Môtip cái chết

Một phần của tài liệu vấn đề sống chết trong tiểu thuyết sống của dư hoa (Trang 92)

6. Bố cục của luận văn

3.2. Môtip cái chết

Môtip “nhằm chỉ những thành tố, những bộ phận lớn hoặc nhỏ đã hình thành ổn định bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật” [25, tr.197]. Môtip hiểu đơn giản là sự lặp lại có dụng ý, thể hiện phương thức nghệ thuật độc đáo của tác giả. Tiểu thuyết Sống muốn hướng đến sự sống nhưng tác giả phải mượn cái chết để thể hiện thông điệp. Vì thế cái chết xuất hiện nhiều trong tác phẩm, trở thành yếu tố quan trọng không thể thiếu.

Cái chết xuất hiện lặp lại nhiều lần trong tác phẩm. Cả thảy bảy người thân Phú Quý đều lần lượt ra đi. Cha mẹ và vợ Phú Quý chết với lí do hợp lí, những cái chết nhân vật khác cũng không phải do bạo lực, lừa gạt, âm mưu mà do số phận đùa cợt, sự kiện ngẫu nhiên. Theo thời gian con trai Hữu Khánh, con gái Phượng Hà, con rể Nhị Hỷ, cháu ngoại Khổ Căn đều chết hết. Từ Phú Quý tận mắt chứng kiến giây phút cuối cùng của từng người, cả ba thế hệ. Bên cạnh đó Phú Quý còn là chứng nhân lịch sử, vẫn sống sót sau nội chiến, cải cách ruộng đất, cách mạng văn hóa dù cho đồng đội, hay kẻ từng lừa gạt anh ta đều đã chết. Cái chết lặp lại như là một nhân vật trong Sống, thể hiện nội dung chủ đề và tầm hiện thực nhân sinh với thông điệp sâu sắc.

Nhân vật chính Từ Phú Quý, bốn mươi năm trước là con một địa chủ giàu nức tiếng gần xa. Phú Quý sau hàng tháng trời trên chiếu bạc đã làm tan hoang hết tài sản của cha ông làm nhiều đời vào tay tên Long Nhị. Ông bố vì quá buồn nên đã chết trước khi cả nhà phải dọn ra ngoài ở. Phú Quý cùng mẹ dọn đến ở trong một túp lều tranh, trở thành người “làm thuê cấy rẽ” cho Long Nhị. Phú Quý bị bắt vào đội lính Quốc Dân Đảng, theo đại đội pháo

91

lên phía Bắc càng xa, không thể trốn về nhà. Hai năm trời, Phú Quý vẫn sống sót được thả về. Bấy giờ mẹ anh đã mất từ lâu, con trai đã ba tuổi, con gái sau một trận ốm nên câm điếc. Bắt đầu thực hiện cải cách ruộng đất, nhà được chia năm mẫu ruộng còn địa chủ Long Nhị thì bị chính quyền cách mạng xử bắn. Gia đình Phú Quý sống yên ổn một thời gian, Phượng Hà đã trở thành thiếu nữ, Hữu Khánh mười tuổi học tiểu học ở tỉnh. Cậu bé Hữu Khánh vừa ngoan vừa chăm chỉ phụ bố mẹ cắt cỏ nuôi cừu. Vì tình nguyện hiến máu cho vợ chủ tịch tỉnh đẻ bị xuất huyết máu, cậu bé đã bị rút đến cạn máu đến chết. Phú Quý ôm đứa con bé bỏng từ bệnh viện về rồi chôn cất mà không dám cho vợ, con gái biết. Gia Trân ốm nặng rồi mất sau đó không lâu, khoảng thời gian cuối đời đã biết về cái chết của con trai nên rất đau lòng. Đến khi Phượng Hà đã quá tuổi lấy chồng thì Phú Quý quyết định gả cô cho một anh chàng bị tật vẹo đầu nhưng tốt bụng ở thành phố là Vạn Nhị Hỷ. Sau đó Phượng Hà chết ở bệnh viện khi sinh đứa trẻ là Khổ Căn. Khi Khổ Căn bốn tuổi về sống với ông ngoại vì bố cậu bé chết do bêtông đè. Cậu bé lên sáu thì chết bởi ăn quá nhiều đậu nành luộc ngày đói. Từ ngày đó ông lão Từ Phú Quý sống cô độc cùng con trâu già, tưởng nhớ về những người thân đã mất.

Tác phẩm của Dư Hoa giai đoạn đầu có bối cảnh u ám, đẫm máu, chết chóc, mổ xẻ, phơi bày mặt nhân tính xấu xa. Mãi cho đến giai đoạn sau dùng ôn hòa, nhân đạo thay thế lập trường thờ ơ và căm phẫn, với dụng ý “đứng bên ngoài thể hiện hết thảy mọi sự vật” [25, tr.196]. Cái chết từ đầu đến cuối móc nối tiểu thuyết Dư Hoa với nội hàm ý tưởng phong phú. Tác giả tìm tòi nhiều góc độ huyền bí đan xen sinh tồn và tử vong, khai thác nhiều mức độ tồn tại chân thật nhất, với cái chết là một mệnh đề vĩnh hằng.

Cha mẹ đều là bác sĩ, từ nhỏ lớn lên ở bệnh viện, Dư Hoa từng làm nha sĩ, nên với cái chết ắt có sự cảm thụ sâu sắc hơn người bình thường. Dư Hoa nhớ lại cảm giác khi nhỏ đối diện với cái chết: “phải nói lúc nhỏ tôi không sợ nhìn thấy người chết, đối với nhà xác cũng không sợ hãi, khi mùa hè nóng bức nhất, tôi thích đứng ở trong nhà xác, nền xi măng vô cùng mát mẻ. Trong trí nhớ của tôi nhà xác luôn tinh khiết, bốn phía là cây cối cao, bên trong có một cửa sổ luôn mở ra, vào mùa hè thì cành cây và lá cây bên ngoài sẽ với vào” (Tự truyện). Trong mắt người bình thường bến đỗ cuối cùng của sinh mạng gắn với đau khổ, đẫm lệ, âm u lạnh lẽo, tối tăm, nhưng trong mắt Dư Hoa là “mát mẻ”, “thanh khiết”, thậm chí vào mùa hè còn có chút thích thú.

Mỗi một sáng tác của tác giả đều không thể thoát khỏi ảnh hưởng kinh nghiệm giai đoạn đầu. Freud cho rằng ý thức con người chủ yếu do tiềm thức, tiền ý thức và ý thức tạo

92

thành, trong đó chủ yếu nhất là tiềm thức, tiềm thức là khi con người chưa bị áp lực tâm lí, là chân thật nhất. Dư Hoa viết rằng: “tôi say mê cách kể bạo lực, có liên quan với những việc từng trải qua thuở nhỏ… Cha tôi là bác sĩ ngoại khoa… Mỗi lần cha từ phòng mổ bước ra thì trên mình áo dính đầy máu, thường xuyên có một y tá tay cầm một thùng máu đi theo sau” [dẫn theo 69]. Cha mẹ Dư Hoa đều là bác sĩ, cuộc sống tuổi thơ không bình thường, nhà văn từng nằm trên giường ngủ cùng với các tử thi ở nhà xác lạnh lẽo, cố tình giả vờ đau bụng đến mức phải mổ ruột thừa. Cá tính như thế ăn nhịp cùng với tác phẩm. Kỉ niệm tuổi nhỏ vô thức chạm vào tiềm thức Dư Hoa, nên đối với bạo lực và ảnh hưởng việc miêu tả bạo lực của các tác giả nước ngoài đã tạo nên với lối tự thuật giai đoạn trước bạo lực, lạnh lùng. Nhưng bản thân Dư Hoa cho rằng ý thức được chỉ vạch trần hiện tượng không thể giải quyết được vấn đề, về sau tự thuật bạo lực vẫn còn nhưng không chiếm vai trò chủ đạo, bạo lực và ôn hòa cùng tồn tại. Vì thế ngôn ngữ tiểu thuyết giai đoạn sau của Dư Hoa càng sát hiện thực, tức là hiện thực xã hội Trung Quốc.

Chúng ta có thể phát hiện ra trong tác phẩm khác của Dư Hoa, đặc biệt tác phẩm tiên phong những năm 80, mô tả nhiều cái chết, hầu như ít số trang là không có. Nhà văn dùng bút pháp lạnh lùng miêu tả cái chết, hơn nữa sở trường tàn nhẫn làm người ta sởn tóc gáy. “Tôi” trong Tự thuật tử vong, là một tài xế xe tải hai lần lái xe gây tai nạn đâm chết hai đứa trẻ, cuối cùng bị một đám người đánh chết. Một loại hiện thực, con trai Sơn Cương là Bì Bì bốn tuổi vô ý làm ngã chết con trai chú Sơn Phong đang trong nôi, Bì Bì bị Sơn Phong đá chết, một mạng đổi một mạng, Sơn Cương tính toán cách trả thù em trai. Sơn Phong bị dụ trói dưới gốc cây, trói cứng hai chân không cho duỗi thẳng, sau đó dùng xương đã hầm nhừ quét vào gan bàn chân và huyệt thái dương cho một con chó nhỏ liếm, làm Sơn Phong cười đến chết. Kiểu trừng phạt này khiến người ta ngạc nhiên khiếp sợ. Sơn Cương sau khi bị tử hình thì tử thi bị bác sĩ tàn nhẫn giải phẫu càng làm người ta sởn tóc gáy. Trong Tình yêu cổ điển, Liễu Sinh sau khi vào kinh thi rớt, quay về tìm lại nơi kỉ niệm với tiểu thư, Liễu Sinh thấy một chân tiểu thư bị cắt chuẩn bị làm thức ăn. Chính mắt chàng thư sinh chứng kiến cảnh làm thịt người yêu khiến cho từng trang sách trở nên đáng sợ, rùng rợn.

Thế giới nghệ thuật giai đoạn này hỗn loạn, lộn xộn, xa lạ nên cái chết xuất hiện là không thể tránh khỏi. Tác phẩm Dư Hoa cái chết liên tiếp xuất hiện như nghi thức, chúng ta không thể không chú ý đến sự tồn tại của nó. Cái chết là hậu quả bất hạnh hoặc kết quả tất nhiên của bạo lực. Gào thét trong mưa bụi là tiểu thuyết đầu tay đang dần bứt ra ảnh hưởng lối viết tiên phong nhưng vẫn còn đó dấu vết giai đoạn trước. Đặc biệt cái chết cũng là yếu

93

tố lặp, rất nhiều nhân vật xuất hiện rồi ra đi. Gia đình nhân vật Tôn Quang Lâm xưng “tôi” kể toàn bộ câu chuyện, nhiều cái chết diễn ra, mỗi người một vẻ. Cậu bé Tôn Quang chết đuối dưới sông, khoảng khắc cuối cùng của sự sống dùng đôi mắt nhìn thẳng vào mặt trời chói lọi. Ông nội Tôn Hữu Nguyên nằm chờ chết gần hai mươi ngày, đau đớn nhịn đói nhịn khát, mong ngóng được có một cỗ quan tài. Thế hệ ông bà cụ của nhân vật chính tiến đến cái chết vô cùng đáng sợ. Vì quá nghèo, đứa con đem xác bố đến hiệu cầm đồ, “xác cụ tôi đã bị rét cóng hai ngày hai đêm trong gian nhà tranh trống huơ trống hoác, sau đó lại bị ông nội tôi vác đi ba mươi dặm trong gió bắc gào thét. Khi đặt trên quầy hiệu cầm đồ trong thành phố, xác cụ đã cứng đơ, rắn như que kem” [26, tr.213]. Không được chấp nhận, đứa con gây gổ với chủ quán, rồi diễn ra cảnh không tưởng “ông đập đầu bố vào một chiếc ghế. Một tiếng kêu đáng sợ khiến ông nội tôi bỗng nhận ra mình đang gây nghiệp chướng. Lúc này ông mới biết mình ngang ngược bố láo, lấy xác bố làm vũ khí […] ông ngồi dưới một gốc cây du mùa đông, ôm xác bố bị vẹo đầu trong lòng. Hí hoáy mãi, ông nội tôi mới nắn thẳng được đầu bố” [26, tr.215]. Tiếp đó là cái chết của người mẹ, vô cùng đau đớn, thống khổ. Người con cõng mẹ chạy loạn, bỏ mẹ dưới gốc cây đi tìm nước, lúc trở về mẹ đã bị con chó hoang xé thịt, “ông nội tôi vừa thở hổn hển, vừa nước mắt giàn dụa đành phải quay về bên xác mẹ. Quỳ bên xác mẹ, Tôn Hữu Nguyên cứ đấm vào đầu mình bôm bốp. Tiếng khóc thảm thiết của ông khiến bầu trời đêm trở nên âm u đáng sợ” [26, tr.218]. Đến với nhân vật Tôn Quảng Tài, kẻ bất hiếu, dâm đãng, tham lam nên chết thảm thương ở hố phân. Cha của Lí Trọc (Huynh đệ) cũng có cái chết xấu xí như thế, rơi vào hố phân do nhìn trộm mông đàn bà ở nhà xí công cộng. Truyện Năm 1986 một kẻ điên sau hai mươi năm không thoát được bóng ma của Văn cách, hắn chịu hai tầng tra tấn ở nặng nề về tinh thần và tự sát về thể xác, rồi cô độc chết trên phố.

Liên hệ với nhà văn Kawabata Yasunari, người đã có ảnh hưởng lớn đến Dư Hoa giai đoạn đầu. Nhà văn Nhật Bản này cũng thường viết về cái chết. Hình bóng cái chết trở đi trở lại trong hầu hết tác phẩm của ông, trở thành một môtip quen thuộc, gần như một nỗi ám ảnh. Môtip này đã góp phần tạo nên nỗi xót thương, tiếc nuối tràn ngập trong sáng tác của ông. Tiểu thuyết Ngàn cánh hạc đã miêu tả sự chia ly của nhân vật Kikuji với tất cả những người phụ nữ quanh mình. Bà Ota tự tử trong tội lỗi và bế tắc, cô gái già nhà Inamua đi lấy chồng và Fumiko không biết bỏ đi đâu khiến Kikuji mơ hồ nghĩ đến cái chết của nàng. Trong Xứ tuyết, tiểu thuyết tràn ngập nỗi u buồn, tình yêu của các nhân vật tan vỡ như một cành tuyết đã tan. Tình yêu của các nhân vật Komako, Shimamura, Yoko, Yukio không bao

94

giờ trọn vẹn và cuối cùng nàng Yoko đã hóa thân trong lửa đỏ. Đến với Người đẹp say ngủ, cái bóng của chết chóc không chỉ hiện diện trên cơ thể già nua, bệnh tật của những ông già bất lực mà ở cả ngay trên cơ thể trẻ trung, mơn mởn của các cô gái ngủ say. Câu chuyện đã có hai cái chết xảy đến trong ngôi nhà bí mật, ông già Fukuka chết bất ngờ vì đau tim cạnh cô gái ngủ say và cô gái da nâu chết do uống thuốc để ngủ say quá liều. Tiểu thuyết Tiếng rền của núi thì cái chết hiện diện khắp tác phẩm. Ông già Shingo luôn hoài niệm về người chị vợ đã chết, cái chết của cái thai trong bụng cô con dâu Kikoku hay cô nhân tình của Aikhara. Những người bạn của ông Shingo dần từ bỏ sự sống, Toriyama chết vì vợ bỏ đói, Mizuta chết bất thình lình trên tay cô gái điếm ở trạm suối nước nóng, Kimamoto nhổ dần từng sợi tóc bạc trên đầu cho đến khi không còn sợi nào và chấp nhận đón cái chết với sự già nua của mình. Thậm chí mỗi giây phút trôi qua, cuộc sống của ông Shingo kể từ khi nghe được tiếng núi cũng phảng phất hơi lạnh lẽo của cái chết đang đến gần.

Nhà văn Kawabata được các nhà nghiên cứu tiểu sử đặt biệt danh là “chuyên gia tang lễ” vì ông đã lần lượt vĩnh biệt tất cả người thân ngay từ thời thơ ấu. Cuộc đời trải qua nhiều mất mát, tang tóc đã ghi lại dấu ấn trong tâm hồn: “không bao giờ tôi trút được ám ảnh rằng mình là một người lang thang ưu sầu. Luôn luôn mơ mộng tuy rằng chẳng bao giờ chìm đắm hoàn toàn trong mơ, mà vẫn luôn tỉnh thức giữa khi mơ” (Đời tôi như một nhà văn). Ông đã từng nhắc lại một câu thơ xưa của công chúa Shikishi như sự khẳng định: “nếu mi phải đứt lìa, ôi sợi chỉ của đời sống, thì xin cứ đứt lìa đi”. Điểm tận cùng con đường nhà văn đi qua lại kết thúc bằng việc tự sát mà trước đây ông không đồng tình “dù ta có thể xa rời cuộc đời đến đâu đi nữa thì tự sát nào phải là một hình thái của giác ngộ. Tôi không cảm phục cũng chẳng thiện cảm gì với sự tự sát” (Con mắt mạt kì). Có thể nói cuộc đời và sáng tác của nhà văn lớn Kawabata đã có những tác động nhất định, cũng như học hỏi về phương thức nghệ thuật đối với Dư Hoa. Ở đây, góc nhìn về sinh tử và việc sử dụng môtip cái chết là tương đồng của hai nhà văn.

Cái chết từng được tác giả bi kịch cổ điển trao cho giá trị tinh thần cao thượng, tác giả chủ nghĩa hiện thực vẫn giữ sự kính sợ với cái chết, còn Dư Hoa thì lạnh lùng đem cái chết trở lại trạng thái ban đầu của bản thể sinh mệnh. Hai yếu tố đối lập sống chết trôi nổi ra một cảm giác hư vô, cái chết đang dồn nén tính cân bằng của sống còn làm cho sống còn ngày càng mất đi sức hấp dẫn và ý nghĩa. Điều này khó trách Dư Hoa cố sức hiểu ra bản chất hoang đường của sinh tồn, trong tác phẩm dâng lên một mảnh thế giới phi lí trí.

95

Tác phẩm Dư Hoa tràn ngập tự thuật về cái chết, hầu như bao gồm đủ loại hình thái cái chết và mọi mức độ. Tự thuật tử vong người tài xế bị thôn dân đánh chết, tác giả miêu tả tỉ mỉ chi tiết: “cái liềm chém vào bụng anh ta,… cái liềm giống như chọc thủng tờ giấy, chém thủng da anh ta, tiếp đó chém đứt ruột thừa, chụp lấy cái liềm rút ra, khi cái liềm rút ra thì không chỉ cắt đứt trực tràng anh ta, phần bụng có một lổ hổng dài, vì thế ruột bên trong tuôn ra [24, tr.182]. Dư Hoa còn thể hiện rõ sự hung ác, thản nhiên phơi bày máu tanh hướng đến quá trình chết. Một loại hiện thực dùng con mắt đứa bé bốn tuổi để nhìn cái chết, “thằng em họ không hề nhúc nhích, tiếp theo nó nhìn thấy một vũng máu nhỏ trên nền xi măng ngay chỗ đầu em nó. Nó cúi xuống nhìn thấy máu từ óc đang chảy ra, cứ loang dần ra đất như một bông hoa. Sau đó nó đã nhìn thấy mấy con kiến bò rất nhanh ở chung quanh,

Một phần của tài liệu vấn đề sống chết trong tiểu thuyết sống của dư hoa (Trang 92)