ĐẶC ĐIỂM CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 47)

4.1.1 Giới thiệu về hộ

Trong 100 quan sát, có 86 nam và 14 nữ. Các thông tin về hộ và diện tích đất trồng lúa được thống kê mô tả trong bảng dưới đây.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả về hộ và diện tích

Khoản mục Đơn vị Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất Độ lệch

Tuổi chủ hộ Tuổi 50.36 73 22 10.71

Lao động Người 1.74 4 1 0.77

Kinh nghiệm Năm 30.73 55 2 13.18

Diện tích 1.000 m2 6.82 30 1 4.85

Thuê đất 1.000 m2 0.41 23 0 2.43

Nguồn: Số liệu điều tra 2014

Chủ hộ có độ tuổi trung bình là 50,36 tuổi, người có tuổi cao nhất hiện tại là 73 tuổi và người có tuổi nhỏ nhất là 22 tuổi, với độ lệch chuẩn là 10,71. Người cao tuổi nhất không còn đủ sức khỏe để trực tiếp sản xuất trong các công việc nặng nhưng thông qua thuê mướn lao động và nhờ con trai giúp đỡ. Mặc dù vậy nhưng khoảng cách ruộng nằm ngay cạnh nhà nên bà có thể dễ dàng thăm đồng và quan sát cũng như chăm sóc mảnh ruộng của mình. Như vậy, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn tồn tại những người trên độ tuổi lao động, và độ tuổi trung bình của chủ hộ là 50,36 tuổi cho thấy chỉ những người đã lớn tuổi mới gắn bó với nông nghiệp, đa số những người trẻ tuổi đã chọn làm công nhân hoặc kinh doanh hay không còn tha thiết với nghề nông.

Lao động phân bố trong lĩnh vực nông nghiệp ở mỗi hộ nông dân chỉ từ 1 đến 4 người, cho thấy sự thay đổi khá lớn của công nghiệp hóa và vai trò của cơ giới hóa trong nông nghiệp là cần thiết vì giúp tiết kiệm được thời gian và nhân lực. Số người trực tiếp tham gia sản xuất lúa là 1,74 người, nhiều nhất là 4 người và ít nhất là 1 người. Có 42 quan sát có 1 người sản xuất chính, 2 người sản xuất là 46 quan sát, có 8 quan sát là có 3 người cùng sản xuất và 4 người sản xuất thì chỉ có 4 quan sát. Từ đó có thể nhận thấy số người tham gia hoạt động nông nghiệp trong mỗi hộ rất ít, đây là cơ hội cho dịch vụ trong

36

nông nghiệp phát triển mạnh, nhất là trong lúc cao điểm của mùa vụ như là thu hoạch và vận chuyển cũng như chuẩn bị đất và phun thuốc.

Trình độ học vấn của chủ hộ có vai trò khá quan trọng để tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiếp thu những hình thức sản xuất mới, cũng như trao đổi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ kỹ thuật. Một thuận lợi nữa của nông nghiệp huyện Tam Bình đó là 100% nông hộ đều đạt mức giáo dục tiểu học và có 62% đạt mức trung học cơ sở trở lên. Trong 100 quan sát, số người đạt mức giáo dục tiểu học là 38 người, trung học cơ sở là 35 người, trung học phổ thông là 24 và trung cấp trở lên là 3 người.

Kinh nghiệm sản xuất của nông dân huyện Tam Bình được tích lũy từ bản thân, bạn bè cùng trong khu vực và thông qua các buổi hội thảo, tập huấn. Kinh nghiệm trung bình là 30,73 năm, người có kinh nghiệm nhiều nhất là 55 năm và người có kinh nghiệm ít nhất là 2 năm. Kinh nghiệm sản xuất lâu năm là một thuận lợi nhưng cũng là thách thức đối với nông dân, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường và biến đổi khí hậu.

Diện tích đất sản xuất lúa của các hộ trong mẫu điều tra có sự chênh lệch khá lớn, với độ lệch chuẩn 4,85 thì diện tích trung bình là 6.824 m2, người sản xuất với diện tích lớn nhất là 30.000 m2 và nhỏ nhất là 1.000 m2. Hầu hết diện tích sản xuất của những nông hộ trong vùng khảo sát chưa lớn, nhóm hộ có diện tích dưới 0,5 ha chiếm 40% trong khi nhóm hộ sản xuất từ 2 ha trở lên chỉ chiếm 4%. Nhìn chung diện tích này khá nhỏ lẻ, manh mún nên rất khó khăn cho nông dân quản lí, chăm sóc và ứng dụng các biện pháp cơ giới đồng loạt. Cụ thể về phân bố diện tích được minh họa trong hình 4.1.

40% 34% 22% 4% Dưới 0.5 ha Trên 0.5 ha đến 1 ha Trên 1 ha đến 2 ha Trên 2 ha

Nguồn: Số liệu điều tra 2014

Hình 4.1. Cơ cấu diện tích đất sản xuất của nông hộ

Đối với những hộ không có đất nhà nhưng gắn bó với nghề nông thì thuê đất là một biện pháp để gia tăng sản xuất. Trong 100 quan sát, có 6 người thuê

37

đất tương đương 6%, diện tích đất thuê lớn nhất là 23.000 m2 và nhỏ nhất là 2.000 m2, với giá thuê dao động từ 1 - 2,2 triệu đồng/1.000 m2/năm tùy thuộc vào loại đất và vị trí của đất.

Tham gia hội ở địa phương là 46 quan sát, tập huấn là 58 quan sát. Con số này cho thấy nhận thức của nông dân ngày càng cải thiện nhất là những hình thức sinh hoạt tập thể ở ấp, xã. Hội nông dân và các câu lạc bộ ở địa phương là cầu nối gắn kết nông dân với nông dân trong cùng một địa phận và đồng thời là phát huy vai trò trung gian giữa nông dân với nhà khoa học thông qua các buổi tập huấn.

Nguồn vốn để sản xuất lúa 100% là vốn tự có và mua các vật tư nông nghiệp theo hình thức mua thiếu, sau khi thu hoạch thì mới trả cho các cửa hàng hoặc đại lý. Do tính chất đặc thù của nông nghiệp là lấy công làm lời và phụ thuộc nhiều vào thời tiết nên hầu hết nông dân không sử dụng nguồn vốn vay từ các ngân hàng nhà nước do sợ thua lỗ không thể trả lại vốn cho ngân hàng. Bên cạnh đó ở địa phương các đại lý vật tư nông nghiệp có nhiều hình thức khuyến khích nông dân mua hàng dạng gói đầu nên vay vốn để sản xuất là không cần thiết. Ngoài ra thủ tục vay tuy đơn giản nhưng vẫn mất khá nhiều thời gian để nông dân có thể nhận được vốn, và phải thế chấp cho ngân hàng cũng là một rào cản lớn đối với những người nông dân. Mặc dù nhà nước có nhiều chính sách vay với lãi suất ưu đãi cho lĩnh vực nông nghiệp nhưng đa số những người nông dân đều bỏ qua cơ hội này.

4.1.2 Thông tin về sản xuất

100% hộ được phỏng vấn có áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất. Cơ giới hóa trong làm đất (cày, bừa, trục và san bằng mặt ruộng) và thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp đã là công đoạn không thể thiếu của sản xuất nông nghiệp, thay thế cho hình thức gặt tay thủ công.

Đất trồng lúa của huyện Tam Bình chủ yếu là đất phù sa, bên cạnh đất phèn và một số ít đất sâu, đất gò cao. Những loại đất này có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất. Nên cần có những biện pháp canh tác cũng như cách kết hợp các nguồn lực phù hợp để đạt năng suất cao, bên cạnh đó chọn loại giống phù hợp với thổ nhưỡng và đặc tính của đất cũng góp phần quan trọng.

Giống được mua từ cơ sở sản xuất và phân phối giống chuyên nghiệp, tuy nhiên vẫn có một số ít hộ chọn cách tiết kiệm chi phí giống là mua giống của các hộ gần nhà hoặc sử dụng giống nhà. Loại giống nguyên chủng và giống xác nhận được sử dụng phổ biến và rộng rãi, mặc dù chi phí cho giống

38

cao gấp đôi giá lúa thường nhưng thay vào đó là năng suất và chất lượng lúa cao, dễ bán và giá tốt. Loại giống phổ biến là OM5451, OM7347 và OM4900. Ba loại giống trên được người sản xuất của huyện Tam Bình lựa chọn do có nhiều đặc tính nổi trội như: năng suất cao, ít sâu bệnh, phù hợp với đất, bán được giá cao. Tùy theo đặc điểm thời tiết của từng mùa trong năm và yêu cầu của thị trường mà người sản xuất lựa chọn loại giống thích hợp.

Lúa được gieo sạ chủ yếu bằng máy sạ hàng, đối với những hộ không đủ vốn mua máy thì có thể thuê máy hoặc mượn. Riêng vụ Hè Thu và Thu Đông, khi lịch xuống giống của địa phương gặp lúc trời mưa nhiều thì nông dân không thể sạ hàng được mà phải sạ lan bằng tay, nên lượng lúa giống sử dụng cho hai vụ này là khá cao, và cao nhất là vụ Thu Đông.

Nguồn thông tin tiếp cận khoa học kỹ thuật chủ yếu là từ nhân viên của các công ty thuốc bảo vệ thực vật thông qua hội thảo ở địa phương và phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, áp phích. Ngoài ra, lực lượng cán bộ khuyến nông và hội nông dân ở địa phương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin, cũng như tạo điều kiện cho bà con nông dân tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, liên kết 4 nhà.

4.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa của nông hộ

4.1.3.1 Tình hình sản xuất

a. Chi phí sản xuất

Bảng 4.2: Chi phí sản xuất trung bình của các vụ

ĐVT: 1.000 đồng/ha Khoản mục TĐ 2013 ĐX 2013-2014 HT 2014 CP phân bón 5.476,37 8.862,08 5.188,18 CP thuốc BVTV 4.215,38 5.552,7 3.620,89 CP giống 1.919,75 1.826,6 1.934,45 CP thuê lao động 4.251,45 4.184,75 4.505,19 CP khác 762,04 690,33 432,19 Tổng CP 16.625 21.116,46 15.680,9 Số ngày công LĐGĐ (ngày) 40,30 33,16 38,02

39

Chi phí sản xuất trung bình của vụ Đông Xuân cao nhất là do giá phân bón và thuốc BVTV trong vụ này khá cao. Ngoài ra do thói quen và quan niệm sai lầm của người dân trong sản xuất lúa từ lâu, nghĩ rằng vụ Đông Xuân luôn cho năng suất và lợi nhuận cao nên mọi người đều đầu tư các đầu vào tốt nhất cho vụ này. Lượng phân bón và thuốc nông dược được sử dụng khá cao nhằm giúp bảo vệ hạt lúa, cho năng suất cao nên chi phí cho hai đầu vào này cũng khá cao. Tuy nhiên, do sử dụng các đầu vào với chi phí cao nên số ngày công của lao động gia đình là ít nhất so với hai vụ còn lại. Điều này giúp người sản xuất có nhiều thời gian để tham gia các hoạt động khác như chăm sóc nhà ở, vườn cây trái, chăn nuôi hoặc đi làm thuê để tăng thêm thu nhập hay tham gia các hoạt động cộng đồng.

Tổng chi phí trung bình của vụ Hè Thu là thấp nhất do các đầu vào được nông dân sử dụng trong vụ này khá thấp, nhất là chi phí cho phân bón và thuốc BVTV. Số ngày công của lao động gia đình trung bình là 38 ngày để chăm sóc và thu hoạch lúa. Chứng tỏ trong vụ Hè Thu người sản xuất vẫn còn khoảng 52 ngày để tham gia các hoạt động kinh tế xã hội mà mình yêu thích hoặc sản xuất để tăng thu nhập phụ.

Trong khi đó thì số ngày công của lao động gia đình trong vụ Thu Đông là cao nhất, trung bình khoảng 40 ngày. Có thể thấy trong vụ này bà con nông dân cần nhiều thời gian để chăm sóc và thăm đồng, cũng như thu hoạch lúa.

b. Năng suất, doanh thu và lợi nhuận

Một số chỉ tiêu về năng suất, giá bán, doanh thu, chi phí và lợi nhuận trung bình của nông hộ được cho trong bảng bên dưới.

Bảng 4.3: Giá trị trung bình của một số chỉ tiêu Khoản mục Đơn vị tính TĐ 2013 ĐX 2013 - 2014 HT 2014 Trung bình Năng suất Kg/ha 6.016 8.396 6.332 6.915 Giá bán Đồng/kg 5.066 5.184 5.130 5.127 Doanh thu 1.000 đồng/ha 30.500 43.594 32.522 35.539 Chi phí 1.000 đồng/ha 16.053 17.549 15.249 16.284 Lợi nhuận 1.000 đồng/ha 14.447 26.044 17.274 19.255

DT/CP 1,948 2,578 2,159 2,228

LN/CP 0,948 1,578 1,159 1,228

LN/DT 0,453 0,578 0,513 0,515

40

Huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long là địa phương có cơ cấu lúa sản xuất ba vụ lúa trên một năm. Sản xuất liên tục dễ làm đất mất đi chất dinh dưỡng, tuy nhiên nhờ có những biện pháp canh tác hợp lý, sau khi thu hoạch có thời gian phơi đất, cày bừa sâu và trục kỹ, năng suất và lợi nhuận đạt được khá cao và ổn định. Do là vụ 3 nên năng suất trung bình của vụ Thu Đông đạt 6.016 kg/ha không được cao như 2 vụ Đông Xuân (8.396 kg/ha) và Hè Thu (6.332 kg/ha). Tuy nhiên năng suất trung bình của ba vụ cũng khá cao, đạt trung bình là 6.915 kg/ha. Với chi phí trung bình 16.053.000 đồng/ha sẽ thu được một khoản doanh thu trung bình là 30.500.000 đồng/ha, tương ứng với mức lợi nhuận là 14.447.000 đồng/ha. Tỷ số LN/CP là 0,948 tương ứng 94,8%, có nghĩa là cứ 1.000 đồng chi phí bỏ ra thì sẽ thu được 948 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận này đạt được chỉ trừ đi các khoản chi phí mà chưa tính chi phí cơ hội của số ngày công của lao động gia đình, do số ngày công này rất khó để ước lượng hoặc tính toán chính xác.

Vụ Đông Xuân có nhiều điều kiện thuận lợi về thời tiết, khí hậu và nhất là lượng nắng cao nên vụ này là vụ chính trong năm, luôn mang về lợi nhuận cao nhất so với 2 vụ còn lại. Lợi nhuận trung bình là 26.044.000 đồng/ha trong khi chi phí bỏ ra là 17.549.000 đồng thì năng suất đạt được là 8.396 kg/ha với giá bán trung bình khoảng 5.184 đồng/ha. Tỷ suất LN/CP là 1,578 tương ứng 157,8%, con số này khá cao cho thấy với 1.000 đồng chi phí bỏ ra thì đến cuối vụ sinh lợi được 1.578 đồng lợi nhuận. Vụ Đông Xuân là vụ cho lợi nhuận cao nhất mặc dù vậy chi phí trong vụ này cũng khá cao do nông dân thường sử dụng giống tốt và tốn nhiều thời gian để chăm sóc cũng như thuê lao động trong các công đoạn dọn đất, làm cỏ và dặm lúa.

Vụ Hè Thu có chi phí thấp nhất là do một số nông dân sử dụng giống của vụ Đông Xuân, bên cạnh đó giá phân bón có sự gia tăng theo thời gian nên tổng chi phí cho vụ này cũng cao hơn. Chi phí trung bình là 15.249.000 đồng/ha, năng suất trung bình đạt 6.332 kg/ha và giá bán 5.130 đồng/kg tương ứng với lợi nhuận là 17.724.000 đồng/ha. Tỷ số LN/CP là 1,159 tương đương 115,9% có nghĩa là với 1.000 đồng chi phí đầu tư cho hoạt động nông nghiệp, nông dân thu được 1.159 đồng lợi nhuận.

Nông nghiệp luôn gắn liền với những rủi ro nhất là chịu tác động rất lớn từ ngoại cảnh, thế nhưng vẫn có nhiều người nông dân gắn bó với ruộng vườn suốt cuộc đời vì trồng lúa là nghề truyền thống cũng như là nguồn thu nhập chính của gia đình.

41

4.1.3.2 Tình hình tiêu thụ

Nông dân trong vùng khảo sát khá thụ động trong sản xuất và tiêu thụ lúa. Hầu hết người sản xuất phụ thuộc vào thương lái và những người làm cò ở địa phương. Cò ở đây ý nói đến người trung gian giữa nông dân và thương lái địa phương hoặc thương lái ở các tỉnh khác đến mua lúa. Thông thường, trước khi thu hoạch khoảng 14 ngày hoặc 1 tháng người trung gian này sẽ đến từng hộ trồng lúa ở trong xóm để hỏi xem hộ nào muốn bán lúa ướt ngay sau khi thu hoạch. Nếu giá của thương lái được nông dân chấp nhận thì người trung gian sẽ nhận tiền của thương lái và đem đến cho người bán, thông thường mỗi hộ khoảng 1 triệu đồng, người nhận tiền đặt cọc sẽ bán cho thương lái.

Sau khi thu hoạch lúa được bán tại ruộng mà không qua phơi sấy và chủ yếu được bán cho thương lái địa phương hoặc thương lái từ các tỉnh khác đến thu mua. Chỉ một số ít hộ sản xuất với diện tích nhỏ là chọn hình thức phơi khô rồi bán lẻ cho các hộ lân cận. Song song đó các hộ sản xuất theo mô hình cánh đồng lớn có liên kết với công ty bảo vệ thực vật An Giang thì được công ty này thu mua với giá ổn định và cao hơn thị trường.

4.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA NÔNG HỘ

4.2.1 Vụ Thu Đông 2013

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa trên địa bàn huyện tam bình, tỉnh vĩnh long (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)