Biến tăng trưởng GDP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xác định các yếu tố ảnh hướng đến tỷ lệ thanh khoản ở các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 60)

Với mức ý nghĩa 1%, biến tỷ lệ tăng trưởng GDP năm hiện hành (∆GDPi,t) tác động cùng chiều ở mức 0.4646 nhưng không có ý nghĩa. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Camila et al. (2012)khi phân tích các yếu tố vĩ mô tác động đến rủi ro tín dụng trong lĩnh vực ngân hàng tại Trung Mỹ từ 2006-2010, giai đoạn này bao gồm cả khi nền kinh tế bùng nổ và cuộc khủng hoảng tài chính gần đây; hoặc nghiên cứu của Malik & Rafique (2013) tại Parkistan trong giai đoạn 2007-2011. Theo như thực tế ở Việt Nam và căn cứ vào kết quả nghiên cứu của các tác giả trên, ta thấy tình hình tăng trưởng GDP không ảnh hưởng ngay đến tỷ lệ thanh khoản ngân hàng mà phải có một độ trễ nhất định. Do đó, trong giai đoạn nghiên cứu chúng ta không tìm thấy được sự tương quan có ý nghĩa của tỷ lệ tăng trưởng GDP năm hiện hành và tỷ lệ thanh khoản ngân hàng. Vì vậy, xét trong giai đoạn nghiên cứu thì chưa đủ cơ sở để khẳng định biến này có ý nghĩa tại Việt Nam.

54

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Kết quả tìm được khi nghiên cứu một số yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng ngân hàng tại Việt Nam gần tương đồng với các nghiên cứu trước. Tuy nhiên, kết quả cũng cho thấy hoạt động ngân hàng Việt Nam có những đặc thù khác biệt với các nền kinh tế khác.

Biến rủi ro tín dụng có tác động ngược chiều và mạnh nhất đến tỷ lệ thanh khoản. Điều này cho thấy, rủi ro tín dụng càng cao càng khiến cho tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng giảm mạnh. Nếu ngân hàng quản lý tốt rủi ro tín dụng thì tỷ lệ thanh khoản sẽ tăng lên đáng kể.

Biến quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều đến tỷ lệ thanh khoản, nhưng mức tác động không cao. Điều này tuy đi ngược với kết quả của một số nghiên cứu trước, nhưng lại phản ánh chính xác thực tế giai đoạn nghiên cứu hậu khủng hoảng của đề tài.

Biến tỷ lệ vốn cũng có tác động ngược chiều khá mạnh đến tỷ lệ thanh khoản. Căn cứ thực tế ở Việt Nam, những ngân hàng có tỷ lệ vốn thấp thường là những ngân hàng có quy mô lớn. Giải thích điều này, tỷ lệ vốn được tính bằng công thức: Vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản, mà phần lớn những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn, lại đồng thời nắm giữ một lượng tài sản lớn tương xứng. Dễ dàng nhận thấy ở nhóm những ngân hàng thương mại nhà nước như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, tỷ lệ thanh khoản luôn ở mức cao.

Biến tỷ lệ lợi nhuận có tác động cùng chiều mạnh đến tỷ lệ thanh khoản. Điều này không đúng ở một số quốc gia và ngược với lý thuyết giữa thanh khoản và lợi nhunậ, nhưng trong giai đoạn này tại Việt Nam, nhóm những ngân hàng duy trì được tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận tốt là những ngân hàng có khả năng thanh khoản dồi dào, chất lượng tín dụng tốt.

Biến Tỷ lệ tăng trưởng không có tác động đến tỷ lệ thanh khoản theo kết quả nghiên cứu. Theo như thực tế ở Việt Nam và căn cứ vào kết quả nghiên cứu tác giả thấy tình

55

hình tăng trưởng GDP không ảnh hưởng ngay đến tỷ lệ thanh khoản ngân hàng mà phải có một độ trễ nhất định. Do đó, trong giai đoạn nghiên cứu không tìm thấy được sự tương quan có ý nghĩa của tỷ lệ tăng trưởng GDP năm hiện hành và tỷ lệ thanh khoản ngân hàng.

Vậy, sau khi tiến hành kiểm định mô hình từ bước xử lý số liệu có vi phạm các giả thuyết hồi quy theo phương pháp OLS hay không, sau đó tiến hành dùng phương pháp GLS để khắc phục tự tương quan bậc nhất giữa các sai số và hiện tượng phương sai thay đổi để đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả, bài nghiên cứu lựa chọn được mô hình cuối cùng gồm 04 biến: Biến Rủi ro tín dụng LRR, Quy mô ngân hàng LnSize, Tỷ lệ vốn CAP, Tỷ lệ lợi nhuận ROE.

56

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Đề tài nghiên cứu một số yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng thương mại tại Việt Nam, được xác định trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu cùng lĩnh vực trước đó ở một số nước, sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích và kết hợp với việc phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia là cán bộ quản lý trong lĩnh vực ngân hàng để tìm ra những yếu tố phù hợp nhất với thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.

Sau kết quả nghiên cứu, đề tài đã giải quyết được 03 mục tiêu nghiên cứu và giải quyết được 03 câu hỏi nghiên cứu:

(1) Những yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng thương mại tại Việt Nam bao gồm: Rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, tỷ lệ lợi nhuận.

(2) Chiều tác động của các yếu tố trên là khác nhau, trong đó biến Rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng và tỷ lệ vốn có tác động tiêu cực đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng. Riêng biến lợi nhuận có tác động tích cực đến tỷ lệ thanh khoản.

(3) Điều này giải quyết câu hỏi thứ 3: ngân hàng vẫn có thể duy trì một tỷ lệ thanh khoản an toàn mà vẫn giữ vững mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận

Với tính phù hợp với thực tiễn như vậy, đề tài sẽ giúp các cơ quan quản lý, các ngân hàng thương mại có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động kinh doanh ngân hàng và đặc biệt là thực tiễn về tỷ lệ thanh khoản ngân hàng hiện nay ở nước ta, để từ đó đề xuất những gợi ý nhằm giúp ngân hàng thương mại xác định rõ các yếu tố tác động đến thanh khoản, duy trì một tỷ lệ thanh khoản phù hợp với mục đích của ngân hàng. Cụ thể: (1) Rủi ro tín dụng là yếu tố tác động mạnh mẽ nhất đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng. Do đó, để tăng cường thanh khoản, điều cần làm với các ngân hàng hiện nay là cần xử lý triệt để nợ xấu, tăng cường kiểm tra giám sát với những món nợ hiện hữu và nâng cao chất lượng tín dụng. (2)Những ngân hàng có tỷ lệ vốn cao là những ngân hàng có tỷ lệ thanh khoản thấp, do vậy các chỉ tiêu an toàn vốn chưa phản ánh

57

chính xác nhất về thanh khoản tại ngân hàng.(3) Lợi nhuận ngân hàng cao cũng giúp cho các ngân hàng có được thanh khoản tốt, hạn chế nguy cơ mất khả năng thanh toán. Do vậy, các ngân hàng cần có những biện pháp để duy trì một mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định nhưng vẫn đảm bảo thanh khoản.

Đối với nhà đầu tư, trước khi quyết định đầu tư vào một ngân hàng thương mại cần chú ý đến vấn đề thanh khoản tại ngân hàng và cụ thể là các yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản tại ngân hàng. Đầu tiên, nhà đầu tư nên chú ý đến vấn đề rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Theo kết quả nghiên cứu, rủi ro tín dụng tác động ngược chiều mạnh mẽ đến thanh khoản của ngân hàng. Những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao là những ngân hàng dễ rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả. Nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu của những ngân hàng có rủi ro tín dụng cao thì nguy cơ gặp rủi ro thanh toán sẽ rất cao. Thêm vào đó, các nhà đầu tư nên quan tâm đến tỷ lệ lợi nhuận hiện hữu của ngân hàng, vì lợi nhuận tăng trưởng bền vững ở mức cao là một yếu tố bảo đảm cho thanh khoản của ngân hàng. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái như hiện nay, ngân hàng nào vẫn duy trì được một tỷ lệ lợi nhuận cao là những ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt, đảm bảo thanh khoản theo yêu cầu từ thị trường và quy định của ngân hàng nhà nước.

5.2 Hạn chế của đề tài và kiến nghị nghiên cứu tiếp theo

Sau quá trình nghiên cứu, đề tài còn một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, đề tài nghiên cứu chỉ thu thập dữ liệu của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008-2012, đây là giai đoạn hậu khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam chịu nhiều tác động và rơi vào giai đoạn suy thoái mạnh. Do vậy, đề tài còn hạn chế là chưa xét đến giai đoạn nền kinh tế nước ta tăng trưởng tốt.

Thứ hai, số lượng ngân hàng và số năm được đưa vào nghiên cứu còn hạn chế. Tại Việt Nam, ngành ngân hàng phát triển khá muộn so với thế giới. Số lượng các ngân hàng thương mại không nhiều, trong khi những quy định về công khai tài chính chưa được áp dụng triệt để. Thêm vào đó, việc thu thập số liệu chủ yếu dựa vào công bố của

58

các ngân hàng trên website. Dẫn đến, trong giai đoạn nghiên cứu tác giả chỉ thu thập được đầy đủ số liệu của 28 ngân hàng thương mại.

Thứ ba, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại nhóm các ngân hàng thương mại mà chưa tính đến các loại hình tổ chức tín dụng khác cũng khá phát triển hiện nay tại Việt Nam như công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân sân.

Thứ tư, một số yếu tố được đề cập đến trong các nghiên cứu trước và có tác động khá mạnh đến tỷ lệ thanh khoản như nhóm các yếu tố vĩ mô: tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lịch sử khủng hoảng ngành…hay một số chỉ tiêu bên trong ngân hàng như tỷ lệ sở hữu vốn, lãi suất…không được đưa vào trong mô hình nghiên cứu. Nguyên nhân là do việc thu thập và xử lý số liệu khó khăn, một số nhóm số liệu được công bố không đầy đủ và đồng nhất. Do đó, tác giả chỉ lựa chọn những yếu tố có tác động đến ở hầu hết các nền kinh tế và phù hợp với đặc điểm kinh tế và ngành ngân hàng ở Việt Nam.

Thứ năm, một số yếu tố được các chuyên gia đưa ra khi tham khảo ý kiến như mong muốn của các nhà quản lý ngân hàng khi chủ động duy trì một tỷ lệ thanh khoản thấp để đảm bảo tăng trưởng tín dụng hay phát triển quy mô không được đề tài đề cập. Lý do đề tài chưa tìm ra được một thước đo chính xác cho biến này.

Trên đây là một số hạn chế của đề tài và cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sau này. Nếu bài nghiên cứu tiếp theo khắc phục được nhược điểm trên sẽ đưa ra được kết quả chính xác hơn về yếu tố tác động đến tỷ lệ thanh khoản của ngân hàng.

5.3 Một số kiến nghị

Với tỷ lệ thanh khoản trung bình là 25.58%, trên thực tế các ngân hàng thương mại ở Việt Nam vẫn đủ sức đối phó với những biến động tiền gửi từ thị trường. Đây cũng là một tỷ lệ khá sao so với các nghiên cứu khác có liên quan. Tuy nhiên, trong thời kỳ kinh tế đầy biến động như hiện nay, cùng với việc quá trình tái cấu trúc đang diễn ra mạnh mẽ trong ngành ngân hàng, đòi hỏi các ngân hàng cần phải duy trì một tỷ lệ thanh khoản phù hợp, vừa đáp ứng khả năng thanh toán, vừa duy trì được hoạt động hiệu quả với mức tỷ suất sinh lợi như mong đợi.

59

5.3.1 Kiến nghị với chính phủ

Bài học chính sách đầu tiên từ kết quả nghiên cứu đó là cần tăng cường giám sát trong lĩnh vực tài chính, tăng cường mạng lưới tài chính và phát triển thị trường tài chính. Việc các ngân hàng duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao chưa hẳn đã là điều tốt cho thị trường tài chính. Việc tăng cường giám sát, tạo an toàn trong lĩnh vực tài chính sẽ giúp các thông tin thị trường trở nên minh bạch hơn, giúp các ngân hàng tránh được những thông tin không chính xác, dẫn đến mất thanh khoản tạm thời. Xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là một yếu tố quan trọng giúp tăng lòng tin của người sử dụng vào hệ thống tài chính quốc gia.

Trước những khó khăn của nền kinh tế trong thời gian qua, chính phủ cần có những chính sách tạo điều kiện cho kinh tế phát triển bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất. Việc tăng cường các biện pháp nhằm thu hút đầu tư trong nước, khuyến khích đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần giảm nợ xấu của ngân hàng, giải quyết được vấn đề dư thừa thanh khoản mà các ngân hàng hiện nay đang phải đối mặt.

5.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

Trước hết, ngân hàng nhà nước nên có quy định cụ thể và chi tiết về cách công bố thông tin, cách trình bày báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại một cách thống nhất. Việc trình bày trong báo cáo cần rõ ràng cụ thể về cách tính toán và có thuyết minh cho tất cả các ngân hàng chứ không riêng với những ngân hàng đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Điều này không chỉ giúp ngân hàng nhà nước thuận tiện trong công tác thanh tra giám sát, mà còn giúp nhà đầu tư, cổ đông và khách hàng có cách đánh giá chính xác hơn về ngân hàng.

Tiếp theo, ngân hàng nhà nước cần có những biện pháp cụ thể để xử lý thanh khoản. Hiện nay hai công cụ chủ yếu mà ngân hàng nhà nước sử dụng để điều tiết thanh khoản là mua bán giấy tờ có giá và điều chỉnh lãi suất. Tuy nhiên, đây không phải là biện pháp lâu dài. NHNN là nơi cung cấp thanh khoản cơ bản nhất trong nền kinh tế và sự cung cấp thanh khoản phù hợp rất quan trọng đối với ổn định tài chính.NHNN cần nắm sát diễn biến của tổng thể hệ thống tài chính do nhu cầu vốn của các thành

60

viên trên thị trường có thể biến động bất thường khi gặp các cú sốc và mất cân bằng tài chính. Sự thiếu hụt thanh khoản có thể nhanh chóng lan rộng và ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hệ thống tài chính, trong đó có hệ thống các TCTD và các định chế tài chính.

Thêm vào đó, thị trường mở cần được hoàn thiện và sử dụng như một công cụ chủ đạo trong việc điều tiết tiền tệ của NHNN theo hướng tăng số lượng các phiên giao dịch, mở rộng các loại giấy tờ có giá được thực hiện giao dịch, đa dạng hóa kỳ hạn giao dịch và khối lượng giao dịch. Hiện tại chỉ các loại giấy tờ có giá do Chính phủ, Kho bạc Nhà nước phát hành mới được thực hiện OMO, trong khi số lượng chứng khoán, giấy tờ có giá mà các TCTD nắm giữ rất đa dạng. Với những giấy tờ có giá này, NHNN có thể để tỷ lệ chiết khấu (haircut) cao hơn khi tham gia đấu thầu

Cuối cùng, theo kết quả nghiên cứu, yếu tố tác động mạnh mẽ đến thanh khoản chính là nợ xấu. Do vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có những quy định buộc các ngân hàng thương mại chú trọng quản lý rủi ro và có biện pháp chế tài buộc các ngân hàng thương mại tuân thủ. Ngân hàng Nhà nước cần tiến hành đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại; Tiến hành đánh giá và phân loại các ngân hàng thương mại; Xây dựng và triển khai phương án cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém và các ngân hàng thương mại khác; Triển khai sáp nhập, hợp nhất và mua lại; Tăng vốn điều lệ và xử lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại; Cơ cấu lại hoạt động và hệ thống quản lý của các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như hiệu quả quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại này.

5.3.3 Kiến nghị với các ngân hàng thương mại

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực nghiệm có được, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm duy trì một tỷ lệ thanh khoản thích hợp tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xác định các yếu tố ảnh hướng đến tỷ lệ thanh khoản ở các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 60)