đất nông nghiệp đạt 59,8 triệu đồng/năm. Sự thay đổi này góp phần nâng cao tổng sản lượng lương thực và nông sản của huyện, cung cấp cho tiêu dùng địa phương và xuất khẩu. Từ đó thu nhập và mức sống của người dân cũng ngày càng được cải thiện.

Nói đến huyện Tam Bình, người ta thường nghĩ ngay đến một loại đặc sản đó là cam sành. Từ lâu Cam sành Tam Bình đã nổi tiếng khắp cả nước với hương vị ngọt ngào, sản phẩm được đăng ký độc quyền thương hiệu từ năm 2003. Năm 2007, huyện Tam Bình có 2.971,6 ha cam sành trồng tập trung ở các xã Mỹ Thạnh Trung, Tường Lộc, Mỹ Lộc Loan Mỹ và Hòa Hiệp.

Nhắc đến nông nghiệp là đang nói đến 3 lĩnh vực cơ bản là trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, ngoài ra còn có lĩnh vực mới là giá trị của dịch vụ trong nông nghiệp. Giá trị sản xuất của lĩnh vực trồng trọt luôn ở vị trí cao nhất trong cơ cấu nông nghiệp của huyện và tăng liên tục, năm 2011 đạt 1.536.128 triệu đồng và 1.871.737 triệu đồng ở năm 2012, đến năm 2013 là 1.943.825 triệu đồng, tăng 407.697 triệu đồng so với năm 2011. Con số này có ý nghĩa đại diện cho toàn huyện, cho thấy tầm quan trọng của trồng trọt trong cơ cấu nông nghiệp huyện Tam Bình. Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện được tổng hợp trong bảng sau.

30

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất nông nghiệp

ĐVT: Triệu đồng Khoản mục 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011 - 2013 Trồng trọt 1.536.128 1.871.737 1.943.825 407.697 Chăn nuôi 809.629 894.401 912.972 103.343 Dịch vụ 116.189 96.580 101.206 -14.983 Thủy sản 192.305 220.875 203.393 11.088 Tổng 2.654.251 2.996.671 3.161.396 507.145

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Tam Bình

Chăn nuôi là lĩnh vực giữ vị trí thứ hai trong cơ cấu nông nghiệp huyện Tam Bình, giá trị của ngành tăng liên tục trong giai đoạn 2011 – 2013, tuy nhiên chênh lệch không cao năm 2012 tăng 84.772 triệu đồng và tiếp tục tăng 18.571 triệu đồng ở năm 2013. Chăn nuôi là nguồn cung cấp đạm động vật cho người dân địa phương cũng như các huyện và tỉnh lân cận.

Do mới phát triển nên dịch vụ trong nông nghiệp không thu được nhiều thành tựu, giá trị dịch vụ có sự biến động qua các năm, tăng – giảm – tăng nhẹ. Năm 2011 đạt 116.189 triệu đồng tuy nhiên con số này giảm đi 19.609 triệu đồng và tiếp tục giảm 14.983 triệu đồng trong năm 2013.

Thủy sản là một nhánh nhỏ của chăn nuôi và phát triển thủy sản của địa phương đi đôi với chăn nuôi. Năm 2013, giá trị này đạt 203.393 triệu đồng cao hơn 11.088 triệu đồng so với năm 2011. Nuôi trồng thủy sản tuy mới phát triển trong thời gian gần đây nhưng cũng cho thấy kết quả khả quan và nhiều tiềm năng mở rộng đầu tư trong tương lai.

Huyện còn có tiềm năng phát triển công nghiệp nhất là chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Trong giai đoạn 2007 - 2009, huyện Tam Bình phát triển gần 2.000 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Hiện tại huyện đang phát triển các làng nghề thủ công như: đan thảm lục bình, kết cườm, sản xuất bánh tráng giấy, xe bông dây kẽm, tách vỏ hạt điều, may túi da, đan giỏ nylông. Ủy ban Nhân dân tỉnh đã công nhận 3 làng nghề đan thảm lục bình ở xã Bình Ninh, Ngãi Tứ và làng nghề sản xuất bánh tráng giấy ở xã Tường Lộc. Năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp của huyệt đạt gần 88 tỷ đồng, thương mại, dịch vụ đạt 1.342 tỷ đồng.

Dịch vụ du lịch của huyện tuy chỉ mới bước đầu hoạt động nhưng cũng khá sôi nổi và thu được nhiều kết quả khả quan. Có thể kể tên các địa điểm như: Khu di tích lịch sử Cách mạng Cái Ngang (xã Phú Lộc), một số ngôi

31

chùa truyền thống trên địa bàn xã Mỹ Thạnh Trung, du lịch tham quan các làng nghề và đặc biệt là loại hình du lịch home stays đang là những điểm đến đầy thú vị của huyện. Cùng với các địa điểm trên, du lịch sinh thái tại Làng du lịch Chín Rồng là điểm đến đầy hứa hẹn cho du khách trong và ngoài tỉnh khi đến với huyện Tam Bình. Sự phát triển của các tuyến đường liên tỉnh, liên ấp, đường giao thông nội đồng trong phong trào xây dựng nông thôn mới của các địa phương trong huyện đang tạo nhiều cơ hội cho du lịch phát triển. Trong tương lai, quảng bá hình ảnh của huyện Tam Bình thông qua du lịch và các phương tiện thông tin đại chúng sẽ là cầu nối gắn kết người dân trong tỉnh, trong nước khi đến với vùng đất Tam Bình, Vĩnh Long.

3.3 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA CỦA HUYỆN TAM BÌNH GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 ĐOẠN 2011 – 2013

3.3.1 Diện tích đất trồng lúa

Cây lúa là loại cây trồng chủ lực cung cấp lương thực cho người dân của huyện Tam Bình và xuất khẩu. Diện tích trồng lúa của huyện khá cao nhưng có sự biến động qua các năm và đang có xu hướng giảm đi. Sự biến động này được chi tiết trong bảng bên dưới.

Bảng 3.2: Diện tích đất sản xuất lúa huyện Tam Bình

ĐVT: ha Khoản mục 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011 - 2013 Đông Xuân 15.260,6 15.257,41 14.981,63 -278,97 Hè Thu 15.207,6 15.176,19 15.042,09 -165,51 Thu Đông 11.123,9 14.798,1 13.904,25 2.780,35 Tổng 41.592,1 45.231,7 43.927,97 2.335,87

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Tam Bình

Tổng diện tích trồng lúa toàn huyện năm 2011 đạt 41.592,1 ha và tiếp tục tăng 3.639,6 ha ở năm 2012 rồi giảm nhẹ trong năm 2013. Chênh lệch giai đoạn 2011 – 2013 là 2.335,87 ha.

Huyện Tam Bình có cơ cấu lúa 3 vụ/năm, tuy nhiên do thời tiết bất lợi nên một số hộ đã không sản xuất lúa ở vụ Hè Thu và Thu Đông mà chọn luân canh một loại cây ngắn ngày khác. Vụ Đông Xuân có thời tiết thuận lợi, năng suất và giá bán cao nhất trong 3 vụ nên nông dân thường tập trung các nguồn lực cho vụ này. Mặc dù vậy, trong những năm qua cũng có không ít hộ chuyển đổi sang chăn nuôi hay kinh tế vườn đã làm cho diện tích lúa ngày càng thu hẹp. Cụ thể trong giai đoạn 2011 – 2013, diện tích lúa của vụ Đông Xuân đã

32

giảm đi 278,97 ha, vụ Hè Thu giảm 165,51 ha, tuy nhiên vụ Thu Đông có sự tăng mạnh rồi giảm nhẹ, nhìn chung đã tăng 2.780,35 ha. Có thể nhận ra vụ Thu Đông có nhiều bất lợi, không được trúng mùa và nhiều sâu bệnh nhưng vẫn có nhiều hộ sản xuất là do mùa này diện tích gieo sạ thấp hơn, lượng cung lúa lương thực và hàng hóa ít hơn đã đẩy giá lúa lên cao.

3.3.2 Năng suất lúa

Huyện Tam Bình là vùng có thổ nhưỡng phù hợp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt. Người dân trong khu vực có sự gắn bó lâu đời với nghề trồng lúa và kiến thức cũng như kỹ năng trồng lúa ngày càng tăng. Bên cạnh đó mô hình Cánh đồng mẫu và các buổi tập huấn kỹ thuật đã nâng cao kiến thức cho nông dân, năng suất và lợi nhuận cũng được gia tăng, đồng thời tạo được vị thế cho cây lúa ở huyện Tam Bình. Được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương cũng như các công ty nông dược thông qua các buổi hội thảo, tập huấn đã giúp nông dân nâng cao kỹ thuật sản xuất, năng suất và chất lượng cũng được cải thiện. Từ đó lợi nhuận và thu nhập đạt được từ trồng lúa là khá cao và ổn định. Năng suất lúa trong huyện được tổng hợp trong bảng sau.

Bảng 3.3: Năng suất lúa huyện Tam Bình

ĐVT: Tấn/ha Khoản mục 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011 - 2013 Đông Xuân 6,6 6,9 6,9 0,3 Hè Thu 5,2 5,6 5,7 0,5 Thu Đông 4,1 4,6 5,2 1,1 Cả năm 5,4 5,7 5,9 0,5

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Tam Bình

Năng suất lúa của cả huyện Tam Bình liên tục tăng qua các năm, năng suất đạt 5,4 tấn/ha năm 2011 và tăng lên 0,3 tấn/ha ở năm 2012 rồi tiếp tục tăng nhẹ 0,2 tấn/ha ở năm 2013 tức là 5,9 tấn/ha. Vụ Đông Xuân do có thời tiết thuận lợi nên năng suất lúa cao nhất so với 2 vụ còn lại, năng suất trung bình của vụ này từ 6,6 đến 6,9 tấn/ha. Năm 2011, năng suất lúa đạt 6,6 tấn/ha và tiếp tục tăng 0,3 tấn/ha, rồi giữ mức 6,9 tấn/ha trong năm 2013.

Vụ Hè Thu tuy thời tiết có bất lợi và nhiều sâu bệnh nhưng năng suất vẫn khá cao. Năm 2011, năng suất lúa đạt 5,2 tấn/ha thấp hơn 1,4 tấn so với vụ Đông Xuân và cao hơn vụ Thu Đông 1,1 tấn/ha. Con số này tăng lên 0,4 tấn/ha ở năm 2012 tức đạt năng suất 5,6 tấn/ha, và tăng nhẹ 0,1 tấn/ha ở năm 2013. Giai đoạn 2011 – 2013, năng suất của vụ Hè Thu tăng 0,5 tấn/ha.

33

Vụ Thu Đông được cho là vụ sản xuất gặp nhiều bất lợi. Đây là vụ nằm trọn trong mùa mưa ở đồng bằng sông Cửu Long nên năng suất bị thu hẹp do sâu bệnh phát triển phức tạp, cộng với nhiều cơn bão và áp thấp nhiệt đới, thiếu ánh sáng cho cây quang hợp. Tuy nhiên do nông dân áp dụng tốt các biện pháp tiến bộ, năng suất của vụ này tăng mạnh qua các năm. Năng suất đạt 4,1 tấn/ha (2011) và 4,6 tấn/ha (2012) rồi đạt 5,2 tấn/ha (2013).

Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào thời tiết nên năng suất và chất lượng có sự biến động qua các mùa vụ. Bên cạnh đó, thất thoát trong quá trình thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp và vận chuyển, phơi sấy sau thu hoạch cũng là nguyên nhân làm giảm năng suất và lợi nhuận của người sản xuất lúa.

3.3.3 Sản lượng lúa trên địa bàn huyện Tam Bình

Bảng 3.4: Sản lượng lúa huyện Tam Bình

ĐVT: Tấn Khoản mục 2011 2012 2013 Chênh lệch 2011 - 2013 Đông Xuân 100.857,3 105.871,2 112.276,6 11.419,3 Hè Thu 78.866,6 85.259,9 85.183,4 6.316,8 Thu Đông 46.005,6 67.800,7 71.968,4 25.962,8 Tổng 225.729,5 258.931,8 269.428,3 43.698,8

Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Tam Bình

Mặc dù diện tích đất trồng lúa có sự thu hẹp nhưng do thành công của việc áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất nên sản lượng đạt được trên toàn huyện khá cao, tăng liên tục và tương đối ổn định qua các năm. Trong giai đoạn 2011 – 2013, sản lượng lúa đạt 225.729,5 tấn (2011) và 269.428,31 tấn (2013), tăng 43.698,81 tấn.

Vụ Đông Xuân có sản lượng lúa cao nhất trong năm và không ngừng tăng qua các năm. Sản lượng đạt 100.857,3 tấn trong năm 2011, tiếp tục tăng lên 5.013,87 tấn ở năm 2012 và 112.276,55 tấn (2013). Chênh lệch 2 năm trong giai đoạn này tăng 11.419,25 tấn.

Vụ Hè Thu là vụ có sản lượng thấp hơn vụ Đông Xuân nhưng cao hơn vụ Thu Đông. Năm 2011, huyện Tam Bình có 78.866,6 tấn và tăng lên 85.183,36 tấn ở năm 2013, giai đoạn 2011 – 2013 sản lượng đã tăng 6.316,76 tấn.

34

Trong 3 vụ sản xuất thì vụ Thu Đông được cho là có năng suất thấp nhất, điều này giải thích cho các con số sản lượng thu hoạch lúa của cả huyện. Năm 2011, sản lượng lúa đạt 46.005,6 tấn rồi tiếp tục tăng mạnh lên 67.800,70 tấn trong năm 2012, sau đó tăng nhẹ ở năm 2013 (71.968,40 tấn). Sản lượng này biến động lớn do ảnh hưởng sự biến động của năng suất.

35

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HỒI QUI CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA

4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA 4.1.1 Giới thiệu về hộ 4.1.1 Giới thiệu về hộ

Trong 100 quan sát, có 86 nam và 14 nữ. Các thông tin về hộ và diện tích đất trồng lúa được thống kê mô tả trong bảng dưới đây.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả về hộ và diện tích

Khoản mục Đơn vị Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch

Tuổi chủ hộ Tuổi 50.36 73 22 10.71

Lao động Người 1.74 4 1 0.77

Kinh nghiệm Năm 30.73 55 2 13.18

Diện tích 1.000 m2 6.82 30 1 4.85

Thuê đất 1.000 m2 0.41 23 0 2.43

Nguồn: Số liệu điều tra 2014

Chủ hộ có độ tuổi trung bình là 50,36 tuổi, người có tuổi cao nhất hiện tại là 73 tuổi và người có tuổi nhỏ nhất là 22 tuổi, với độ lệch chuẩn là 10,71. Người cao tuổi nhất không còn đủ sức khỏe để trực tiếp sản xuất trong các công việc nặng nhưng thông qua thuê mướn lao động và nhờ con trai giúp đỡ. Mặc dù vậy nhưng khoảng cách ruộng nằm ngay cạnh nhà nên bà có thể dễ dàng thăm đồng và quan sát cũng như chăm sóc mảnh ruộng của mình. Như vậy, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn tồn tại những người trên độ tuổi lao động, và độ tuổi trung bình của chủ hộ là 50,36 tuổi cho thấy chỉ

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)