Biến quy mô ngân hàng có mức tương quan -0.0465 với tỷ lệ thanh khoản ngân hàng, ở mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều lên tỷ lệ thanh khoản, nhưng mức tác động không cao. Mối tương quan này chỉ ra rằng, những ngân hàng có quy mô nhỏ thường nắm giữ tỷ lệ thanh khoản cao hơn. (Kashyap & ct, 2002; Rochet & Vives, 2004; Aspachs et al., 2005; Lucchetta, 2007; Dinger, 2009; Alman, 2012; Delechat et al., 2012; Vodovà, 2013.) Tuy nhiên lại đi ngược với kết quả của Berger & Bouwman, 2009; Rauch et al., 2009; Malik & Rafique, 2013; Almumani, 2013. Sở dĩ có điều này là thực tế tại Việt Nam, những ngân hàng nhỏ thường chịu sức ép lớn về thanh khoản và rủi ro thanh khoản hơn những ngân hàng lớn, do đó những ngân hàng nhỏ thường chủ động duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao để đáp ứng những yêu cầu thanh khoản từ ngân hàng nhà nước, và đối phó với những biến động từ thị trường.
52
Giai đoạn nghiên cứu là hậu khủng hoảng, đây cũng là giai đoạn mà thanh khoản ngân hàng chịu sức ép khá nhiều từ biến động thị trường tiền gửi. Những ngân hàng nhỏ, với mạng lưới giao dịch ít, thời gian thành lập sau và uy tín chưa cao, khó thu hút được lượng tiền gửi dồi dào. Do đó, nhóm những ngân hàng nhỏ này sẽ duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao hơn. Ngược lại, những ngân hàng có quy mô lớn, mạng lưới chi nhánh rộng khắp, gia tăng tổng tài sản, phát triển quy mô sẽ dễ bề đối phó với những diễn biến thanh khoản từ thị trường, đồng thời nhóm ngân hàng này có lợi thế hơn từ những ưu đãi của ngân hàng nhà nước. Do vậy, quy mô ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu có tác động ngược chiều lên tỷ lệ thanh khoản.