Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố cần thơ giai đoạn 2008 2012 (Trang 28)

Thành phố Cần Thơ là đô thị lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối giao thƣơng nối liền các tỉnh trong vùng đến thành phố Hồ Chí Minh và sang Campuchia. Về phát triển du lịch, thành phố Cần Thơ có nhiều tiềm năng nhƣ:

- Tƣợng đài Bác Hồ, nhà Bảo tàng thành phố, nhà Bảo tàng Quân khu 9, đình Bình Thủy, chùa Khánh Quang, chùa Ông, chùa Nam Nhã Đƣờng, Hội Linh Cổ Tự, chùa Munir Ansây, Long Quang Cổ Tự, mộ thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, mộ nhà thơ Phan Văn Trị, Trƣờng Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL, nông trƣờng Sông Hậu… có khả năng phát triển du lịch văn hóa.

- Hệ thống sông rạch chằng chịt và một số làng nghề truyền thống; các tiềm năng cảnh quan sinh thái nhƣ cồn Cái Khế, Cồn Khƣơng, Cồn Ấu, cù lao Tân Lộc, làng hoa Thới Nhật, nhà lồng chợ cổ Cần Thơ, phố đi bộ dọc bến Ninh Kiều, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi Phong Điền, du thuyền trên sông..., đƣợc kết nối với trung tâm thành phố bằng hệ thống giao thông đƣờng bộ lẫn đƣờng thủy rất thuận tiện, có khả năng phát triển du lịch sinh thái; tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tƣ đã đƣợc phê duyệt, đáng chú ý là dự án Trung tâm văn hóa Tây Đô, Trung tâm văn hóa Khmer Nam bộ, dự án khôi phục lộ Vòng Cung-làng cổ Bình Thủy…

Ngoài ra, Cần Thơ còn đầu tƣ một số loại hình dịch vụ du lịch khác nhƣ khu vui chơi giải trí, du lịch hội thảo…, thành phố có khả năng đón tiếp và phục vụ ăn nghỉ cho du khách với hệ thống các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, đa phần đã đƣợc xếp hạng từ tiêu chuẩn đến 4 sao và một số nhà nghỉ dạng resort…, đáp ứng đƣợc nhu cầu ăn ở của du khách trong nƣớc và quốc tế.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố cần thơ giai đoạn 2008 2012 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)