Thuận lợi

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 63)

5.1.1.1 Về nông hộ

Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ khá cao nên dễ dàng tiếp thu kỹ thuật mới nhưng kinh nghiệm sản xuất lâu năm khiến đa số nông dân không áp dụng vào sản xuất, mà chủ yếu sản xuất dựa vào kinh nghiệm, đôi khi chưa đạt được hiệu quả cao.

Số hộ tham gia tập huấn và sinh hoạt hội nông dân cũng như hội phụ nữ và các hội khác ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng, giúp chia sẻ kinh nghiệm cũng như thông tin về sản xuất và thị trường.

5.1.1.2 Về sản xuất và tiêu thụ

- Mô hình sản xuất tập trung Cánh đồng lớn, tổ hợp tác giúp giảm được chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận, thống nhất việc quản lí và chia vùng sản xuất tránh thu hoạch đồng loạt tại cùng một địa phương.

- Giống mới với nhiều đặc tính nổi trội giúp thích nghi tốt với đất đai và thời tiết, chống chịu sâu bệnh tốt, năng suất cao, chất lượng tốt được nông dân tiếp nhận và sử dụng rộng rãi đã góp phần tăng sản lượng và năng suất chung của cả huyện.

- Sạ hàng và sạ thưa giúp giảm được lượng giống và chi phí giống cũng như chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh. Hình thức này đã được áp dụng rộng rãi trên toàn huyện. Tuy nhiên vào vụ Hè Thu và Thu Đông khi gieo sạ gặp phải mưa to thì lượng lúa giống được sử dụng nhiều hơn để tránh hao hụt.

- Cơ giới hóa trong nông nghiệp giúp giảm công lao động trong các khâu làm đất, thu hoạch và vận chuyển. Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp được áp dụng 100% trên toàn diện tích sản xuất giúp thu hoạch nhanh, giảm thất thoát và nâng cao chất lượng hạt lúa.

- Sau khi thu hoạch có thương lái đến tận ruộng để thu mua lúa tươi, giúp giảm được công phơi sấy.

52

- Dịch vụ nông nghiệp ngày càng phát triển đa dạng theo nhiều hướng hiện đại, linh hoạt và thuận tiện cho những hộ chỉ có một người sản xuất trên diện tích lớn.

5.1.1.3 Về chính quyền địa phương

- Nền nông nghiệp huyện Tam Bình được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương và Sở nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long thông qua chính sách vay vốn tín dụng với chi phí lãi vay thấp, điều kiện vay đơn giản, hỗ trợ chi phí giống, phân bón cho nông dân.

- Hội nông dân ở địa phương phát huy tốt vai trò, thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn và chuyển giao kinh nghiệm, giới thiệu tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chọn giống, kỹ thuật sản xuất, những phương pháp tiếp kết hợp đầu vào tối ưu dễ áp dụng.

- Các công ty nông dược trong tỉnh và trong nước có nhiều chương trình đa dạng như: giới thiệu thuốc, phân bón, hội thảo khoa học,… đến tận các ấp cho nông dân tiếp cận.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 63)