Triết học Đông Tây trong quan niệm sống chết

Một phần của tài liệu vấn đề sống chết trong tiểu thuyết sống của dư hoa (Trang 35)

6. Bố cục của luận văn

2.1.1. Triết học Đông Tây trong quan niệm sống chết

Khi khảo sát quan niệm sinh tử Đông Tây chúng tôi đã tham khảo công trình Triết lí sinh tử Đông Tây của tác giả Phùng Lô Tường do Thích Hoằng Trí dịch. Ở cuốn sách này đã phần nào có cái nhìn chung về sinh tử Đông Tây của một nhà triết học Trung Quốc. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tham khảo tổng hợp nhiều tài liệu để từ quan niệm sinh tử Đông Tây soi vào quan niệm sinh tử trong Sống.

Quan niệm về sống chết trong triết học phương Tây không thể không nhắc đến các nhà triết học lớn Hy Lạp. Quan niệm thay đổi theo thời gian bởi chịu ảnh hưởng nhiều từ các nền văn hóa khác nhau cũng như thừa hưởng các thành tựu. Các nhà triết học Hy Lạp từ trước Công nguyên đã đưa ra ý kiến xung quanh việc sống chết của con người, tiêu biểu với quan điểm của Thales, Heracleitos, Pythagoras, Socrates, Plato, Aristoteles.

Tư tưởng chính trong triết học Thales là “vạn vật lưu chuyển”, xem nước tượng trưng cho “nền tảng đầu tiên” của vạn vật, vạn vật trên thế giới này đều có mạng sống. Theo cách nhìn của ông, sự vật đều chứa đựng thần linh, sống chết đều nằm trong sự thay đổi

34

mang tính lưu chuyển của vạn vật nên không phải sợ hãi, lo lắng với cái chết [dẫn theo 60, tr.202]. Heracleitos có quan điểm khác về sống chết. Tư tưởng trung tâm của ông chính là Lô-gích, “con người có sinh ắt có tử”, vạn vật đều bất biến trong sự thay đổi, cũng là nguyên tắc bất biến trong biến hóa. Câu nói nổi tiếng của ông: “chúng ta không bao giờ tắm hai lần trong cùng một dòng sông” hiểu về lẽ sống chết rằng sự tồn tại của chúng ta hôm nay và ngày mai không giống nhau, “tồn tại mà lại không tồn tại”. Ông nhấn mạnh quan điểm: “con đường đồng nhất giữa sinh tử” hay “trong bản thân chúng ta, sống và chết, tỉnh và mộng, trẻ và già, luôn luôn đều là những cặp phạm trù đồng nhất. Cái sau thay đổi trở thành cái trước, cái trước lại thay đổi trở thành cái sau” [dẫn theo 60, tr.206].

Đến với Pythagoras, không chỉ là nhà toán học thiên tài mà còn là nhà triết học lớn. Tư tưởng trung tâm của ông là thuyết “thể xác là nhà lao”, xem thể xác là nhà ngục trói buộc linh hồn, khi chết linh hồn sẽ rời thể xác. Cho nên: “chết chỉ là sự giải thoát tạm thời của linh hồn”, không phải sợ hãi cái chết. Ông chịu ảnh hưởng lối thờ cúng Orpheus đương thời và tin vào “linh hồn chuyển sinh” hay “nhân quả báo ứng”, gần với lòng tin nhân quả luân hồi của Phật giáo. Theo thuyết này, khi chết linh hồn sẽ trải qua một thời gian chuyển sang một kiếp sống mới với thân thể khác [dẫn theo 60, tr.207].

Bàn về sống chết trong triết học Hy Lạp nổi tiếng với các quan điểm của Socrates, Plato, Aristoteles. Họ được xem là “ba vị thầy Hy Lạp” đã có nhiều góc nhìn tiến bộ, bên cạnh đó vẫn còn nhiều điều đáng bàn.

Socrates tin vào thần thánh và mệnh trời, nhận định “sống chết có mệnh”, nhưng vẫn khẳng định sự nỗ lực của bản thân con người là quan trọng nhất. Học trò của Socrates là Plato đã ghi lại nhiều câu di ngôn của thầy mình nên tư tưởng cả hai người có khi không thể phân biệt được. Xu thế gần đây nhất của phương Tây là gộp chung lại và gọi là tư tưởng “Socrates – Plato”. Tư tưởng này đưa ra nhiều vấn đề quan trọng đối với sống chết. Trước hết, với cuộc sống nhấn mạnh sống cần phải phản tỉnh thì mới có ý nghĩa. Tiếp đó, tiêu chuẩn của sự sống phản tỉnh như điều ông từng nói là sống tốt phải dựa vào sự công bằng, chính nghĩa, cao thượng; trái lại sống làm điều sai trái, không biết phản tỉnh thì thà chết còn hơn. Hướng đến cái chết, tư tưởng này cho rằng con người khi đối diện cái chết thì không thể đủ khả năng đoán được tình hình về cõi âm, chỉ có hai nơi con người có thể chọn sau khi chết, một là chết đem lại sự u tối trong tâm thức, hai là linh hồn từ cõi này di cư đến cõi khác. Thuyết này đem lại sự an ủi lớn cho con người khi sống với sự già nua, bệnh tật, đói rét, thì bấy giờ nên giáp mặt cái chết với tâm thế an nhiên, tự tại. Thuyết “Socrates – Plato

35

đã cho thấy cái nhìn khá thoáng đối với vấn đề nhân sinh muôn thuở này. Sống trên đời đòi hỏi sự phản tỉnh cao, không hề e sợ cái chết bởi linh hồn khi rời khỏi thể xác sẽ có đời sống vĩnh cửu. Cách nhìn này khiến người ta thanh thản, an nhiên hơn trong cuộc sống.

Đến với nhà triết học cổ đại Aristoteles, hậu duệ và học trò của Plato, vấn đề sống chết được nhìn khác biệt hơn. Gần như ngược hoàn toàn với cách nói linh hồn bất tử thì Aristoteles nhấn mạnh: “toàn bộ linh hồn nằm ở cảnh giới sau khi con người chết, tiếp tục tồn tại là điều không thể chấp nhận” [dẫn theo 60, tr.225]. Ông thấy linh hồn thống nhất với thể xác, không hề có bản tính của tự thân nó, khi thân thể bị hủy diệt thì linh hồn cũng mất đi. Ông còn nói đến việc nối tiếp của chủng tộc và con cháu đời sau chính là việc lưu giữ linh hồn, “lấy cái thuộc chủng loại nào đó thuộc chủng loại của bản thân nó, kế tục sự tồn tại của nó thì sẽ trở thành hình thức có khả năng duy nhất” [dẫn theo 60, tr.226]. Tuy thế ông còn nhận thức dù có dành được thế giới nhưng nếu mất đi mạng sống thì chẳng còn gì, nhưng vẫn đề cao dũng khí và mĩ đức còn hơn mạng sống, có thể dựa vào đó để khắc phục nỗi sợ hãi.

Từ các nhà triết học Hy Lạp đến với các nhà triết học phương Tây, quan niệm về sống chết có điểm tương đồng lẫn khác biệt. Trước hết các nhà tư tưởng phương Tây trên cơ sở kế thừa, thời cận đại với chủ nghĩa lý tính nên góc nhìn nghiêm túc đối với sống chết như với Descartes, Kant hay Heghen. Descartes theo thuyết nhị nguyên luận nên cho rằng sự sống là vật chất và cái chết là tâm linh đều là thực thể mang cấp độ giống nhau. Ông nhìn nhận cái chết không hề đáng sợ vì chết thì linh hồn vẫn bất tử, bởi nó rời khỏi thể xác nhưng chẳng thể bị tổn hại gì. Nhà triết học Kant (Đức) đưa ra nhiều quan điểm về sinh tử. Trước hết ông cho rằng người chết có linh hồn bất tử, linh hồn không có tính xác định thuộc phạm trù Logic nhưng lại có tính xác định thuộc phạm trù đạo đức. Từ cách nhìn này ông còn hướng đến việc phản đối tự sát, vì hành vi tự sát là hoàn toàn không phù hợp với “quy luật tự nhiên chung”. Bất luận con người có đau khổ, bất hạnh đến đâu thì vẫn phải sống kiên cường, không có lí do nào để hủy diệt mạng sống. Con người cần phải vạch ra phương hướng sống, lí tưởng, mục tiêu thì đời sống mới có trọng tâm và sống trường thọ được.

Đến với Hegen, nhà triết học đã trang bị đầy đủ các phương pháp khi nhìn nhận về sinh tử. Ông nhận định chết không hoàn toàn mang nghĩa phủ định, nhờ cái chết để nâng cao nội hàm và ý nghĩa của mạng sống. Và chết còn là sự phủ định một cách tự nhiên của ý thức, con người luôn mang ý thức sợ hãi cái chết trong suốt quá trình sự sống, cho nên

36

khám phá cái chết chính là lúc phủ định được nỗi sợ hãi. Bấy giờ mới có thể thăng hoa tinh thần để đạt đến sự vĩnh hằng “tinh thần tuyệt đối” [dẫn theo 60, tr.249].

Nietzsche là nhà triết học người Đức đã làm lung lay các nền móng của nền luân lý theo truyền thống và của đạo Thiên Chúa. Nền triết học của Friedrich Nietzsche đặt trọng tâm vào ý tưởng “xác nhận về đời sống”. Qua đó đặt câu hỏi liên quan tới mọi chủ thuyết đã lấy đi các năng lực của đời người, bởi vì nhà triết học tin tưởng vào đời sống, sức khỏe, sự sáng tạo, vào các hiện thực của thế giới mà chúng ta đang sống, hơn là vào một thế giới “bên kia”. Nietzsche nói rằng: “Thượng Đế đã Chết”, không phải là lời phủ nhận giữa con người với Thượng đế mà chính là nỗi lặng câm, quay mặt của Thượng đế.

Nhìn chung quan niệm sinh tử trong triết học phương Tây, từng nhà triết học, tư tưởng có cách nhìn nhận riêng. Xét từ bản chất, lí luận nhân sinh của phương Tây về ý nghĩa chân chính là chủ nghĩa nhân bản, biểu hiện tinh thần nhân cách trên hết của chủ nghĩa lí tính, lấy “chết làm gốc”. Chủ nghĩa lí tính khi suy xét sự sống chết, cho rằng cần trân trọng sự sống và bình tĩnh đối mặt cái chết. Quan niệm về đời sống sau khi chết cũng được đặt ra, với những ý kiến trái chiều về linh hồn có hay không tồn tại. Bên cạnh đó văn hóa Đông Tây giao thoa nên vẫn có những chỗ tương đồng với triết học phương Đông.

Văn hóa Trung Quốc có bề dày và bề sâu, đã hình thành và phát triển từ cổ đại. Nhiều nhà tư tưởng đã cố gắng đi tìm lí giải về sinh tử, bởi con người còn rất nhiều mơ hồ về vấn đề mà ai cũng phải đối mặt trong cuộc đời. Ban đầu các học thuyết còn đan xen, chưa có học thuyết nào là chính thống. Sau đó những học thuyết ngày càng khẳng định được giá trị riêng, được nhiều người chấp nhận, có học thuyết còn được xem như một tôn giáo. Chúng ta có thể kể đến tư tưởng của Nho gia tiêu biểu với Khổng Tử, Mạnh Tử, hay Tuân Tử; tư tưởng Đạo gia với đại diện là Lão Tử, Trang tử và Phật giáo.

Nho giáo với hệ tư tưởng chính thống chi phối đất nước Trung Quốc với chế độ phong kiến hàng ngàn năm. Tư tưởng Nho giáo phần lớn tin vào thuyết số mệnh, đời sống con người do vận mệnh chi phối. Luận ngữ (Khổng Tử) có nói: “sống chết hữu mệnh, giàu sang tại trời”. Mạnh Tử cho rằng: “Chết yểu hay sống thọ không có gì khác nhau, cần bền chí để tu thân, đó là đứng vững trên số mệnh của mình” (thiên Tận tâm - Mạnh Tử). Khổng Tử với tư tưởng “tri mệnh”, Mạnh Tử tiếp nối “lập mệnh”, chủ trương coi trọng chữ nhân nghĩa, con người cần giữ gìn phẩm cách cao quý. Tư tưởng Nho gia cho rằng con đường đời người ta đi cần phải nâng cao giới hạn đạo đức của mình, bắt đầu từ “tu thân” đến “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Đối mặt với tử vong, con người cũng nên lấy thái độ

37

lập đức, lập công, lập ngôn” để đối xử, dựa vào nguyên tắc đạo đức mà dũng cảm hiến dâng bản thân.

Đạo gia đề xướng “vô vi nhi vô bất vi” (không làm nhưng không có gì không làm). Tư tưởng này hình thành từ Lão Tử, phát triển đến Trang Tử hàm chứa triết lí nhân sinh sâu sắc. Nói từ góc độ “Đạo”, Đạo là bản nguyên của vũ trụ, tự nhiên mà hình thành trời đất, vạn vật. Nói một cách tự nhiên thì “Đạo” là “vô vi, nói từ góc độ sinh thành vạn vật thì “Đạo”lại là“không có gì không làm. Cho nên vô vi là nói thuận theo tự nhiên, còn vô bất vi là nói không có việc gì không làm, trên thực tế thì vô bất vi nảy sinh từ vô vi. Tư tưởng này bao gồm nhiều luận điểm, trước hết là sự hợp nhất với tự nhiên, hai là nhu nhược không tranh đấu, ba là hư tĩnh thanh đạm, bốn là phục phác quy chân. Tư tưởng Lão Trang có tác dụng tu thân dưỡng tính, giảm nhẹ áp lực tinh thần và bỏ đi sự dày vò tinh thần, thi vị hóa nhân sinh khiến cho con người sống trên đời tự bằng lòng với khoái lạc tiêu dao. Tư tưởng này hướng con người đến cuộc sống tự do tự tại không gò bó, thoát khỏi ràng buộc của việc đời, nhưng bên cạnh đó còn làm yếu mềm dũng khí phấn đấu tiến thủ của con người.

Đạo giáo ảnh hưởng đến các mặt tính cách, tâm lí dân tộc Trung Quốc. Đạo giáo đều cường điệu trung hiếu, hòa thuận, nhân nghĩa, yêu cầu con người nhu, nhược, khiêm, cung, tế độ diệt khổ và thiết lập thuyết trách nhiệm, báo ứng, địa ngục tiên cảnh… để uy hiếp con người. Tư tưởng này cường điệu việc con người làm điều thiện, nói về lương tâm trời đất, tin tưởng việc thiện tất được báo ứng, điều ác tất bị ác báo. Tư tưởng chi phối con người ở mức độ nhất định, giúp con người luôn làm việc thiện để được yên ổn, vui vẻ về mặt tinh thần, mặt khác người làm điều ác cho dù chưa bị pháp luật trừng trị nhưng khó tránh khỏi lương tâm dày vò và nỗi sợ hãi gặp báo ứng. Tư tưởng này còn đem lại sự thanh lọc tâm tính, hòa hợp với tự nhiên, quên những điều phiền muộn để điềm đạm hư tĩnh, giữ lại sự chất phác. Con người mang tinh thần Đạo giáo tức là luôn giữ được trạng thái tâm lí cân bằng, thuần tĩnh, thúc đẩy con người giải thoát khỏi những giằng xé dung tục, vươn đến điều tốt đẹp, thanh cao.

Trang tử nói trong thiên Đại tông sư rằng: “chết sống là mệnh vậy”, có thể xem là điển hình về Túc mệnh luận. Sống chết được xem là hai mặt của một chỉnh thể, tương thông lẫn nhau. Trang Tử nhấn mạnh phải vượt lên trên vấn đề sinh tử, nhìn thấu thế giới để thấy rằng chẳng phải lo phiền, đau khổ vì chuyện sống chết. Ông còn cho rằng nhân sinh như mộng, “có kẻ chiêm bao cười giữa tiệc rượu, tỉnh giấc khóc trong lòng; hoặc chiêm bao buồn khóc, khi tỉnh giấc vui như đi săn. Lúc chiêm bao không biết chiêm bao, khi tỉnh giấc

38

mới hay là mộng cả. Chỉ có bậc đại giác mới biết cuộc đại mộng đó thôi” [54, tr.89]. Con người trong mộng nhưng không biết mình đang mộng, thậm chí trong giấc mộng còn nhập vai hoàn toàn, sau khi tỉnh mới biết mộng hoàn mộng mà thôi.

Đến với quan niệm của Phật giáo về sinh tử, Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc, rộng lớn đến nền văn hóa truyền thống Trung Quốc và hiện thực cuộc sống. Từ Ấn Độ đi vào Trung Quốc, Phật giáo đã có nhiều thay đổi để phù hợp với nhân sinh quan, với xã hội. Hình tượng các vị Phật cũng có khác biệt đi so với ban đầu, mỗi vị lại đại diện cho những tư tưởng khác nhau. Ở những hình ảnh ban đầu, Di Lặc được mô tả như một vị hoàng tử thanh mảnh, tuấn tú, thường mặc trang phục hoàng gia Ấn Độ. Đến Trung Quốc ta thấy hình tượng Phật Di Lặc, quả vị Phật tương lai với “bụng to có thể chứa được việc thiên hạ khó dung. Mở miệng liền cười chứa trọn nụ cười nhân thế” [dẫn theo 11, 479]. Hình ảnh vị Phật dáng vẻ to béo, hiền hòa, tự tại, bụng phơi ra, trẻ con đeo xung quanh, có đầy đủ ý vị, tay lần tràng hạt, ngồi khuỳnh chân cởi trần với vẻ mặt tươi cười đã phản ánh thái độ nhân sinh nhẫn nại thoát tục của nhân dân Trung Quốc đối mặt với tang thương khổ nạn trong đời sống xã hội. Tư tưởng Phật giáo nói một cách tổng thể là thế giới quan, nhân sinh quan duy tâm nhưng nó cũng phân tích và có trí tuệ triết học độc đáo với vũ trụ, nhân sinh.

Theo Phật giáo thế giới này vốn vô thường, con người phải thấu triệt nó. Sự sống chết liên quan đến nhân quả, nhân duyên. Ai được gần nhau là do duyên tạo, xa nhau là đã hết duyên. Sự sống chết ngắn dài là do nhân quả đã tạo trong cả ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai. Cái chết không phải là kết thúc mà chính là sự khởi đầu bởi khó mà thoát được vòng luân hồi xoay chuyển. Kiếp người phù sinh phải hứng chịu bao nhiêu nỗi khổ đau, sự chia li trước cái chết là một trong những điều đau khổ nhất. Mỗi cá nhân phải đối mặt với sự thật vô thường thì mới sống cuộc đời tự tại được.

Quan niệm sinh tử Đông Tây đều có những nhận định của các nhà triết học, tư tưởng

Một phần của tài liệu vấn đề sống chết trong tiểu thuyết sống của dư hoa (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)