Giọng điệu tự sự

Một phần của tài liệu vấn đề sống chết trong tiểu thuyết sống của dư hoa (Trang 86)

6. Bố cục của luận văn

3.1.4. Giọng điệu tự sự

Đọc một tác phẩm, yếu tố đầu tiên người đọc có thể cảm nhận là giọng điệu. Nhưng để hoàn kết các cung bậc, để ngấm vào mình giọng nói tác giả, đó lại là yếu tố cuối cùng, sau khi đã thâm nhập vào kiến trúc bề sâu của tác phẩm, những tầng lớp nghĩa. Độc giả cảm được giọng điệu tác phẩm sẽ thấy được đường diễn biến trong ý đồ sáng tạo, đồng thời thấy được sự chuyển biến tinh tế trong tâm hồn nhà văn.

Theo Từ điển Thuật ngữ văn học thì“giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [18, tr.134], “giọng điệu trong tác phẩm thường đa dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản, chủ đạo, chứ không đơn điệu” [18, tr.135].

Giọng điệu là một trong những yếu tố chủ đạo cấu thành hình thức nghệ thuật của một tác phẩm. Nó là một hình tượng nghệ thuật mang tính cá nhân cao độ, là sản phẩm quá

85

trình lao động nghiêm túc của nhà văn. Nó không chỉ làm nên phong cách riêng của nhà văn mà còn làm nên bản sắc riêng của mỗi trào lưu, trường phái hay mỗi thời đại văn học.

Dư Hoa vốn quen thuộc dùng giọng điệu tự sự lạnh lùng, khẳng định phong cách nhà văn tiên phong riêng biệt. Trước đây Dư Hoa sáng tác hàng loạt tác phẩm tàn khốc, khắc nghiệt, nhân sinh tăm tối, vạch trần mặt xấu nhất của tội ác ra trước mắt con người, như lời Chu Ngọc trong Tác phẩm ấn tượng của Dư Hoa, Sử Thiết Sinh, Cách Phi, Lâm Cân Lan, Kỷ Thiên Tân khẳng định rằng: “máu chảy trong huyết quản anh ta nhất định lạnh băng” [dẫn theo 72].

Trung tâm ngôn ngữ nhiều truyện ngắn Dư Hoa mang không khí bạo lực. Nhà văn thích miêu tả cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè trong tàn sát và tranh giành, phủ định hoàn toàn tình thân, tình bạn, tình yêu. Điều này ở Một loại hiện thực thể hiện nổi bật. Khi miêu tả cảnh giết chóc, nhà văn vẫn viết với thái độ thờ ơ, không can thiệp, cứ để sự việc diễn ra như dưới góc quay của máy quay tự động. Việc cậu bé Bì Bì bốn tuổi làm em họ ngã chết là lỡ tay, nhưng trước đó lại tát liên tiếp và bóp cổ đứa em để mang lại hứng thú cho mình thì cái ác nhân tính đang manh nha ở một đứa bé. Sơn Phong trả thù cho con nhưng lại quá man rợ với cháu, một phát đá chết Bì Bì, dẫn đến anh trai Sơn Cương giết chết hắn. Vợ Sơn Phong thì tràn đầy ác ý khi hiến thi thể Sơn Cương cho bệnh viện để bác sĩ giải phẫu hắn thành nhiều mảnh khiến hắn chết không toàn thây. Trong toàn bộ quá trình giết chóc, người mẹ trước sau thờ ơ giống như người ngoài cuộc, đi ra trông thấy xác cháu thì vào phòng ngay. Bà ta chỉ nóng lòng trông mong các con quan tâm một chút đến chuyện ăn uống của bà ta. Ý nghĩa truyền thống về mái nhà là bến cảng hạnh phúc ấm áp ở đây đã bị phân giải nặng nề.

Trong Tình yêu cổ điển, khi xảy ra nạn đói dù là tiểu thư con nhà giàu từng được chiều chuộng thì vẫn bị người nhà vô tình vứt bỏ cho bọn “ăn thịt người”, đoạn miêu tả này làm hiện lên bức tranh sinh tồn tàn khốc dữ dội. Con người trong nạn đói đối xử với nhau như thú vật, xuất hiện nhiều chợ mua bán thịt người tàn nhẫn. So với Nhật kí người điên của Lỗ Tấn, người điên chỉ mới hoảng sợ cái xã hội con người ăn thịt lẫn nhau trong đầu của anh ta. Còn nơi đây, ngòi bút Dư Hoa đặc tả từng cảnh bắt người, đâm, chặt từng bộ phận cơ thể như với một con vật khiến người ta vừa sợ vừa kinh tởm. Chủ quán giết thịt không muốn giết ngay đứa bé vì “thịt không tươi” [24, tr.214], thế là “chủ quán bổ mạnh lưỡi rìu sắc xuống, nghe phập một tiếng, xương bị chặt đứt, một dòng máu bắn tung tóe ra chung quanh, bắn cả vào mặt chủ quán nhoe nhoét […] khi nhìn thấy cánh tay mình nằm trên cọc

86

gỗ, em bé bỗng há hốc mồm đờ đẫn. Một lúc sau mới gào lên mấy tiếng, ngã gục người ra đất. Ngã ra đất rồi mới khóc thét lên nức nở, tiếng khóc hết sức chói tai” [24, tr.214]. Người mẹ muốn con đỡ đau đớn hơn nên dùng dao sắc nhọn đâm vào ngực con cho chết. Tiếp đến “tiếng rìu bổ xuống nặng nề của chủ quán, cùng với tiếng gào dài như xé của người đàn bà” [24, tr.215]. Nơi giết thịt người chẳng khác nào một lò mổ “một gã xách cái rìu bám đầy máu, một gã khác lại cầm cái chân người còn đang rõ máu. Liễu Sinh nghe rõ tiếng giọt máu nhỏ xuống đất trơ lì. Anh nhìn xuống đất, thấy những vết máu lỗ chỗ, mùi tanh xộc vào mũi, chứng tỏ ở đây số người bị giết thịt làm thức ăn đã nhiều lắm” [24, tr.218]. Khi Liễu Sinh nhận ra cô chủ Huệ đang là nạn nhân bị ăn thịt liền dùng toàn bộ số tiền để chuộc lại cái chân, “lúc này một người đang xẻo thịt trên chân cụt của cô chủ, chân cô lúc này đã bị cắt xẻo nát vụn” [24, tr.219]. Với giọng điệu miêu tả không thể lạnh lùng hơn, Dư Hoa để sự việc hiện lên từng câu từng chữ đều đều như đọc mà chẳng mang chút cảm xúc nào, khiến câu chuyện trở nên đáng sợ, tàn khốc.

Dư Hoa dùng thái độ tự thuật lạnh lùng, tự sự bàng quan, ngữ cảm bình tĩnh phơi bày cho chúng ta thấy con người tàn sát đồng loại và tự mình hại mình. Điều đó như thí nghiệm giải phẫu cơ thể con người, cảm thấy hoàn toàn rõ ràng, sinh động, cụ thể nên không thể không làm cho độc giả cảm thấy lo sợ, hoảng hốt. Mỗi đoạn văn như một lưỡi rìu sắc bén bổ xuống thần kinh, xé toang cảm giác của chúng ta với những cảnh tượng đáng sợ của thế giới không thuộc về mình.

Tiểu thuyết Gào thét trong mưa bụi tái hiện bầu không khí ngột ngạt, nặng nề. Tôn Quảng Tài đóng vai một nhân vật khốn nạn, tham lam, giả dối. Hắn xem cha và con trai là hai kẻ ăn bám, “tôi phải nuôi hai con giun” [28, tr.237]. Quảng Tài mong mỏi cha chết hơn ai hết, sự chờ đợi khiến hắn mất kiên nhẫn: “ông đã chết đếch đâu, nếu ông muốn chết thật, thì đi mà treo cổ, đi mà tự vẫn, mẹ kiếp, đừng nằm trên giường nữa” [28, tr.260]. Lời hắn thốt ra chẳng phải của một con người chứ đừng nói là của đứa con. Sau hơn hai mươi ngày cuối cùng khi nghe cha chết, hắn ta đã “cười như trút được gánh nặng” [28; 261]. Càng ngày Quảng Tài càng bại hoại, từ vụng trộm chuyển sang công khai sống với một bà quả phụ, thậm chí sàm sỡ con dâu. Phía bên ngoài gia đình được miêu tả tràn ngập âm mưu, ghê tởm, hãm hại và kì thị, Tô Vũ chết thảm thương, Phùng Ngọc Thanh bị lăng nhục, Quốc Khánh bị vứt bỏ. Câu chuyện kể dưới góc nhìn nhân vật Tôn Quang Lâm, vừa là điểm xuất phát và là người trở về, chứng kiến nhiều số phận. Nhân tính bất thường, quái đản, hoàn

87

toàn bị bóp méo trong kết cấu tiểu thuyết. Sự dịu dàng, ấm áp bị lạnh lùng và bạo lực chia cắt trở nên nát vụn, rời rạc.

Đến tiểu thuyết Sống, chúng ta vẫn thấy tác giả tự thuật về cái chết lạnh như băng.

Sống bày ra trước người đọc bức tranh dày đặc khổ ải nhân sinh và cái chết, nhưng không đơn thuần là góc nhìn bạo lực, máu me, sợ hãi phủ lên cái chết, đằng sau những cái chết đó ẩn chứa lí giải thâm sâu về tâm lí học, xã hội học của tác giả. Người tự thuật chính là Từ Phú Quý kể về chính cuộc đời ông ta. Phần nào liên quan đến khổ nạn, Phú Quý vẫn bày tỏ cảm xúc. Thế nhưng việc dựng cảnh, tái hiện hiện thực thì giọng kể của nhân vật tỏ ra thản nhiên, bình tĩnh. Phú Quý kể về quá khứ đã qua, cuộc đời chịu quá đủ đắng cay nên sống với thái độ chấp nhận chứ không oán hờn, trách móc. Chính từ điểm xuất phát như thế nên Dư Hoa dùng giọng điệu vô cùng khách quan, lạnh lùng đem lại cảm giác khá tàn nhẫn tác động vào tâm lí độc giả.

Kể toàn bộ câu chuyện, Dư Hoa dùng giọng điệu lạnh lùng, tàn nhẫn, hơn nữa miêu trực tiếp, không có gì phủ lên hay làm nền. Tác giả như người có nội tâm lạnh lùng kể về câu chuyện không liên quan gì đến mình, bình thản mà thờ ơ. Giọng văn bình tĩnh, lạnh lùng như con dao giải phẫu sắc bén lạnh lẽo, không chút do dự, chuẩn xác nhắm thẳng vào gốc rễ căn bệnh xã hội và ung nhọt, chất độc của nhân tính; phơi bày vết thương làm cho người đọc hoảng sợ.

Gia đình Phú Quý trong Sống vô cùng gian khổ, dù toàn bộ cuốn sách cái chết lần lượt đến nhưng Dư Hoa không giống trước đây phô trương, nhìn như loãng nhưng bao hàm tình cảm, bên trong không có ghê gớm máu thịt, không oan khuất khóc lóc hay gào thét bi thương. Miêu tả mấy ngàn thương binh bị chết cóng trong một đêm, ngòi bút Dư Hoa không hề e dè:

Vào khoảng nửa đêm, tiếng gào khóc của thương binh ở ngoài hầm đã nhỏ dần […] Những tiếng kêu rên ấy đứt đoạn, cứ văng vẳng, y như đang nói chuyện, người này hỏi một câu, người kia đáp một lời, tiếng kêu thảm thương tới mức không giống người sống đang nói ra. Được một lúc nữa chỉ còn lại tiếng đang nức nở, nghe nhỏ như tiếng muỗi vo ve qua lại trên mặt tôi. Tôi cứ nghe cứ nghe, không giống đang kêu rên mà trái lại như đang hát điệu gì đó, bốn chung quanh im phăng phắc, chỉ có một tiếng này cứ quanh quẩn lại mãi ở đó. Tôi nghe đến nỗi phát khóc, tuyết trên mặt tan chảy vào cổ, y như gió lạnh thổi đến. Lúc trời sáng chẳng còn nghe thấy tiếng gì nữa. Chúng tôi thò đầu ra xem, mấy ngàn thương binh hôm qua còn gào khóc giờ đã

88

chết hết, nằm ngổn ngang ra đó không nhúc nhích, một lớp tuyết mỏng phủ lên người” [25, tr.65-66].

Sinh mệnh bình thường bị cuốn đi trong dòng chảy lịch sử, chôn vùi trong những tranh chấp chính trị, lặng yên không một tiếng động.

Ngòi bút miêu tả cái chết tàn nhẫn như chính bản chất của nó, đặc biệt đối với cái chết Hữu Khánh. Phú Quý được báo đến bệnh viện khi xác con đã lạnh. Bác sĩ không hề lo lắng, ăn năn, chỉ phán lạnh lùng: “tại sao ông chỉ đẻ có một đứa con trai?” [25, tr.125], từ đầu đến cuối không hề xuất hiện một ai đứng ra nhận trách nhiệm cho sinh mạng vừa bị mất oan uổng. Đến cả anh bạn đồng đội Xuân Sinh bao nhiêu năm gặp lại biết rằng con trai Phú Quý vì hiến máu cho vợ mình mới chết cũng không hề nói một lời cám ơn, hay xin lỗi. Sau một hồi khóc lóc vì nhận ra Phú Quý, anh ta chỉ thở dài: “làm sao lại là con trai anh được nhỉ?” [25, tr.131]. Tất cả sự việc liên quan đến cái chết tức tưởi của cậu bé chỉ có thế. Ngòi bút phải can đảm lắm mới tường thuật được sự việc đau lòng vô cùng khách quan. Cái chết diễn ra chóng vánh trong một buổi chiều tối. Sự việc kể lại thản nhiên, giọng điệu lạnh lùng. Điều đó đã phơi bày hiện thực trần trụi, xã hội coi thường tính mạng con người. Con người chỉ coi trọng quyền thế, tiền tài nên mạng sống của người thấp cổ bé họng bị xem như cỏ rác.

Tuy miêu tả tàn nhẫn như thế nhưng bên trong bao hàm sự xót thương sâu sắc của tác giả. Nhân vật Hữu Khánh là đứa trẻ ngoan ngoãn, đáng yêu. Nhà văn đã rất chú ý những chi tiết khắc họa cuộc sống khổ cực mà cậu bé phải chịu đựng:

Nhà có hai con cừu toàn do Hữu Khánh cắt cỏ nuôi chúng. Ngày nào Gia Trân cũng đánh thức Hữu Khánh vào lúc tờ mờ sáng. Thằng bé quăng liềm vào rổ, một tay cầm rổ, một tay dụi mắt, lật đật bước ra khỏi nhà đi cắt cỏ. Trông nó đáng thương quá, đang tuổi ăn tuổi ngủ, lại phải thức dậy vào lúc đang ngủ ngon say hơn cả, nhưng biết làm sao được? Không có Hữu Khánh cắt cỏ thì hai con cừu sẽ chết đói. Khi Hữu Khánh bưng rổ cỏ về thì sắp muộn giờ đi học, nó vội vội vàng vàng ăn một bát cơm nguội, vừa nhai vừa chạy đến trường. Buổi trưa đi học về phải cắt cỏ nuôi cừu rồi mới ăn cơm. Lúc Hữu Khánh lên mười tuổi, một ngày hai lần đi về nó phải cuốc bộ hơn năm mươi dặm [25, tr.99].

Cuộc sống tuổi thơ vốn phải thoải mái, vô âu vô lo, vui vẻ nhưng Hữu Khánh mỗi ngày đều phải bận rộn và mỏi mệt. Hữu Khánh chưa từng oán hận điều gì, tâm hồn nhỏ bé luôn tràn đầy nhiệt tình cho đến khi chết đi vì máu bị rút cạn thì nụ cười vô tư của cậu bé đã

89

hoàn toàn vụt tắt. Người đọc cảm nhận được đoạn viết về cái chết Hữu Khánh, nhà văn ắt đã rơi nước mắt xót thương trên trang sách.

Giọng điệu lạnh lùng là giọng điệu chủ đạo, kết hợp với giọng từng trải, chiêm nghiệm có khi nhà văn còn dùng giọng nhẹ nhàng, sâu lắng. Nhân vật Phú Quý gặp nhiều nỗi khổ nhân sinh nên đã đúc kết được nhiều triết lý sống. Qua lời nói, kể của Phú Quý ta bắt gặp được giọng từng trải, hiểu đời. Ông đề cập đến đạo lí con người phải tuân thủ: “làm người không được quên bốn điều: Không nói lời sai, không ngủ nhầm giường, không bước nhầm ngưỡng cửa, không được sờ nhầm túi” [25, tr.84]. Khi nhìn nhận lại sự việc đã trải qua, Phú Quý hiểu hơn, thấu suốt hơn, cách nói thể hiện điều đó: “một con người mạng có to đến mấy, nếu bản thân đã muốn chết, thì cũng không làm sao giữ nổi” [25, tr.143], “tôi thầm nghĩ, mình mới gánh có một ngày tiền mà người đã rã rời cả ra, đời ông nội kiếm ra ngần ấy tiền không biết bao nhiêu người chết mệt. Đến bây giờ tôi mới biết tại sao bố tôi không lấy tiền bạc mà lấy tiền đồng, bố tôi muốn tôi biết cái lý này, muốn tôi hiểu làm ra đồng tiền là hết sức khó khăn” [25, tr.35]. Giọng điệu trải đời của Phú Quý cho thấy nhân vật này sống rất cao thượng, lương thiện, chẳng muốn tranh giành, “người ta ai cũng thế, khi thò tay vào túi người khác móc tiền ra thì ai nấy cũng hớn ha hớn hở; đến lượt mình bỏ tiền ra, thì ai ai cũng mếu máo như đưa đám” [25, tr.23]. Thế nên ông ta đến con trâu cũng thấy đồng cảm “tôi nhìn thấy con trâu khóc thương tâm quá, trong lòng cũng thấy bùi ngùi, nghĩ bụng làm thân con trâu thật đáng thương, thay người kéo cày kéo bừa khó nhọc cả một đời, khi về già, không còn mấy sức nữa thì bị người giết ăn thịt” [25, tr.188].

Ở tiểu thuyết Sống, tác giả dùng góc nhìn của Phú Quý kể chuyện, tuy có bình thản nhìn nhận mọi việc nhưng còn có những chi tiết dùng giọng nhẹ nhàng cảm nhận. Đó là những cảnh thể hiện tình cảm gia đình gắn bó, yêu thương. Phú Quý kể ngày đầu tiên về nhà sau hai năm mất liên lạc, “dù sao thì tôi cũng đã về đến nhà. Đêm đầu tiên tôi không sao ngủ được. Hai vợ chồng cùng hai đứa con chen vào nhau; nghe gió thổi cỏ tranh phần phật trên nóc nhà, nhìn ánh trăng sáng vằng vặc ở bên ngoài, trong lòng tôi vừa yên tâm vừa cảm thấy ấm áp” [25, tr.77]. Với Hữu Khánh, có lúc Phú Quý cũng thể hiện được tình cảm cha con, “tôi biết Hữu Khánh cùng đi với bố đến cổng trường sẽ mất tự nhiên, liền rẽ sang lối khác. Đi được khoảng mười bước, tôi quay đầu lại, thì thấy Hữu Khánh đang nấp vào đằng sau một thân cây thò đầu nhìn bố. Tôi vừa quay lại, nó vôi vàng rụt đầu vào sau

Một phần của tài liệu vấn đề sống chết trong tiểu thuyết sống của dư hoa (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)