Tỷ lệ lợi nhuận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xác định các yếu tố ảnh hướng đến tỷ lệ thanh khoản ở các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 30)

Trong các yếu tố bên trong của ngân hàng tác động đến tỷ lệ thanh khoản, không thể bỏ qua chỉ tiêu lợi nhuận. Chỉ tiêu này được đưa vào hầu hết các nghiên cứu có liên quan đến thanh khoản ngân hàng. Khi thực hiện nghiên cứu về tính thanh khoản tối ưu tại các ngân hàng thương mại ở Pakistan, Malik & Rafique (2013) đã xem xét nhiều yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng, trong đó có chỉ tiêu lợi nhuận. Với mẫu khảo sát tại 26 ngân hàng trong giai đoạn từ 2007 – 2011, tác giả đã sử dụng chỉ tiêu ROE là biến đại diện cho tỷ lệ lợi nhuận tác động đến thanh khoản của ngân hàng. Trong các nghiên cứu khác của Vovada tiến hành tại Slovakia, Cộng hòa Séc, Hungrary, tác giả cũng sử dụng chỉ tiêu ROE để đại diện cho biến lợi nhuận tác động đến tỷ lệ thanh khoản. Riêng nghiên cứu của Aspach et al. (2005) lại sử dụng công thức ROA để tính toán lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, theo tác giả để xét đến tác động của lợi nhuận lên tỷ lệ thanh khoản, sử dụng công thức ROE sẽ hợp lý hơn. Tổng tài sản được hình thành từ vốn chủ sở hữu và vốn vay, mà trên thực tế, ở ngân hàng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản chiếm tỷ lệ rất nhỏ ( thường dưới 10%). Thêm vào đó, nếu xét về khả năng ứng phó khi rủi ro thanh khoản xảy ra, nguồn vốn được sử dụng là vốn chủ sở hữu. Do vậy, khi xem xét tác động của lợi nhuận lên tỷ lệ thanh khoản, sử dụng công thức ROE sẽ có độ chính xác cao hơn.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng công thức: ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xác định các yếu tố ảnh hướng đến tỷ lệ thanh khoản ở các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 30)