Mô tả mẫu nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xác định các yếu tố ảnh hướng đến tỷ lệ thanh khoản ở các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 49)

Dữ liệu được thu thập từ 28 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008-2012 với các thông số về thống kê được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1: Các thông số thống kê mô tả

Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Liq 140 0.2557524 0.1100389 0.033777 0.610376 Lrr 140 0.0158133 0.0073343 0.002437 0.04281 Lnsize 140 30.65246 1.243053 27.92305 33.45974 CAP 140 0.1250158 0.0793079 0.010888 0.463763

43

ROE 140 0.1172279 0.0699142 0.0007495 0.3152641

GDP 140 0.05866 0.0063949 0.0503 0.0678

Tất cả các biến đều có đủ quan sát như dự kiến. Biến tỷ lệ thanh khoản có giá trị dao động từ 3.3% đến 61%, với mức trung bình là 25.58%. Điều này phản ánh khá đúng thực tế diễn biến thanh khoản diễn ra tại Việt Nam. Có những thời điểm thanh khoản tại ngân hàng Việt Nam rất khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn 2008, khi mà sức ép từ việc NHNN sử dụng nhiều biện pháp để giảm lạm phát. Vào tháng 2 năm 2008, khi NHNN thông báo bán 20,300 tỷ đồng trái phiếu chính phủ bắt buộc, các NHTM khi đó phải nhanh chóng thu hồi về các khoản tiền đã được giải ngân trong năm 2007. Thêm vào đó, dự trữ bắt buộc tăng thêm 1% cũng gây nên sức ép thanh khoản cho ngân hàng thương mại vào thời điểm đó. Những năm tiếp theo, ngân hàng thương mại đã chủ động hơn trong việc ứng phó với biến động thanh khoản, cho nên tình trạng thanh khoản tại các NHTM đã ổn định hơn. Đặc biệt, tỷ lệ thanh khoản cao lại nằm trong nhóm những ngân hàng có quy mô nhỏ. Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này dao động từ 0.07% đến 31.52%, với giá trị trung bình là 11.72%. Tuy rằng mức trung bình cao, nhưng lại không tăng trưởng đều và có dấu hiệu đi xuống vào năm 2012. Ngược lại rủi ro tín dụng có giá trị cao nhất là 4.28% ( cao hơn ngưỡng cho phép nợ xấu là 3%). Riêng chỉ tiêu GDP khá ổn định ở mức từ 5.03% đến 6.78%. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế giai đoạn này khá thấp, rủi ro tín dụng lại ở mức cao, đây chính là những khó khăn mà hệ thống ngân hàng phải đối mặt trong giai đoạn này. Qua số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thanh khoản ngân hàng trong giai đoạn này biến động rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, số liệu thống kê tổng quan trên chưa làm rõ nhiều được vấn đề nghiên cứu, chưa thấy rõ tác động của từng yếu tố đến tỷ lệ thanh khoản. Để có cách đánh giá chính xác hơn, đòi hỏi hỏi bài nghiên cứu phải tiến hành các bước phân tích sâu hơn nữa để có thể làm rõ vấn đề cần giải quyết từ những số liệu thu thập được.

44

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xác định các yếu tố ảnh hướng đến tỷ lệ thanh khoản ở các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 49)