Không gian

Một phần của tài liệu vấn đề sống chết trong tiểu thuyết sống của dư hoa (Trang 65)

6. Bố cục của luận văn

3.1.1.Không gian

Sống được bao chứa trong một không gian nghệ thuật đặc trưng của nông thôn Trung Quốc, không gian sống chủ yếu của những người nông dân nghèo khổ, lương thiện. Không gian không đơn thuần là nơi sinh hoạt, sinh tồn mà còn thể hiện ý đồ nghệ thuật của tác giả.

Tiểu thuyết mang hơi thở văn học hiện thực nên không gian nghệ thuật được tái hiện không hề hoang đường, tâm linh hay huyền ảo, mà chính là không gian trong đời sống hiện thực. Không gian sinh tồn của nhân vật, đó cũng là nơi tác giả thể hiện được góc nhìn của mình về sinh tử. Sinh tử con người không tách rời không, thời gian. Bởi đời người vốn hữu hạn, sinh ra và mất đi trong giới hạn có thể quan sát được. Tác giả xoay quanh cuộc đời một nông dân bình thường, không gian hiện thực bình thường để biểu hiện những quan điểm về nhân sinh.

3.1.1.1. Không gian làng quê

Không gian nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm với bối cảnh chính là nông thôn miền Nam Trung Quốc khoảng thập niên 40 thế kỉ XX. Nhân vật chính Phú Quý và gia đình sống nhờ nghề nông, từ đời cha ông cho đến đời con cháu của Phú Quý. Thế hệ trước gầy dựng nên sản nghiệp nhưng thế hệ sau không gìn giữ được nên cái nghèo cứ đeo bám dai dẳng. Không chỉ nghèo khó, gian khổ, làng quê ấy vừa là nơi sinh ra, vừa đón nhận con người trở về với lòng đất.

64

Mở đầu tiểu thuyết Sống với hình ảnh một chàng trai về làng quê thu thập dân ca, làng quê đã hiện ra mới mẻ, thân thiện, đầy ắp tình người, “cả mùa hè năm ấy, tôi như một con chim sẻ tung tăng, rong ruổi trên đồng quê thôn xóm ăm ắp tiếng ve sầu và ánh nắng” [25, tr.9]. Không gian sống của những người nông dân được miêu tả sinh động dưới đôi mắt của một chàng trai trẻ, ban ngày thường đi đây đó thăm thú, tìm hiểu bằng những câu chuyện, lời hát, “nói với cánh đàn ông trên ruộng dăm ba câu vớ vẩn” [25, tr.9], điều chàng trai thích nhất chính là “vào lúc chiều tối, ngồi trước nhà nông dân, nhìn họ té nước giếng lên sân cho bụi khỏi bay lên, ánh nắng cuối ngày lung lay nhè nhẹ trên ngọn cây; tôi cầm cái quạt họ đưa cho, nếm miếng dưa nén của họ mằn mặn như muối, nhìn cô gái nào đó, nghe mấy bà già kể chuyện ngày xửa ngày xưa” [25, tr.9]. Chính trong không gian đồng quê ấy, hiện ra hình ảnh khiến chàng trai chú ý và dành trọn một buổi chiều để nghe về cuộc đời ông lão; “nhìn thấy một ông già đang dạy bảo con trâu già ở thửa ruộng bên cạnh. Có lẽ con trâu già cày ruộng đã thấm mệt, nó cứ cúi gằm đầu xuống đứng ì tại chỗ. Ông già lưng trần cầm cày ở đằng sau, hình như bất bình trước thái độ lì lợm của con trâu” [25, tr.12]. Người nông dân già nua và một con trâu cũng già không kém vật lộn trên một thửa ruộng nứt nẻ thực sự tạo được ấn tượng mạnh mẽ: “tôi thấy lưng ông già đen thủi đen thui như lưng trâu. Hai cái mạng sống già nua lật từng luống đất của thửa ruộng khô cứng lên kêu sần sật, trông như những con sóng nổi lên trên mặt nước. Tiếp theo đó, tôi nghe giọng ông già hát khàn khàn thô thô mà hết sức cảm động” [25, tr.12].

Câu chuyện được bắt đầu như thế, cách dẫn dắt vào chuyện của người kể chuyện bằng không gian làng quê nên êm ả, nhẹ nhàng. Cuộc đời thăng trầm của nhân vật hiện lên rõ nét trong không gian ấy, cuộc sống người nông dân gắn bó với con trâu, cái cày, ruộng lúa hay có vụ mùa lại trồng bông vải. Không gian làng quê không hề lớn, với vài mái nhà, con đường dài dẫn lên tỉnh, đan xen trong tiểu thuyết chỉ có vài lần miêu tả nhân vật chính ở ngoài vùng quê ấy. Đến cảnh kết thúc, người kể chuyện ban đầu lại trở về xưng “tôi” dùng góc nhìn quan sát ông già và con trâu như cũ. Đồng quê khép lại với hình ảnh đôi chân Phú Quý bám đầy bùn đất, dắt con trâu già bên bờ ao trở về nhà khi bóng chiều dần xuống. Không gian ấy vọng lên âm thanh bay bay như gió thoảng: “khàn khàn làm cho người nghe hết sức cảm động” [25, tr.191] của ông lão. Lời hát như tổng kết được cả đời người, cũng là mô thức cuộc đời nói chung nằm sâu trong tiềm thức văn hóa của bao thế hệ nhân dân Trung Quốc: “Còn trẻ đi lăng quăng – Đứng tuổi muốn tìm vàng – Còn già làm hòa thượng” [25, tr.191]. Làng quê Trung Quốc những năm cuối thế kỉ XX vẫn chẳng khác gì

65

làng quê từ trước đó hàng trăm năm là bức tranh khói bếp bay lên trên những nóc nhà rồi tản mát trên bầu trời ngợp ráng chiều, tiếng mẹ gọi con về nhà ăn cơm như sóng nước nổi lên từng đợt, ruộng đồng bao la dần bị bóng tối bao trùm. Hoàng hôn sắp tắt được ví như: “ruộng đồng bao la lộ rõ bộ ngực chắc nịch, đó là tư thế vẫy gọi, giống như người mẹ vẫy gọi con cái, đồng ruộng đang vẫy gọi bóng đêm về” [25, tr.192].

Đồng ruộng là nơi cung cấp nguồn sống cho người nông dân. Giai đoạn sau khi phá sản, gia đình Phú Quý dán tấm lưng cho đồng ruộng, sống đời mặc vải thô, chân tay lấm lem bùn đất. Cảnh làm đồng được nhà văn miêu tả trong tác phẩm gắn liền với đời sống. Gia Trân ôm con trở về sau sáu tháng ở tỉnh, bấy giờ Phú Quý và Phượng Hà đang ở ngoài đồng. Cuộc sum họp tuy nhất thời nhưng đượm tình thân. Sau hai năm bị bắt lính, Phú Quý khó khăn lắm mới trở về, anh gặp con gái và con trai đi cắt cỏ, vợ làm đồng chạy vào gọi chồng rồi bật khóc. Cảnh chỉ miêu tả đơn giản như thế nhưng vô cùng cảm động. Phía tây của làng, ngay chỗ cánh đồng còn là nơi chôn cất cả gia đình Phú Quý, tự tay ông đã chôn từng người nhà mình. Nơi đây bao nhiêu lần ông rơi nước mắt xót thương, bao lần không thể kìm nén được nỗi đau mất mát. Sau khi con rể mất, ông giảng giải cho đứa cháu nhỏ nghe về cái chết. Hai hôm sau ông dẫn Khổ Căn ra thăm mộ bố nó, “tôi nghĩ nên đưa cháu ra thăm mộ bố, liền dắt nó ra đằng tây làng. Tôi chỉ cho nó biết mộ nào của bà ngoài, mộ nào của mẹ nó, mộ nào của cậu nó. Tôi chưa nói mộ nào là của Nhị Hỷ, thì nó đã chỉ tay vào mộ bố nó mà khóc ròng” [25, tr.179]. Phú Quý chắc chắn cũng sẽ nằm xuống phía tây thôn sau khi mất, “người làng đều biết mười đồng tiền này là của người sẽ chôn cất cho tôi, họ cũng biết sau khi tôi chết sẽ được nằm cùng với Gia Trân và các con cháu mình” [25, tr.187]. Sự sống và cái chết có mối quan hệ với nhau, không gian sinh tồn cho đến bấy giờ cũng là nơi cái chết hiện hữu.

Con đường làng dẫn lên tỉnh là không gian chứa nhiều dấu ấn trong cuộc đời Phú Quý. Tính theo mốc thời gian, Phú Quý từng đi học trên tỉnh rồi lấy vợ ở tỉnh, về sau con trai Hữu Khánh nhiều lần chạy trên con đường ấy, con gái Phượng Hà lấy chồng mỗi lần về thăm cha cũng phải đi qua. Con đường ấy có bước chân Phú Quý đi: “tiếng giày vang lên như tiếng tiền đồng kêu xủng xoảng” [25, tr.9], từ người giàu nức tiếng gần xa với hơn một trăm mẫu ruộng sau mất sạch trong một đêm. Vào đêm mưa gió ấy, đường trơn lầy lội, Gia Trân có mang sáu tháng bị Phú Quý đánh túi bụi trong sòng bạc phải đi bộ về nhà; chỉ mấy hôm sau cũng trên con đường ấy Phú Quý gánh toàn bộ gia sản trên vai, thành ba gánh tiền đồng đi bộ hơn mười dặm lên tỉnh để trả cho các chủ nợ, gánh đến áo rách vai rướm máu,

66

khi trở về đã khóc như mưa, “lủi thủi đi về nhà, đi lại khóc, khóc lại đi […] tôi không sao bước đi được nữa, tôi ngồi xổm cạnh đường khóc nức nở” [25, tr.35].

Con đường ấy nói xa không xa, gần cũng chẳng gần, tùy vào thời điểm diễn ra sự việc mới có thể đo đếm được. Phú Quý cầm hai đồng bạc lên tỉnh tìm thầy thuốc chữa bệnh cho mẹ đang nguy kịch chỉ trong vòng nửa tiếng nhưng sự đời xô đẩy khiến con đường ấy dài lên phía Bắc mất hai năm rời xa gia đình. Ngày đặt chân lên mảnh đất quê nhà mới là ngày Phú Quý tin rằng mình còn sống. “Bụi đất đầy người, tôi bước đi trên đường quê hương, tôi nhận thấy thôn mình chẳng thay đổi chút nào hết, cứ nhìn vào là thấy, tôi sốt ruột xồng xộc đi lên trước. Tôi nhìn thấy trước tiên ngôi nhà ngói ngày nào là của gia đình tôi, rồi lại nhìn thấy mái lều tranh bây giờ. Vừa nhìn thấy lều tranh ấy, tôi không nhịn được, chạy phứt lên” [25, tr.74]. Phú Quý đoàn tụ với gia đình, bắt đầu tiếp chuỗi ngày đấu tranh sinh tồn nhiều bất trắc, khó khăn, gian khổ.

Con đường làng hai lần chứng kiến cảnh Phú Quý cõng con, lần đầu cõng Phượng Hà, sau là Hữu Khánh. Vì cảnh quá nghèo, vợ chồng muốn đứa em trai được đi học nên phải cho đứa chị làm con nuôi. Phượng Hà đi mấy tháng đã bỏ về, thế nên sau một ngày Phú Quý đưa con bé trở lại nhà người nhận con nuôi, đó là một trong những lần con đường chứa đựng tâm trạng nặng nề, đau xót. Không gian chứa đầy bóng tối, gió cứ thổi tốc vào người hai cha con, lạnh buốt. Đến khi gần đến nhà người ta, Phú Quý sờ vào mặt con gái, thấy cô bé không khóc chỉ trố mắt nhìn nên không thể nào cho con đi được nữa. Anh ta quyết định dứt khoát đưa con trở về nhà, “tôi đưa tay sờ má con, nó cũng thò tay sờ má tôi. Tay nó vừa sờ vào mặt tôi, tôi không còn bụng dạ nào đưa con đến gia đình nhà kia nữa. Tôi cõng con quay về nhà, cánh tay nhỏ của con gái cứ ghì chặt cổ tôi” [25, tr.98]. Chính con đường này Phú Quý cõng con trai Hữu Khánh từ bệnh viện trở về, cái xác lạnh ngắt, có lúc lại bế trong lòng để nhìn mặt con. Đến khi về đến đầu làng, Phú Quý đặt xác con lên chân, lại khóc một thôi một hồi, đưa con về gần mộ bố mẹ mới chôn. Anh ta ngồi nhìn con đến nửa đêm mới đành chôn con để trở về nhà. Những ngày sau đó Phú Quý ngày đi làm, tối lại ra mộ Hữu Khánh ngồi: “đêm tối om om, gió hắt vào mặt tôi, tôi nói chuyện với đứa con đã chết, tiếng cứ bay đi bay lại, chẳng giống tiếng tôi nữa. Ngồi đến nửa đêm tôi mới về nhà” [25, tr.135]. Ngày nào cũng từ đằng tây thôn trở về nhà, Phú Quý luôn cố giấu vợ nhưng bản năng người mẹ không thể nào không biết con trai đã chết. Phú Quý cõng vợ đến mộ con, nhìn vợ mình ôm mộ con đến tối, nước mắt giàn dụa. Sau đó Gia Trân bảo chồng cõng đến đầu làng để nhìn con đường con trai từng chạy, lời Gia Trân nói đong đầy nỗi xót xa thống khổ: “Hữu

67

Khánh không bao giờ còn chạy từ lối này về nữa” [25, tr.137]. Ánh mắt Phú Quý dõi theo con đường nhuộm đầy ánh trăng nhưng trong lòng lại càng đau đớn, không thể diễn tả thành lời: “tôi nhìn con đường mòn quanh co thông đến tỉnh lỵ, từ nay không còn nghe thấy tiếng chân đất chạy bộ của con trai nữa. Ánh trăng chiếu trên đường trông như rắc đầy muối” [25, tr.137]. Đó là con đường hằng ngày cậu bé Hữu Khánh chạy bộ với đôi chân trần, giày nắm trong tay vì sợ mòn, cả đi học và về nhà mất khoảng năm mươi dặm. Con đường ấy đã tôi luyện đôi chân cậu bé trở nên nhanh nhẹn, chạy nhất cuộc đua toàn trường, trở thành điều đáng tự hào nhất khi cậu còn sống. Vậy mà con đường ấy, cậu bé lại được cha bế, cõng về trong nước mắt, một cậu bé hồn nhiên, hiểu chuyện lại bị rút cạn máu tàn nhẫn không thể hiểu nỗi. Ánh trăng chiếu sáng trên con đường lỗ chỗ, trắng lóa như tâm trạng của người cha mất con trong nỗi đau vô cùng tận.

Thế nhưng con đường ấy không chỉ có nỗi buồn, ngày Phượng Hà về nhà chồng, những giọt nước mắt của hai cha con rơi chính là hạnh phúc. Anh con rể Nhị Hỷ yêu thương Phượng Hà và quan tâm đến bố vợ. Thế nên con đường không chỉ là đám rước to nhất trong làng mà còn là cái nắm tay vui vẻ của hai vợ chồng về nhà thăm bố chỉ sau năm hôm. Con đường ấy Phú Quý mỗi tháng vài lần lên thăm Phượng Hà, và ngược lại vợ chồng về thăm, báo tin Phượng Hà mang thai. Đó là những tháng ngày ngắn ngủi, ít ỏi mà Phú Quý được hưởng chút ít niềm vui.

Người ta thường nói, trước bão lớn thì trời yên bể lặng. Sau đó ông lão Phú Quý lại ngậm ngùi tiễn hết những người thân còn sót lại. Ngày Phượng Hà chết, Nhị Hỷ cõng vợ về chôn khu phía tây cạnh mộ mẹ. Thời tiết hôm ấy vào ngày mùa đông khắc nghiệt, thử thách lòng người, “đường phố toàn là tuyết, không thấy một bóng người, gió tây bắc thổi vù vù, hoa tuyết tạt lên mặt chúng tôi rát rạt y như ném cát” [25, tr.167], rồi khi chôn xong Phượng Hà trời vẫn thế, “tuyết đã dừng, nhưng gió tây bắc vẫn thổi dữ, cứ vù vù vù vù, gần như át cả tiếng lá cây. Chôn xong Phượng Hà, hai bố con vác cuốc xẻng đứng ở đó, gió thổi mạnh tới mức cả hai cứ lảo đảo chực ngã. Chỗ nào cũng tuyết phủ, dưới ánh nắng cứ loa lóa cả mắt. Chỉ có trên mộ Phượng Hà là không có tuyết” [25, tr.168].

Con đường từ bệnh viện tỉnh về nhà, lần đầu Phú Quý đưa con trai về chôn, lần sau Nhị Hỷ cõng Phượng Hà cũng về chính nơi ấy. Con đường trở thành chứng nhân nỗi đau cho nhiều thế hệ nhà Phú Quý. Sau khi con rể qua đời nốt, Phú Quý còn chút an ủi với đứa cháu Khổ Căn. Một lần nữa, lưng còng già nua của ông lão cõng đứa bé bốn tuổi từ tỉnh trở về nhà nuôi dưỡng. Chặng đường về vừa xa vừa tê tái cõi lòng, “lúc ấy trời đã lạnh, tôi dắt

68

cháu Khổ Căn đi trên phố, gió lạnh cứ ù ù luồn vào cổ, càng đi lòng càng tê tái. Thầm nghĩ ngày trước cả nhà quây quần đông vui, đến bây giờ còn lại một già một trẻ, lòng tôi cay đắng tới mức ngay đến thở dài một tiếng cũng không nổi” [25, tr.175].

Thế nhưng con người Phú Quý tồn tại kiên cường là nhờ vào sự quý trọng sự sống. Cuộc sống cô độc, đau buồn nhưng Phú Quý vẫn làm việc, gắn bó với đồng ruộng, quê hương. Từ khi đứa cháu chết đi hai năm thì ông lão tậu được trâu, con trâu đã quá già nhưng thấy tình cảnh nó đáng thương nên ông mua nó. Con trâu được đặt tên Phú Quý trở thành nhân vật quan trọng của câu chuyện, thân thiết với ông lão đã chịu bao thăng trầm của cuộc đời, “trâu là một nửa con người, nó có thể làm việc thay tôi, lúc rảnh rỗi cũng có kẻ làm bạn, lúc buồn lòng thì chuyện trò với trâu. Dắt nó ra bờ ao bờ sông ăn cỏ như dắt một đứa trẻ” [25, tr.187]. Một người một trâu đều già ngày ngày cày ruộng, trò chuyện, gắn bó giống như bức tranh cổ kính, đơn sơ, chứa ý vị nhân sinh sâu sắc. “Hai cái mạng sống già nua lật từng luống đất của thửa ruộng khô cứng lên kêu sần sật, trông như những con sóng nổi lên trên mặt nước” [25, tr.13], đó chính là điều quý giá nhất còn sót lại của một kiếp người lắm gian truân, khổ ải.

Không gian làng quê với đường làng, ruộng đồng, con trâu, bờ ao, người nông dân lam lũ. Dư Hoa chỉ sử dụng vài gam màu giản đơn cũng đủ tạo nên nơi chốn sinh tồn của

Một phần của tài liệu vấn đề sống chết trong tiểu thuyết sống của dư hoa (Trang 65)