Đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố cần thơ giai đoạn 2008 2012 (Trang 73)

5.2.1.1 Về trồng trọt

Hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy và đầu tƣ nâng cao năng lực quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực trồng trọt từ thành phố đến các quận, huyện, xã phƣờng. Mở các lớp đào tạo, bồi dƣỡng các kiến thức và kỹ năng thực hành kiểm tra các hoạt động NNCNC cho cán bộ kỹ thuật, cộng tác viên cơ sở phụ trách lĩnh vực trồng trọt.

- Tăng cƣờng cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiên cứu và áp dụng NNCNC tại các địa phƣơng. Nâng cao nhận thức nông dân thông qua phƣơng pháp vừa học vừa khám phá, từ đó giúp nông dân giảm phụ thuộc vào thuốc bảo vệ thực vật, có thái độ đúng đắn trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hình thành nhóm nông dân liên kết sản xuất lúa, rau màu, cây ăn trái theo hƣớng GAP an toàn và bền vững.

- Qui hoạch mở rộng, hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa an toàn, liên kết ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ cao đối với vùng trồng lúa, rau, cây ăn trái….có sự giám sát kiểm tra chặt chẽ của cơ quan chuyên môn.

- Hình thành tổ, nhóm, câu lạc bộ, hợp tác xã sản xuất lúa, rau màu, cây ăn trái…an toàn theo hƣớng GAP tại những vùng trọng điểm trên địa bàn thành phố, tạo điều kiện áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhƣ công nghệ sinh thái, ứng dụng chế phẩm sinh học, sản xuất hữu cơ.

- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất an toàn tập trung đảm bảo đủ điều kiện sản xuất, sơ chế sản phẩm rau, quả an toàn phù hợp VietGAP. Đồng thời chứng nhận hoặc tự đánh giá và công bố sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP về sản lƣợng rau, quả tại các vùng sản xuất an toàn tập trung.

- Triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cây lúa ra sản xuất đại trà; xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm và dịch vụ

nông nghiệp, ứng dụng công nghệ hiện đại vào các công đoạn sau thu hoạch để nâng cao chất lƣợng và giá trị nông sản.

- Tiếp tục đẩy mạnh thâm canh ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, đặc biệt chú trọng đổi mới giống cây trồng vật nuôi, nhằm nâng cao chất lƣợng, giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất.

- Tập trung đầu tƣ chiều sâu thâm canh tăng năng suất và chất lƣợng lúa, rau màu và cây ăn trái, để góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia, bảo đảm tiêu dùng cho ngƣời dân và tăng thêm khối lƣợng hàng hóa xuất khẩu; nghiên cứu và khuyến cáo những mô hình sản xuất có hiệu quả để ngƣời dân áp dụng.

+ Đối với cây lúa: Cần chỉ đạo chặt chẽ lịch thời vụ, cơ cấu giống lúa, kỹ thuật canh tác, thực hiện tốt công tác điều tra, dự báo phát hiện, có biện pháp phòng trừ kịp thời…để phòng tránh rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá nhằm nâng cao năng suất, sản lƣợng; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để tăng diện tích vụ Thu Đông nhằm tăng thêm sản lƣợng lúa gạo, góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia và nâng cao sản lƣợng gạo xuất khẩu; hỗ trợ kịp thời nông dân nạo vét kênh mƣơng, xây dựng gia cố bờ bao, trạm bơm, giống lúa mới… phục vụ các vụ sản xuất lúa trong năm. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, dự báo dự tính sâu bệnh, kịp thời dập tắt dịch bệnh nhất là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

+ Đối với rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày: Chuyển dịch cơ cấu cây màu theo hƣớng gia tăng diện tích, năng suất, sản lƣợng và sắp xếp lại mùa vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện biến đổi thời tiết, khí hậu hiện nay.

+ Đối với cây ăn trái: Tập trung phát triển những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao và mang tính đặc trƣng của vùng nhƣ cam mật, bƣởi năm roi, dâu Hạ châu, xoài cát Hòa Lộc… đồng thời xây dựng mô hình kết hợp vƣờn cây ăn trái với du lịch sinh thái.

5.2.1.2 Về chăn nuôi

- Nâng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản phẩm nông nghiệp. Nâng cao chất lƣợng con giống nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống ngƣời dân.

- Chuyển giao tiến bộ KHKT đến ngƣời chăn nuôi giúp nâng cao trình độ chăn nuôi, xây dựng các mô hình chăn nuôi kết hợp gắn với ý thức kiểm soát ô nhiễm môi trƣờng, an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm về giống, kỹ thuật, nguồn thức ăn và các điều kiện cần thiết để khôi phục và phát triển nhanh đàn GSGC, tạo điều kiện phát triển các cơ sở chăn nuôi trang trại, gia trại và các cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp.

- Thực hiện tốt công tác tiêm phòng để chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn… Tăng cƣờng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống dịch bệnh; thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh thú y, chẩn đoán và phát hiện sớm dịch bệnh, khoanh vùng dập dịch không để lây lan diện rộng đảm bảo cho chăn nuôi phát triển bền vững.

5.2.1.3 Về thủy sản

- Ứng dụng công nghệ sinh học phân tử đánh giá tính đa dạng quần thể, đa dạng di truyền của các giống loài thủy sản có giá trị kinh tế: tôm càng xanh, cá tra, cá đồng, cá cảnh làm cơ sở cho chọn lọc và bảo tồn gen.

- Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp sinh học và cơ học trong việc xử lý nƣớc thải môi trƣờng ao nuôi.

- Ứng dụng các phƣơng pháp lai tạo chọn giống nhƣ đa bội thể, lai chéo, lai gần, lai xa tạo con giống chất lƣợng đạt tiêu chuẩn phục vụ sản xuất.

Chỉ đạo hợp tác sản xuất, liên kết sản xuất, sản xuất theo quy hoạch, có kế hoạch, áp dụng các quy trình, quy phạm tiên tiến, các tiến bộ KHKT vào sản xuất để hƣớng tới nền sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu thị trƣờng, đảm bảo hiệu quả sản xuất và tiến tới ổn định sản xuất và tiêu thụ theo hƣớng phát triển bền vững... Triển khai thực hiện Chƣơng trình phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 theo Quyết định số 188 QĐ – TTg ngày 13 tháng 02 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố cần thơ giai đoạn 2008 2012 (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)