Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xác định các yếu tố ảnh hướng đến tỷ lệ thanh khoản ở các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 66)

Trước hết, ngân hàng nhà nước nên có quy định cụ thể và chi tiết về cách công bố thông tin, cách trình bày báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại một cách thống nhất. Việc trình bày trong báo cáo cần rõ ràng cụ thể về cách tính toán và có thuyết minh cho tất cả các ngân hàng chứ không riêng với những ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Điều này không chỉ giúp ngân hàng nhà nước thuận tiện trong công tác thanh tra giám sát, mà còn giúp nhà đầu tư, cổ đông và khách hàng có cách đánh giá chính xác hơn về ngân hàng.

Tiếp theo, ngân hàng nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để xử lý thanh khoản. Hiện nay hai công cụ chủ yếu mà ngân hàng nhà nước sử dụng để điều tiết thanh khoản là mua bán giấy tờ có giá và điều chỉnh lãi suất. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp lâu dài. NHNN là nơi cung cấp thanh khoản cơ bản nhất trong nền kinh tế và sự cung cấp thanh khoản phù hợp rất quan trọng đối với ổn định tài chính.NHNN cần nắm sát diễn biến của tổng thể hệ thống tài chính do nhu cầu vốn của các thành

60

viên trên thị trường có thể biến động bất thường khi gặp các cú sốc và mất cân bằng tài chính. Sự thiếu hụt thanh khoản có thể nhanh chóng lan rộng và ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tài chính, trong đó có hệ thống các TCTD và các định chế tài chính.

Thêm vào đó, thị trường mở cần được hoàn thiện và sử dụng như một công cụ chủ đạo trong việc điều tiết tiền tệ của NHNN theo hướng tăng số lượng các phiên giao dịch, mở rộng các loại giấy tờ có giá được thực hiện giao dịch, đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch và khối lượng giao dịch. Hiện tại chỉ các loại giấy tờ có giá do Chính phủ, Kho bạc Nhà nước phát hành mới được thực hiện OMO, trong khi số lượng chứng khoán, giấy tờ có giá mà các TCTD nắm giữ rất đa dạng. Với những giấy tờ có giá này, NHNN có thể để tỷ lệ chiết khấu (haircut) cao hơn khi tham gia đấu thầu

Cuối cùng, theo kết quả nghiên cứu, yếu tố tác động mạnh mẽ đến thanh khoản chính là nợ xấu. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có những quy định buộc các ngân hàng thương mại chú trọng quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài buộc các ngân hàng thương mại tuân thủ. Ngân hàng Nhà nước cần tiến hành đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại; Tiến hành đánh giá và phân loại các ngân hàng thương mại; Xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém và các ngân hàng thương mại khác; Triển khai sáp nhập, hợp nhất và mua lại; Tăng vốn điều lệ và xử lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại; Cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản lý của các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xác định các yếu tố ảnh hướng đến tỷ lệ thanh khoản ở các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 66)