2.4.1.1 Mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ thanh khoản.
Tỷ lệ thanh khoản có liên quan đến quy mô của ngân hàng. (Shen et al. 2009; Giannotti et al. 2010; Ahmed et al. 2011; Bonfim & Kim, 2011; Angora & Roulet, 2011; Vodovà, 2011; Nguyen ctg 2012; Horvàth et al.., 2012). Tuy nhiên tác động của quy mô ngân hàng đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng thì lại khác nhau ở nhiều nghiên cứu.
Xu hướng thứ nhất cho rằng những ngân hàng nhỏ sẽ khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn từ thị trường, ngược lại những ngân hàng lớn thì khả năng huy động vốn sẽ dễ dàng hơn dựa vào mạng lưới chi nhánh rộng khắp. Mặt khác, những ngân hàng nhỏ dễ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản do một yếu tố bất lợi từ thị trường như những tin đồn hay biến động lãi suất tiền gửi. Từ đó, những ngân hàng nhỏ thường duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao (Kashyap & Stein, 1997; Kashyap & ct, 2002; Rochet & Vives, 2004; Aspachs et al., 2005). Giannotti, Gibilaro, và Mattarocci (2010), trong một nghiên cứu 675 ngân hàng tại Ý cũng cho thấy rằng các ngân hàng lớn duy trì một tỷ lệ thanh khoản thấp. Các tác giả cho rằng chiến lược này được duy trì dựa trên học thuyết cho rằng: các ngân hàng có quy mô lớn thì uy tín sẽ cao hơn, và như vậy ít bị rủi ro thanh khoản (Giannotti et al., 2010). Nguyen, Skully, & Perera. (2012) trong một nghiên cứu trên 47.684 mẫu của ngân hàng tại 113 quốc gia khác nhau, cho thấy rằng: các ngân hàng lớn thông qua tỷ lệ vốn hóa và chi phí hoạt động thấp sẽ ít chịu rủi ro thanh khoản hơn. Hay như nghiên cứu Vadova (2011) cũng chỉ ra rằng các ngân
27
hàng lớn duy trì một tỷ lệ thanh khoản thấp hơn, điều này phù hợp với lý thuyết “too big to fail”, điều mà các ngân hàng lớn có vẻ như ít có động cơ để duy trì nhiều tài sản thanh khoản, do họ luôn được chính phủ và ngân hàng trung ương can thiệp khi thiếu hụt thanh khoản.
Xu hướng thứ hai lại cho rằng, những ngân hàng có quy mô lớn thường duy trì tỷ lệ thanh khoản cao. Điều này đến từ việc đối với những ngân hàng lớn, lượng tiền gửi luôn dồi dào, họ nắm trong tay nhiều trái phiếu chính phủ và các loại giấy tờ có giá thanh khoản cao khác. Thêm vào đó, những ngân hàng này luôn duy trì một lượng dự trữ thanh khoản lớn tại ngân hàng trung ương và dễ dàng tiếp cận sự hỗ trợ từ ngân hàng trung ương trong vai trò người cho vay cuối cùng. ( Berger & Bouwman, 2009; Rauch et al., 2009; Malik & Rafique, 2013; Almumani, 2013).
Camila Henao et al. (2012) đã nghiên cứu những yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại khu vực Trung Mỹ, Panama và cộng hòa Dominican. Trong nghiên cứu của mình, các tác giả đã thu thập dữ liệu tại hơn 100 ngân hàng thương mại, trong giai đoạn 2006 – 2010. Nghiên cứu đã tìm thấy tác động rất mạnh và ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng. Theo đó, các tác giả cho rằng các ngân hàng nhỏ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận vốn thị trường, Do vậy những ngân hàng này cần giữ một tỷ lệ thanh khoản cao hơn để đảm bảo an toàn cho hoạt động của mình.
Nghiên cứu của Isabelle Distinguin et al. (2011) tại 870 ngân hàng (645 tại Mỹ và 225 tại Châu Âu) trong khoảng thời gian từ 2000 đến năm 2008 cũng chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữ quy mô ngân hàng và tỷ lệ thanh khoản. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các ngân hàng nhỏ nắm giữ một lượng lớn các chứng khoán thanh khoản hơn so với các ngân hàng lớn. Kết quả nghiên cứu của Kashyap, Rajan & Stein (2002) tại Mỹ cũng cho thấy các ngân hàng nhỏ hơn thì cần lượng dự trữ thanh khoản cao hơn do khó tiếp cận vốn trên thị trường. Trong một nghiên cứu khác của Dinger (2009) tại khu vực Đông Âu cũng cho ra kết quả tương tự.
Tại Việt Nam, những ngân hàng lớn luôn có lợi thế trong huy động vốn, bởi niềm tin của dân chúng đến một phần từ quy mô của ngân hàng. Tuy nhiên, nhóm những ngân
28
hàng lớn lại thường mạo hiểm trong việc sử dụng vốn, họ chấp nhận cho vay những món vay có rủi ro cao, dẫn đến nguy cơ nợ xấu và khả năng thu hồi vốn giảm, điển hình như Agribank. Mặc dù là một trong 4 ngân hàng có tổng vốn và tài sản lớn nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam, nhưng Agribank lại cũng là ngân hàng có mức nợ xấu đứng đầu toàn ngành, dẫn đến các nguy cơ mất khả năng thanh toán. Điều này cũng đúng với thực tế diễn tra trên thế giới. Khái niệm “too big to fail” Điều này dẫn đến tác giả kỳ vọng, quy mô ngân hàng sẽ tác động tiêu cực đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng.
Từ lý thuyết và tình hình thực tiễn như trên, giả thuyết đặt ra là:
H1 : Quy mô ngân hàng tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng.
2.4.1.2 Mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn và tỷ lệ thanh khoản
Kết quả nghiên cứu của Bunda & Desquilbet (2008) tại 36 quốc gia có nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam) giai đoạn từ 1995 đến 2000, với dữ liệu thu thập từ 1107 ngân hàng thương mại đã cho thấy tỷ lệ vốn được đo bằng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ quan trọng và có tác động tích cực lên tỷ lệ thanh khoản. Nghiên cứu chỉ ra rằng, với tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao, các ngân hàng luôn có sẵn trong tay lượng dự trữ thanh khoản cao, nhờ đó tỷ lệ thanh khoản luôn được duy trì ổn định. Tuy nhiên, một kết quả khác lại thể hiện trong nghiên cứu của Horvàth et al. (2012) tại cộng hòa Séc. Tác giả nhấn mạnh rằng, đối với các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhỏ, dưới sức ép của Basel III lại thường duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao để đảm bảo an toàn trong thanh toán. Điều này trùng khớp với kết quả nghiên cứu của Teixeira khi tác giả thực hiện khảo sát tại 5715 ngân hàng thuộc liên minh châu Âu và Thụy Sĩ trong thời gian từ 2007 đến 2011.
Tỷ lệ vốn của các ngân hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ an toàn trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, nghịch lý ở Việt Nam đó là những ngân hàng có tỷ lệ vốn cao lại đồng thời là những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao. Các ngân hàng đang đối phó với việc xử lý nợ xấu bằng cách tăng vốn tự có thông qua phát hành giấy tờ có giá. Vì
29
vậy, cho dù tỷ lệ vốn tăng lên, nhưng thực chất tính thanh khoản của ngân hàng lại không hề tăng. Báo cáo của công ty chứng khoán Bản Việt cũng cho biết, những ngân hàng có tỷ lệ vốn cao hầu hết là những ngân hàng nhỏ (phù hợp với dữ liệu tính toán của tác giả trong nghiên cứu), thậm chí trong số đó còn có ngân hàng yếu kém như Đại Á (hiện đã sáp nhập vào HD Bank)
Từ lý thuyết và tình hình thực tiễn như trên, tác giả đưa ra giả thuyết:
H2 : Tỷ lệ vốn có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng.
2.4.1.2 Mối quan hệ giữa lợi nhuận đến tỷ lệ thanh khoản.
Lợi nhuận và thanh khoản luôn là vấn đề được các ngân hàng quan tâm. Thông thường về nguyên lý, khi lợi nhuận tăng thì đồng nghĩa các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tăng, trong đó có rủi ro thanh khoản. Cụ thể, trong các nghiên cứu của Valla & Saes- Escorbiac, 2006; Almumani, 2013; Monika, 2013 đã chỉ ra rằng lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thanh khoản. Những ngân hàng sở hữu lợi nhuận và mức tăng trưởng lợi nhuận lớn sẽ có được một tỷ lệ thanh khoản thấp, nguyên nhân là do khi sở hữu mức tăng trưởng lợi nhuận lớn, thông thường các ngân hàng sẽ phải chấp nhận những khoản đầu tư mạo hiểm, hoặc những món vay có độ rủi ro cao, dẫn đến tài sản thanh khoản giảm. Ảnh hưởng tiêu cực của lợi nhuận ngân hàng đo bằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu phù hợp với lý thuyết tài chính tiêu chuẩn trong đó nhấn mạnh các tương quan tiêu cực của thanh khoản và lợi nhuận. Tuy nhiên, điều ngược lại cũng được tìm thấy ở một số nghiên cứu. Trong nghiên cứu của Hackethal et al. (2010) về các yếu tố tác động đến khả năng tạo thanh khoản cho 457 ngân hàng tại Đức, giai đoạn từ 1997 – 2006, tác giả đã cho rằng việc tăng lên về lợi nhuận sẽ làm vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng lên (tăng lợi nhuận giữ lại), giúp ngân hàng thuận tiện hơn trong việc phân bổ tỷ lệ nguồn vốn trong kinh doanh, linh hoạt trong việc chuyển đổi các kỳ hạn thanh toán. Do đó, sự gia tăng lợi nhuận sẽ tạo ra sự tăng lên của thanh khoản.
30
Một nghiên cứu khác của Vovada (2013) tại các ngân hàng thương mại ở Hungary trong giai đoạn 2001 - 2010, tác giả đã đặt giả thiết: ROE có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thanh khoản, tuy nhiên kết quả cho thấy tác động tích cực của lợi nhuận và thanh khoản. Điều này một lần nữa lại đi ngược với lý thuyết kinh tế chuẩn. Điều này có thể giải thích do tác động của khủng hoảng kinh tế: do khủng hoảng, lợi nhuận của các ngân hàng đã giảm đáng kể (mà chủ yếu do sụt giảm trong hoạt động cho vay), thanh khoản cũng vì đó mà giảm theo.
Giai đoạn nghiên cứu trong bài của tác giả là giai đoạn hậu khủng hoảng (2008 -2012). Trong giai đoạn này, tình hình thanh khoản của ngân hàng Việt Nam có nhiều biến động trái chiều. Nếu như năm 2008, các ngân hàng đối mặt với tình trạng khan hiếm tiền đồng, tỷ lệ thanh khoản sụt giảm thì đến năm 2012, các ngân hàng lại dư thừa thanh khoản. Nợ xấu của ngân hàng đang tăng đáng kể và quá trính tái cấu trúc đang diễn ra mạnh mẽ là nguyên nhân khiến cho uy tín của các ngân hàng đang sụt giảm. Chính vì sự bấp bênh trong thanh khoản và những rủi ro hoạt động thời gian qua khiến cho các ngân hàng, dù cho đang trên đà phục hồi tăng trưởng lợi nhuận, nhưng vẫn chủ động duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao.
Trong nghiên cứu này, tác giả đặt giả thuyết:
H3: Lợi nhuận( ROE) có tác động cùng chiều đến tỷ lệ thanh khoản.
2.4.1.3 Mối quan hệ giữa Rủi ro tín dụng và tỷ lệ thanh khoản
Yếu tố rủi ro tín dụng được đề cập ở rất nhiều các nghiên cứu về tính thanh khoản của ngân hàng. Trong nghiên cứu của mình tại 26 ngân hàng thương mại ở Pakistan, giai đoạn 2007-2011, Malik et al. đã đưa ra kết luận: rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng. Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng lần lượt các phần mềm SPSS, Grelt và Eview để kiểm định mô hình, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu ngân hàng thương mại gánh chịu rủi ro tín dụng cao, thì khả năng thanh khoản của ngân hàng bị giảm sút nghiêm trọng. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao là những ngân hàng bị sụt giảm uy tín trong lòng công chúng. Hơn thế nữa, một khi tỷ lệ nợ xấu cao bị công bố, những ngân hàng này sẽ phải tìm mọi cách để
31
giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng trích lập dự phòng rủi ro. Điều này khiến cho tỷ lệ thanh khoản sụt giảm. Hơn thế nữa, một khi hứng chịu rủi ro tín dụng cao, đồng nghĩa với việc khả năng thu hồi vốn để thanh toán các khoản tiền gửi khi đến hạn cũng bị ảnh hưởng, các ngân hàng có thể phải bán bớt các chứng khoán thanh khoản để có tiền chi trả cho người gửi tiền.
Trong một nghiên cứu khác của Subedi & Neupane (2013) tại 6 ngân hàng thương mại ở Nepan trong giai đoạn từ 2002 đến 2012, cũng sử dụng công thức: Tài sản thanh khoản trên tổng tài sản, tác giả đã xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng gồm có: tỷ lệ vốn, rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng và tăng trưởng GDP, trong đó rủi ro tín dụng là yếu tố có tác động tiêu cực đến thanh khoản tại ngân hàng. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, việc không thu hồi được những món nợ khó đòi là nguyên nhân sụt giảm khả năng thanh toán của ngân hàng, khiến tỷ lệ thanh khoản giảm sút.
Một trong những nguyên nhân gây ra việc mất thanh toán tại ngân hàng phát triển nhà Hà Nội Habubank chính là do nợ xấu. Sau hơn 20 năm tồn tại, ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên ở Hà Nội phải tiến hành sáp nhập vào SHB, sau khi những món nợ được tập trung vào một số khách hàng ở các lĩnh vực đóng tàu, sản xuất giấy thủy sản…Do không thu hồi được nợ, ngân hàng thường xuyên phải đối mặt với tình trạng lấy món huy động sau trả cho món huy động trước, cuối cùng khi những món nợ trên không thể thu hồi, Habubank đã phải tiến hành sáp nhập để bảo đảm quyền lợi cho cổ đông và người gửi tiền.
Từ cơ sở lý thuyết và thực tế tại Việt Nam, giả thuyết được tác giả đặt ra là:
H4: Rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng
2.4.1.5 Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và tỷ lệ thanh khoản.
Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng (Chen et al., 2010; Pana et al., 2010). Trong nghiên cứu của Distinguin et al. (2012), khi xem xét khả năng tạo thanh khoản của các ngân hàng, các tác giả đã đặt giả thiết các ngân hàng sẽ thiếu thanh khoản khi nền kinh tế phát triển bùng nổ. Tuy nhiên, kết quả
32
nghiên cứu lại cho ra kết quả ngược lại: tăng trưởng GDP có tác động tích cực đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng. Giải thích điều này, tác giả cho rằng trong những giai đoạn GDP tăng trưởng ổn định, lượng tiền gửi tại các ngân hàng dồi dài, mặt khác, việc đầu tư hiệu quả cũng khiến những khoản vay của ngân hàng ít rủi ro hơn, do đó tính thanh khoản của ngân hàng gia tăng. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái, các ngân hàng thường có xu hướng tăng cường dự trữ thanh khoản để đối mặt với những biến động bất thường của nền kinh tế, ngược lại khi kinh tế phục hồi, tỷ lệ thanh khoản sẽ giảm xuống do chuyển dần sang các danh mục đầu tư rủi ro hơn. Các kết quả tương tự cũng được chứng minh trong các nghiên cứu của Aspachs et al., 2005; Subedi & Neupane, 2013.
Không phải không có những kết quả ngược lại khi đánh giá tác động của tỷ lệ tăng trưởng GDP lên thanh khoản. Trong bài nghiên cứu của mình về tính thanh khoản và chế độ tỷ giá, Bunda et al. (2003) sau khi thực hiện các tính toán dựa trên số liệu trên Bankscore đã cho kết quả ngược lại. Khi tỷ lệ tăng trưởng GDP tăng, các ngân hàng thường kỳ vọng khách hàng sẽ có khả năng trả nợ tốt hơn trong tương lai, do đó họ sẽ chủ động giảm tài sản thanh khoản, dẫn đến tỷ lệ thanh khoản giảm.
Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu, thời gian khảo sát là sau khủng hoảng kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP tuy có dấu hiệu phục hồi, nhưng tại Việt Nam, hậu quả của khủng hoảng kinh tế vẫn còn ảnh hưởng khá nặng nề đến nền kinh tế. Bằng chứng cho thấy dù kinh tế có dấu hiệu phục hồi, nhưng số lượng doanh nghiệp phá sản hoặc rơi vào tình trạng tạm thời đóng cửa ngưng hoạt động vẫn tăng. Những món nợ khó đòi của ngân hàng cũng không có dấu hiệu khả quan, dù rằng cả ngân hàng lẫn bản thân cơ quan chức năng đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để xử lý nợ xấu. Kinh tế vẫn chưa hết suy thoái, làm một lượng lớn vốn đang ứ đọng lại tại ngân hàng. Dù rằng lãi suất cho vay giảm, nhưng bản thân doanh nghiệp cũng không có nhu cầu vay vốn để