Thời gian

Một phần của tài liệu vấn đề sống chết trong tiểu thuyết sống của dư hoa (Trang 75)

6. Bố cục của luận văn

3.1.2. Thời gian

Thời gian nghệ thuật được tái hiện trong Sống được xem xét với thời gian cốt truyện và thời gian kể chuyện. Tiểu thuyết được viết theo cách thức truyền thống nhưng cách xây dựng thời gian vẫn có nhiều điểm đáng chú ý. Thời gian nghệ thuật không khó tiếp nhận như nhiều tác phẩm ở giai đoạn trước, dòng chảy của thời gian đi theo lời kể của người kể chuyện thể hiện rõ được nhân sinh quan sống chết nhiều thời điểm.

Tự thuật trong tiểu thuyết tiên phong đa phần sử dụng thời gian mở, thời gian đồng hiện, đảo lộn, tùy ý chắp vá, tách rời và đan chéo vị trí thời gian và cả nén thời gian. Thời gian đối với tiểu thuyết tiên phong mà nói không chỉ cho thấy nội dung sự kiện bị bao chứa mà còn là phương pháp, kĩ thuật tự sự. “Thời gian tự sự” được sử dụng thành điểm bắt đầu và kết thúc tự thuật, trình độ cơ bản nhất và quy trình thao tác hình thức ban đầu của tiểu thuyết tiên phong.

Các nhà văn tiên phong trong đó có Dư Hoa đã áp dụng các thủ pháp về kĩ thuật thời gian tự sự như ở các sáng tác hậu hiện đại phương Tây, thể hiện trong nhiều tác phẩm giai đoạn văn học tiên phong phát triển đỉnh cao nhất. Tự thuật và cốt truyện tách rời làm hai, trình tự tự thuật tiểu thuyết hướng tới tự do trước nay chưa từng có, thời gian thông qua phân giải cốt truyện, sự đan chéo và tổ hợp lặp lại, hình thành một loại thay đổi phức tạp làm ngưng tụ và kết cấu tự sự sáng tạo. Đến với Sống thời gian tự sự không còn áp dụng nhiều kĩ thuật kể như trước nữa, phương thức tự sự thời gian gần với truyền thống, có vài điểm sáng tạo.

74

Thời gian cốt truyện trong Sống khác với thời gian kể chuyện, ở giữa có những sự dãn cách, “độ lệch” thời gian. Thời gian tự sự hiếm khi đảo ngược mà đi theo dòng kể tuyến tính. Thời gian trở thành nhân tố có đóng góp quan trọng cho chủ đề tác phẩm, soi chiếu cho góc nhìn về hiện thực.

3.1.2.1. Thời gian cốt truyện

Thời gian cốt truyện là độ dài của câu chuyện xoay quanh cuộc đời, số phận của nhân vật Từ Phú Quý. Sống đã cho nhân vật “tôi” khi về nông thôn sưu tầm dân ca đã gặp ông lão nông dân Phú Quý, do đó xây dựng nên hai mức độ tường thuật một phụ một chính, Phú Quý kể chuyện của mình thành mức độ tường thuật chính, cũng là kết cấu chủ yếu cuốn tiểu thuyết tạo nên thời gian cốt truyện. Đó là thời gian được tính từ khi Phú Quý hơn hai mươi tuổi đến khi ngoài sáu mươi. Như vậy thời gian cốt truyện của Sống khoảng hơn bốn mươi năm. Thời điểm Phú Quý kể chuyện cuộc đời cho chàng trai nghe được xác định: “bốn mươi năm trước, bố tôi thường đi đi lại lại ở đây” [25, tr.15]. Khoảng thời gian bốn mươi năm của cuộc đời con người ấy diễn ra biết bao biến thiên số phận, biến cố thời đại.

Sống dùng cấu trúc cốt truyện theo tuyến tính, nhưng tình tiết của câu chuyện được phát triển không trùng khớp với các xung đột như tiểu thuyết truyền thống, cũng không có sự miêu tả toàn diện như sáng tác chủ nghĩa hiện thực và tự thuật của tả thực, mà tái hiện sự kiện căn cứ vào cuộc sống nhân vật hoặc bản thân sự sinh tồn và quy luật.

Sự kiện lịch sử được nhắc đến góp phần hình thành thời gian cốt truyện. Các sự kiện liên quan đến thời điểm cụ thể như: “tôi đi theo đại đội pháo này lên phía Bắc, càng đi càng xa” [25, tr.55], “tính thời gian tôi xa gia đình đã sắp được hai năm. Lúc đi là giữa thu, khi về là đầu thu” [25, tr.74], “khi tôi về thì trong làng bắt đầu thực hiện cải cách ruộng đất” [25, tr.77]. Dư Hoa không liệt kê nhiều thời gian lịch sử, nhưng nếu chú ý theo dõi vẫn nhận thấy sự tác động của thời đại lên số phận nhân vật. Con người sống dựa vào hoàn cảnh, Phú Quý cũng thế. Từ khi đi theo đại đội pháo Quốc Dân Đảng đến khi trở về Phú Quý đã mất hai năm, “tôi đã bám sau lưng quân Giải phóng về đến nhà” [25, tr.74]. Trở về nhà, anh ta tiếp nhận ý thức về sự thay đổi thời cuộc có thể dễ dàng tác động đến mạng sống bản thân, gia đình. Dòng chảy lịch sử vẫn tiếp diễn và đời sống của con người cũng trôi theo dòng chảy ấy, “sau khi Gia Trân ốm không dậy được, gia đình thiếu một người làm công điểm, đời sống đương nhiên là khổ đi nhiều” [25, tr.112], “Hữu Khánh cũng phải làm việc nặng, nó không thể chỉ trông coi hai con cừu mãi, ruộng phần trăm cũng cần nó gánh vác ít việc” [25, tr.113]. Cái chết của Hữu Khánh và Gia Trân diễn ra trong giai đoạn Trung Quốc thực

75

hiện Đại nhảy vọt. Lịch sử tiếp đến với những biến động càng lớn lao hơn, “về sau Xuân Sinh còn đến một lần nữa, lúc đó ở tỉnh thành đang làm cuộc Cách mạng văn hóa” [25, tr.140], giai đoạn Cách mạng văn hóa kéo dài mười năm ấy đã làm cho Xuân Sinh tủi nhục phải tự tử, Phượng Hà chết trong bệnh viện. Nhị Hỷ gặp tai nạn bỏ mạng, ông lão Phú Quý sống với cháu ngoại, “trong làng thực hiện khoán sản lượng đến từng gia đình, đời sống ngày càng khó khăn” [25; 179]. “Thấm thoắt Khổ Căn đã lên sáu, sức vóc nó cũng khỏe. Năm ấy, khi đến mùa hái bông thì tổ truyền thanh xóm đưa tin hôm sau có mưa rào” [25, tr.183]. “Khổ Căn chết rồi, tôi đành phải sống lủi thủi một thân một mình. Tôi cứ nghĩ mình sống chẳng được mấy nả nữa, ai ngờ đã sống những ngần ấy năm” [25, tr.186].

Thời gian cốt truyện còn được xác định rõ ràng thông qua những mốc liên quan đến nhân vật trong tác phẩm. Với kết cấu chính của Sống là câu chuyện kể của Phú Quý, cho nên ông phải hồi tưởng lại các thời điểm quan trọng cho chàng trai nghe câu chuyện dễ hình dung. Đây cũng là dụng ý tác giả muốn hướng đến lớp độc giả phổ thông, ai cũng có thể cảm, thấm thía được một câu chuyện động lòng người như thế.

Nhân vật Phú Quý dẫn dắt câu chuyện từ lời giới thiệu khẳng định thời gian bắt đầu câu chuyện bốn mươi năm trước. Khi ấy Phú Quý là con nhà địa chủ giàu có với trăm mẫu ruộng, nhà nhiều gian, túi đầy tiền, lấy vợ là con gái chủ buôn gạo ở tỉnh. Sau biến cố tán gia bại sản, Phú Quý sống đời nông dân. Anh ta mất đi hai năm tham gia cuộc nội chiến. Thời điểm về nhà, gia đình bốn người bắt đầu ngày tháng sống cơ cực, chịu đựng cùng nhau, “sau khi tôi về nhà, khổ thì có khổ, song cuộc sống coi như yên ổn. Phượng Hà và Hữu Khánh mỗi ngày một khôn lớn, còn tôi thì càng ngày càng già đi” [25, tr.85], “năm đó Phượng Hà mười bảy tuổi […] Hữu Khánh cũng đã bước sang tuổi mười hai” [25, tr.86]. Cuộc sống yên ổn ấy cho đến khi: “Hữu Khánh nằm trong huyệt, càng nhìn tôi càng thấy con mình nhỏ bé, không giống đứa trẻ mười ba tuổi, ngược lại giống như lúc Gia Trân vừa sinh nó ra” [25, tr.133], mấy hôm sau Gia Trân cũng qua đời. Hai bố con nương tựa vào nhau sống, “Phượng Hà vẫn sống ở bên tôi, nhoáng một cái nó đã ba mươi nhăm tuổi” [25, tr.143]. Phượng Hà lấy Nhị Hỉ chưa được bao lâu thì mang thai. Vì xuất huyết khi sinh nên qua đời, để lại đứa trẻ Khổ Căn cho chồng nuôi dưỡng. Năm Khổ Căn bốn tuổi thì Nhị Hỷ gặp tai nạn chết. Khổ Căn về sống cùng ông ngoại cho đến năm sáu tuổi vì bội thực đậu nành ngày đói nên cũng bỏ ông mà đi. Câu chuyện khép lại với bóng dáng ông lão già nua bên thửa ruộng nứt nẻ, cô độc, không người thân nhưng vẫn sống với thái độ bình thản, chấp nhận.

76

3.1.2.2. Thời gian kể chuyện

Thời gian kể chuyện là thời gian vận động theo dòng tuyến tính, một chiều của văn bản ngôn từ; là thời gian của người kể, của sự kiện luôn mang thời hiện tại [46, tr.65]. Thời gian kể chuyện là thời gian của người kể, sự kể, nó có mở đầu và kết thúc, do đó là một thời gian hữu hạn. Thời gian này có tốc độ và nhịp điệu riêng do người kể có thể kể nhanh, lướt hay miêu tả tỉ mỉ từng chi tiết, người kể có thể đem cái xảy ra sau kể trước hay ngược lại, nhưng luôn ở thì hiện tại.

Thời gian kể chuyện trong Sống là dòng thời gian tuyến tính theo chủ quan của tác giả, nó vừa là thời gian vật lý thông thường lại vừa là thời gian tâm lý, có độ dài ngắn khác nhau. Các sự kiện đôi khi không kể theo một chuỗi liên hoàn, người kể chuyện dẫn dắt độc giả theo cách đầy “ngẫu hứng”.

Tác giả để Phú Quý dùng ngôn ngữ của mình, tức là tiếng nói của một người nông dân hồi tưởng về quá khứ, cũng thông qua ngôn ngữ ấy phơi bày bốn mươi năm xã hội Trung Quốc. Câu chuyện ấy được lồng trong câu chuyện của một anh chàng đi về làng quê thu thập dân ca. Thời gian anh ta kể lại câu chuyện lại không phải ngay lúc đó, mà anh ta đến mấy năm về sau nhớ lại quãng đời ấy của mình, đó là: “lúc còn trẻ hơn bây giờ mười tuổi” [25, tr.9]. Thời điểm vào một mùa hè có nắng rực rỡ, nhân vật “tôi” mang bóng dáng thời trẻ của tác giả đi đây đó với công việc “rong chơi nhàn lắm” [25, tr.9]. Anh ta lặp lại rằng: “trẻ hơn bây giờ mười tuổi, tôi nằm giữa bãi cỏ và lá cây ngủ liền hai tiếng đồng hồ” [25, tr.14]. Cách thức tự sự này liên tưởng đến từ câu nói đầu tiên trong Trăm năm cô đơn

của Marquez: “rất nhiều năm sau này, trước đội hành hình đại tá Aurêliano Buênđya đã nhớ lại buổi chiều xa xưa ấy, cái buổi chiều cha chàng dẫn chàng đi xem nước đá” [36; tr.6]. Hình thức thời gian được sử dụng như một kĩ thuật tự sự sáng tạo so với văn học hiện thực truyền thống. Câu chuyện được thuật kể dưới góc nhìn của nhân vật “tôi” ở ngay hiện tại hướng về quá khứ. Trong quá khứ ấy, nhân vật “tôi” lại được nghe kể chuyện đời của người khác cách đó bốn mươi năm. Xét như thế, độ lùi thời gian của câu chuyện đến với độc giả có ít nhất năm mươi năm.

Kết cấu cốt truyện khung, truyện lồng truyện cho nên thời gian được co dãn tùy ý. Một đời người được gói gọn trong một buổi chiều kể chuyện, “ngày hôm nay, tôi ngồi ở dưới bóng cây cho đến mãi chiều tối. Tôi không đi bởi vì câu chuyện ông già kể chưa kết thúc” [25, tr.82], và “buổi chiều hôm đó tôi cứ ngồi nhìn ông Phú Quý cày ruộng” [25, tr.83]. Toàn bộ thời gian tự thuật của chàng trai xưng “tôi” là thời gian chiều ngang theo

77

trình tự rõ ràng: “một hôm sau buổi trưa” [25, tr.10], “mặt trời di chuyển khiến bóng cây rời xa chúng tôi” [25, tr.81], “giữa buổi chiều tối vắng vẻ” [25, tr.191], “bầu trời ngợp ráng chiều” [25, tr.192], “bốn phía bắt đầu mờ mờ, ráng chiều phai dần” [25, tr.192], “hoàng hôn đang sắp tắt, bóng tối trùm đến nơi rồi” [25, tr.192], “đồng ruộng đang vẫy gọi bóng đêm về” [25, tr.192].

Thông qua lời kể của nhân vật chính, thời điểm nào quan trọng thì nói rõ, chặng đời nào êm ả thì có thể kể lướt qua. Vì thế thời gian co kéo theo nhận định của nhân vật, đó cũng chính là cách thức tác động của tác giả. Thời điểm mấy năm có thể chỉ miêu tả lướt qua, trong khi đó một buổi, một ngày có biến cố lớn, cần khắc họa rõ tâm trạng nhân vật thì lại được miêu tả kĩ càng.

Trong lời kể của Phú Quý, thời gian hai năm bị bắt lính được miêu tả khá kĩ, đó là khoảng thời gian anh chịu đựng nhiều thử thách với mong muốn về với gia. Khi miêu tả về cái chết, người thì lướt qua như cha, mẹ, Xuân Sinh. Cái chết được miêu tả kĩ nhất là của Hữu Khánh cho thấy sự đau xót đỉnh điểm, cộng với cả sự ân hận, nuối tiếc sâu sắc của người bố. Những đoạn cần khắc họa tâm trạng nhân vật thì Phú Quý bộc lộ nhiều hơn cảm xúc nội tâm của mình.

Thời gian kể chuyện đi theo sự dẫn dắt, chi phối của nhân vật “tôi” là chàng trai. Mở đầu với phần giới thiệu bối cảnh cho nhân vật chính xuất hiện để kể chuyện. Phú Quý kể về chặng đời quá khứ cho đến hiện tại của ông. Câu chuyện đang được kể thì được dừng lại ở đoạn giữa với khung cảnh hiện tại ông lão ngồi bên bờ ruộng trò chuyện cùng chàng trai. Thời gian nhiều biến cố này kéo dài khoảng bốn năm. Đoạn dừng khi mẹ Phú Quý đã mất, cả gia đình sống khó khăn dưới chính sách cải cách ruộng đất. Chuyện tiếp tục kể sau đó chín năm, Phú Quý thấy tuổi già đang đến, gia đình vẫn khổ cực. Cho đến khi người thân chết hết, thời gian đã trôi đi hơn hai mươi lăm năm. Kết thúc tác phẩm như lời chào tạm biệt của “tôi” - chàng trai với “tôi” - ông lão khi màn đêm đã kéo đến. Tấm màn sân khấu cuộc đời cũng khép lại. Tất cả sự tường thuật trên mới mẻ ở chỗ góc kể lại từ một “tôi” khác đã già đi mười năm so với anh chàng trẻ tuổi đi đây đó ngắm nhìn thế giới qua công việc vô cùng thú vị. “Tôi” bây giờ hồi tưởng lại chân dung của “tôi” mười năm trước: “đầu đội mũ lá rộng vành, chân đi dép lê, một cái khăn mặt giắt vào thắt lưng da ở đằng sau như cái đuôi đập vào mông. Tôi há to mồm ngáp một cái, bước tản mạn trên con đường mòn. Đôi dép lê của tôi cứ lạch bạch lạch bạch, hất tung bụi đường, y như cảnh lúc bánh xe lăn qua

78

[25, tr.10]. Khoảng cách mười năm để bao quát câu chuyện của một “tôi” trưởng thành với nhiều trải nghiệm cuộc đời.

Thời gian kể chuyện có sự đan xen ngôi kể, quá khứ, hiện tại và tương lai. So với thời gian cốt truyện vẫn có một độ lệch nhất định, đó chính là sáng tạo của Dư Hoa.

3.1.2.3. “Độ lệch” của thời gian cốt truyện và thời gian kể chuyện

Độ lệch” giữa thời gian kể chuyện và thời gian cốt truyện chính là việc xử lý độ không song hành của chúng bằng các thủ pháp nghệ thuật: thuận, đảo, nghịch, xen kẽ, để tạo lập tổ hợp mới. “Độ lệch” thời gian cốt truyện và thời gian kể chuyện còn thể hiện thời điểm phát ngôn của người kể chuyện không trùng với thời điểm diễn ra câu chuyện nhưng cách kể của câu chuyện chuyển động theo hướng hiện tại của “hôm nay”, “lúc này”, “bây giờ”. Điều này tăng được độ tin cậy rất lớn trong người đọc. “Độ lệch” về thời gian cốt truyện với thời gian kể chuyện còn thể hiện ở tần suất. Tức là mối quan hệ giữa khả năng lặp lại của câu chuyện với khả năng lặp lại của truyện kể. Điều này thấy rõ ở việc ngôi kể Phú Quý kể câu chuyện là lần một, ngôi kể chàng trai sau đó mười năm thuật lại với độc giả là lần hai. Thời điểm xảy ra cốt truyện thì đã có kết quả của số phận, cốt truyện và tự sự tách rời, cốt truyện không tiếp diễn theo chủ nghĩa tự nhiên. Tự thuật dựa vào thúc đẩy cốt truyện thay đổi, gián đoạn, kết hợp tùy ý và cắt ngang đột ngột.

Vì phương thức tự thuật truyền thống nên thời gian trong Sống khác hẳn với tiểu thuyết gần trước đó là Gào thét trong mưa bụi sử dụng thời gian đồng hiện, đan xen hiện tại, quá khứ. Sống chỉ duy nhất một lần trong khi tường thuật có đảo thời gian trong chuyện kể của Phú Quý. Anh ta đang kể khoảng thời gian Phượng Hà mười bảy tuổi, Hữu Khánh mười hai tuổi thì đột ngột nhớ lại thời điểm gia đình quá khó khăn nên đành cho Phượng Hà làm con nuôi. Cách đó năm năm cô bé đáng yêu, hiếu thảo được một đàn ông đưa về nhà để trông nom bố mẹ già. Cô bé trước khi đi chạy ra đồng để chào tạm biệt bố, “nước mắt của

Một phần của tài liệu vấn đề sống chết trong tiểu thuyết sống của dư hoa (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)