6. Bố cục của luận văn
1.2.1. Đóng góp về phương diện nội dung
Suốt một khoảng thời gian dài bắt đầu sáng tác từ năm 1983 đến cuối thập niên 80 thế kỉ XX, tác phẩm tràn ngập máu me, bạo lực. Những trang văn xa rời cảm thức thẩm mĩ quen thuộc của phần lớn bạn đọc.
Từ lâu nay, tác phẩm của tôi đều bắt nguồn từ mối quan hệ căng thẳng với hiện thực. Chìm đắm trong tưởng tượng, lại bị hiện thực khống chế chặt chẽ, tôi cảm nhận rõ ràng sự phân biệt bóc tách của chính mình, tôi không thể biến mình thành thuần túy. Tôi đã từng hi vọng mình trở thành nhà văn đồng thoại, nếu không thì là một người có tác phẩm chân thực. Nếu tôi được trở thành một trong hai người đó thì tôi nghĩ
28
mức đau khổ trong lòng sẽ bớt đi nhiều, nhưng cùng lúc đó sức mạnh của tôi cũng sẽ yếu đi nhiều” [25, tr.193 - 194].
Dư Hoa cự tuyệt dùng dấu hiệu truyền thống để sắp xếp cuộc sống, dụng ý tạo nên một loại tác phẩm rời bỏ phương thức nhận thức kinh nghiệm thông thường. Chân thực của tôi, Dư Hoa cho rằng: “Chân thực là tương đối với cá nhân”, “con người đi vào phạm vi tinh thần rộng lớn mới có thể xác thực lĩnh hội sự vô biên của thế giới”, “Cho nên tôi thà tin chính mình, mà không tin cuộc sống cho ta điều gì, trong sáng tác của tôi có lẽ đã tiếp cận được một loại chân thực của tinh thần cá nhân”, “tôi dùng hư vô mà sáng tác” [dẫn theo 71]. Dư Hoa dùng con dao sắc bén vạch ra chân tướng của thế giới và hiện ra bản chất của nó, sáng tạo một thế giới ẩn dụ tượng trưng khó nhận biết, trong văn bản tràn ngập mùi giết chóc đẫm máu và bầu không khí kì lạ. Tác phẩm Dư Hoa chứa đựng sự thờ ơ, ghê tởm, bạo lực, vạch rõ xác thực mặt ác của nhân tính, phủ nhận sự tốt đẹp và cao thượng của con người.
Tác phẩm Sống cũng viết về đề tài sự sống, cái chết nhưng không còn bạo lực, máu me mà thay vào đó là sự ôn hòa. Cách xây dựng nhân vật hoàn toàn thay đổi, xuất phát điểm là người nông dân lương thiện, cao thượng trong nghèo khổ. Trước đó hàng loạt tác phẩm thời kì văn học tiên phong đỉnh cao có thể thấy được phần lớn các nhân vật đều chứa đựng sự hoài nghi với xã hội, mất phương hướng. Truyện ngắn Mười tám tuổi ra khỏi nhà đi xa, nhân vật chàng trai trẻ lên đường tìm kiếm một điều gì đó mơ hồ, rồi nhận được là những mất mát, đổ vỡ niềm tin đối với con người trong xã hội. Cậu bé trong hoàng hôn phơi bày tàn nhẫn nhân tính, cậu bé vì quá đói đành ăn trộm một quả táo nên bị ông chủ đánh đến gãy tay, bị trói cả buổi chiều mới được thả đi, bóng cậu dần mất hút trong hoàng hôn nhạt nhòa bụi đất. Tôi không có tên kể về cuộc đời anh chàng có tên Lai Phát bị ngớ ngẩn nhưng tràn đầy tình cảm, xã hội đã biến anh ta trở thành người không dám nhận mình có tên nữa. Tình yêu cổ điển hiện lên một xã hội “ăn thịt người”, tuy được phủ lên màu sắc cổ điển nhưng tác phẩm chứa đựng nhiều điều tàn bạo không thể tưởng tượng.
Sống viết về cuộc sống nhân sinh của con người, thông qua hình tượng nhân vật Từ Phú Quý. Nhân vật Phú Quý dùng nghị lực và lòng lương thiện để trả lời tình cảnh bất lực với khổ nạn, sự dẻo dai ngoan cường để sống với lí tưởng, sự cao thượng. Hầu hết các nhân vật phụ trong tác phẩm cũng được tạo hình hướng đến thiện tính, không hề bon chen tranh giành, không oán trách, thậm chí còn đề cao tình người trong xã hội. Đây là kết quả thay đổi chiều sâu tư tưởng sáng tác của Dư Hoa.
29
Sự ôn hòa được vận dụng rất nhuần nhuyễn trong tiểu thuyết Sống. Ngòi bút ôn hòa nên không chỉ nhân vật hướng thiện, tin tưởng cuộc sống mà mối quan hệ giữa người với người được quan tâm hơn, đó là sự kết nối bằng tình cảm chứ không ghẻ lạnh, thờ ơ, vô cảm như hầu hết những tác phẩm giai đoạn trước. Tình cảm gia đình bị phân giải đáng sợ trong
Một loại hiện thực, gia đình là nơi neo đậu hạnh phúc, bến bờ để trở về. Thế mà ở đây điều đó là quá xa vời, anh em giết nhau, chú giết cháu, mẹ không hề có phản ứng. Gia đình hoàn toàn tan rã. Gào thét trong mưa bụi tạo dựng một mái nhà rời rạc, lỏng lẻo. Hình tượng người cha bị đạp đổ qua nhân vật Tôn Quảng Tài. Hắn bạo lực với các con, bất hiếu với cha, không chung thủy với vợ, sàm sỡ với con dâu. Ở đây mối quan hệ gia đình, bạn bè dần mất đi, khó tìm thấy trong màn mưa bụi che phủ, dù cho con người có gào thét dữ dội đến đâu đi nữa. Đó cũng chính là nỗi niềm cay đắng và hạnh phúc mà Dư Hoa muốn tìm lại sau nhiều lần cố gắng bấm vào phím điện thoại gọi vào quá khứ ở đầu dây bên kia.
Sốngđã tạo dựng hình tượng người cha, người chồng mang nhiều nét đẹp phẩm chất truyền thống của nông dân Trung Quốc. Viết một tác phẩm đề cao sự sống, thông qua đó nhà văn đề cao nhân cách tốt đẹp của con người. Chủ đề tác phẩm còn hướng đến tình gia đình bền chặt, tình người thắm thiết và cả tình yêu cuộc sống. Dù miêu tả hiện thực rõ nét đến đâu chăng nữa thì Sốngcũng phản ánh sự đổi mới góc nhìn của Dư Hoa, “sứ mệnh của nhà văn không phải là trút xả, không phải là tố cáo hay vạch trần. Anh ta nên thể hiện, nên trình bày sự cao thượng trước mọi người. Sự cao thượng tôi nói ở đây không phải thứ tốt đẹp đơn thuần, mà là sự siêu nhiên sau khi đã hiểu rõ mọi sự vật, nhìn nhận đối xử như nhau đối với thiện và ác, đánh giá thế giới bằng con mắt đồng tình” [25, tr.196].
Hình tượng nhân vật Từ Phú Quý xây dựng dựa trên những cơ sở thay đổi quan điểm nghệ thuật, đề tài. Từ chỗ phân giải cấu trúc tư tưởng truyền thống, chống đối trật tự lí tính xã hội, Phú Quý là kiểu nhân vật tràn đầy sự đồng tình, thái độ sống phù hợp với hoàn cảnh. Một câu nói của nhà văn Trang Thế Hy, có thể liên hệ với Dư Hoa, “điểm tựa tin cậy của người viết là nỗi đau khổ của số đông thầm lặng”. Câu chuyện chịu đựng khổ ải của nhân vật đã làm lay động biết bao độc giả. Tuy nội dung khai thác không thực sự mới mẻ nhưng chính sự thay đổi khác biệt ở một nhà văn tiên phong, điều đó đã đem lại thành công về mặt nội dung cho tiểu thuyết này.
30