6. Bố cục của luận văn
2.2.2. Hiện thực lịch sử thể hiện vấn đề sống chết trong Sống
Dư Hoa không cố ý tiến hành miêu tả tỉ mỉ bối cảnh xã hội và xu thế phát triển lịch sử, không miêu tả đậm đặc sự kiện trọng đại hoặc thời kì lịch sử đặc biệt, nhưng tiến trình diễn biến câu chuyện lần lượt theo trình tự rành mạch rõ ràng. Câu chuyện của Phú Quý kể về cuộc đời mình bắt đầu khi đã trưởng thành, không lâu sau tán gia bại sản thì bị bắt lính, mốc thời điểm lịch sử có thể tính từ đó. Cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản (kết thúc 1950) - cải cách ruộng đất (bắt đầu từ 1940 kết thúc 1952) - thời kì đại nhảy vọt (1958- 1960) (công xã nhân dân 1958 và luyện sắt thép), từ năm 1959 đến 1962 được xem là “ba năm ác nghiệt”, 3 năm thiên tai – đại cách mạng văn hóa (1966 -1976), cụ thể trong tác phẩm là việc khoán sản phẩm đến từng hộ.
Nhân vật Phú Quý kể theo trình tự thời gian lịch sử, gắn liền các biến cố xảy ra với bản thân và gia đình. Các sự kiện liên quan đến thời điểm cụ thể như: “Tôi đi theo đại đội pháo này lên phía Bắc, càng đi càng xa” [25, tr.55], “Tôi đã bám sau lưng quân Giải phóng về đến nhà. Tính thời gian tôi xa gia đình đã sắp được hai năm. Lúc đi là giữa thu, khi về là đầu thu” [25, tr.74]. Trở về với gia đình Phú Quý nhận ra thời đại cũng thay đổi, nếu là thiếu gia địa chủ như trước thì có thể đã bị xử bắn. “Khi tôi về thì trong làng bắt đầu thực hiện cải cách ruộng đất. Tôi được chia năm mẫu ruộng, tức năm mẫu cấy rẽ của Long Nhị ngày đầu. Long Nhị xúi quẩy lớn, hắn làm địa chủ, lên mặt chưa được ba năm, giải phóng một cái liền đi toi” [25, tr.77-78]. Phú Quý sống sót nên tự nhủ phải sống tiếp cho tử tế. Cả gia đình vật lộn với đời sống khắc nghiệt, yên ổn được khoảng mười năm, bấy giờ Trung Quốc đang thực hiện chương trình đại nhảy vọt. Lúc đó Gia Trân bệnh nặng: “sau khi Gia Trân ốm không dậy được, gia đình thiếu một người làm công điểm, đời sống đương nhiên là khổ đi nhiều” [25, tr.112], “Hữu Khánh cũng phải làm việc nặng, nó không thể chỉ trông coi hai con cừu mãi, ruộng phần trăm cũng cần nó gánh vác ít việc” [25, tr.113]. Cái chết của Hữu Khánh và Gia Trân trong giai đoạn khó khăn ấy. Cha con Phú Quý, Phượng Hà sống cực khổ cùng nhau cho đến thời kì cách mạng văn hóa, “về sau Xuân Sinh còn đến một lần nữa, lúc đó ở tỉnh thành đang làm cuộc Cách mạng văn hóa” [25, tr.140]. Giai đoạn này khiến cho Xuân Sinh không thể chịu đựng được phải tự tử, Phượng Hà chết trong bệnh viện.
52
Năm ba lăm tuổi phượng Hà mới lấy chồng, thời gian đã trôi đi khoảng mười bảy năm. Cuộc sống tiếp diễn, trong vòng năm năm Phú Quý đón nhận hai cái chết của con gái và con rể. Ông sống cùng với đứa cháu nhỏ được hai năm, “trong làng thực hiện khoán sản lượng đến từng gia đình, đời sống ngày càng khó khăn” [25, tr.179], đời sống vẫn chẳng khấm khá hơn nhưng vẫn nuôi hi vọng tậu trâu, “thấm thoắt Khổ Căn đã lên sáu, sức vóc nó cũng khỏe. Năm ấy, khi đến mùa hái bông thì tổ truyền thanh xóm đưa tin hôm sau có mưa rào” [25, tr.183]. “Khổ Căn chết rồi, tôi đành phải sống lủi thủi một thân một mình. Tôi cứ nghĩ mình sống chẳng được mấy nả nữa, ai ngờ đã sống những ngần ấy năm” [25, tr.186]. Phú Quý trải qua gần nửa thế kỉ sống khổ cực, sống cho đến khi bên cạnh chỉ còn một con trâu già nua, vẫn ngày ngày tiếp tục tồn tại cho dù thời gian có nhiều biến thiên, dời đổi.
Nguyên nhân chết của các nhân vật phụ được miêu tả đều có liên quan đến lịch sử xã hội. Lão Toàn trúng đạn chết trong nội chiến, Long Nhị bị xử bắn trong cải cách ruộng đất, Xuân Sinh tự tử chết vì bị hành hạ, ngược đãi trong cách mạng văn hóa. Trong làn sóng chiến tranh và chính trị, Lão Toàn, Xuân Sinh, Phú Quý, đều không thể nắm giữ vận mệnh của mình, bị thủy triều của thời đại cuốn đi, chi phối. Đến cả cái chết của người thân Phú Quý cũng ẩn chứa tác động từ xã hội. Hữu Khánh chết tức tưởi không đơn giản chỉ do tắc trách từ bệnh viện, không thấy một ai nhận trách nhiệm, cho thấy giai đoạn bấy giờ người ta coi trọng người quyền thế, khinh rẻ nhân mạng người bình thường. Phượng Hà chết vào đúng thời điểm cách mạng văn hóa, một ca sinh con đơn giản như thế cũng khiến cô mất mạng vì băng huyết. Câu chuyện kể nghe nhẹ nhàng nhưng nguyên nhân chính từ phía tay nghề của bác sĩ. Giai đoạn này các trí thức đều được đưa về nông thôn làm nông nên bệnh viện chỉ còn những người không chuyên phụ trách. Tuy tác giả không đề cập đến nhưng liên hệ với cụ thể hoàn cảnh lịch sử sẽ thấy rõ điều đó. Đến cả cháu bé sáu tuổi Khổ Căn, chết do bội thực đậu, ông lão Phú Quý đã tự trách do ông thiếu hiểu biết nên cho cháu ăn như thế. Ẩn sau câu chuyện chính là thời điểm khoán sản lượng, đời sống vô cùng khó khăn, ông cháu Phú Quý làm quần quật nhưng vẫn chịu cảnh đói kém. Nạn đói bấy giờ tác động đến phần lớn nhân dân Trung Quốc. Cái chết của một đức trẻ do ăn quá nhiều đậu dẫn đến bội thực chính là lời tố cáo xã hội sâu sắc. Phía sau sự kiện ngẫu nhiên của nhân sinh ẩn giấu tất yếu lịch sử.
Theo thời gian chiều ngang, thông qua cuộc đời Phú Quý, Dư Hoa phơi bày một đoạn dòng thác lịch sử Trung Quốc khoảng nửa thế kỉ XX, khúc xạ tiến trình lịch sử Trung Quốc làm cho hình ảnh của lịch sử giống như hiện ra trước mắt người đọc. Từ đó chúng ta
53
cảm nhận được rõ mối liên quan chặt chẽ giữa hoàn cảnh và nhân vật và sự ảnh hưởng vô cùng quan trọng của sự kiện trọng đại đối với đời sống, vận mệnh nhân vật. Thậm chí có thể nói nó trực tiếp cấu thành số phận nhân vật.
Con người không thể để bản thân thoát li hoàn cảnh sinh tồn; nên bất luận là văn học hay đời sống thực tế, hoàn cảnh có tác dụng quyết định với con người đều không thể lảng tránh. Môi trường ôm sát nhân vật, hình thành tính cách, số mệnh hoặc tâm tính, thúc đẩy hành động. Hoàn cảnh chính là nơi chốn hoạt động của nhân vật, các mối quan hệ xung quanh anh ta phát sinh liên hệ hoàn cảnh tự nhiên và tình trạng đời sống vật chất, đó là hoàn cảnh nhỏ; còn hoàn cảnh sống cụ thể của nhân vật xuyên qua bối cảnh thời đại xã hội và và xu thế lịch sử là hoàn cảnh lớn. Phú Quý trải qua chiến tranh giải phóng, cách mạng văn hóa, hiểu rất rõ giai đoạn lịch sử này; vượt qua quá trình mấy chục năm lịch sử, hình như vẫn y nguyên bầu không khí làm người ta ngạt thở.
Xuyên qua Sống chúng ta có thể chứng kiến sự thay đổi sâu sắc nội dung xã hội, chứng kiến người Trung Quốc sống qua vài thập niên như thế nào. Vận mệnh thê thảm của Phú Quý tất nhiên không thể thiếu nhân tố con người kết hợp nhân tố xã hội. Phú Quý là chứng nhân lịch sử viết về thời đại vô cùng chân thực. Dư Hoa phê bình hướng về phía lịch sử, xã hội làm cho chúng ta hiểu được cuộc sống người nông dân gian khổ và cay đắng như thế nào.
Chính như Dư Hoa từng nói: “Đương nhiên ‘Sống’ cũng nói đến người Trung Quốc chúng ta đã trải qua cuộc sống mấy thập niên như thế nào” (lời nói đầu bản tiếng Hàn). Cho nên tầng nội dung lịch sử Sống cho chúng ta cảm nhận gian khổ của sinh tồn và nhận thức về hình ảnh quá khứ lịch sử.
Với một góc nhìn xuất phát từ sự truy cầu chân thực đời sống, “tôi bắt đầu ý thức được điều mà một nhà văn chân chính muốn tìm tòi là chân lí, là một chân lí bài xích – phán đoán và đạo đức” [25, tr.196], Dư Hoa đã phản ánh chân thực lịch sử sống động trong
Sống. Lịch sử xã hội gắn với hiện thực đời sống cũng như vận mệnh nhân vật. Dư Hoa dùng góc nhìn lịch sử để phơi bày sự chân thực đời sống, khẳng định sức tác động lớn lao của lịch sử đối với vận mệnh con người. Bản thân lịch sử luôn trôi chảy, chân lí đời sống nhân sinh sẽ được phát hiện thông qua dòng chảy ấy. Nhà văn bên cạnh sự phê phán lịch sử xã hội làm cho con người trở nên bất lực, thụ động, còn cho thấy sức mạnh của sự tồn tại, vượt qua mọi gian khổ. Các nhân vật trong Sống đã trở thành chứng nhân quan trọng cho quá trình thay
54
đổi, biến động dữ dội của xã hội Trung Quốc thế kỉ XX. Dư Hoa đã cất lên được tiếng nói mạnh mẽ, chân thực với góc độ lịch sử của cuộc sống.