Tăng trưởng GDP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xác định các yếu tố ảnh hướng đến tỷ lệ thanh khoản ở các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 32)

Khả năng thanh khoản của ngân hàng luôn nhạy cảm với biến động kinh tế vĩ mô (Eichengreen & Arteta, 2000; Hutchison & McDill, 1999; Hardy & Pazarbasioglu, 1998). Nghiên cứu của Aspachs et al. (2005) đã chỉ ra rằng, trong những giai đoạn có tốc độ tăng trưởng GDP cao, các ngân hàng có xu hướng nắm giữ tỷ lệ thanh khoản thấp. Điều này được giải thích là do trong những giai đoạn kinh tế tăng trưởng tốt, nguồn tiền gửi của các ngân hàng luôn dồi dào, do đó các ngân hàng sẽ duy trì ít tài sản thanh khoản, thay vào đó đẩy mạnh cho hoạt động tín dụng và đầu tư. Thêm vào đó, rủi ro tín dụng cũng sẽ giảm vì môi trường kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Chagwiza( 2014) lại cho kết quả ngược lại. Lý giải điều này, trong giai đoạn GDP cao, các ngân hàng sẽ thuận lợi hơn trong việc duy trì một tỷ lệ thanh khoản cao, nhờ đó rủi ro thanh khoản cũng giảm đáng kể. (Vodova, 2013; Al-Khouri, 2012; Teixeira, 2013).

GDP là chỉ số giá trị thị trường của tất cả hàng hóa kể cả hữu hình và vô hình được sản xuất ra trên phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một

Rủi ro tín dụng (LLRi,t) =

Giá trị trích lập dự phòng rủi ro tín dụng ngân hàng i năm t

26

năm). GDP là tiêu chí tiện lợi nhất để tính mức tăng trưởng kinh tế của một nước và tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế. Tăng trưởng GDP chính là mức gia tăng GDP năm sau so với năm trước và được thể hiện bằng đơn vị tính phần trăm.

Cách đo lường

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ tăng trưởng GDP được lấy từ số liệu thống kê của World Bank.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ xác định các yếu tố ảnh hướng đến tỷ lệ thanh khoản ở các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 32)