Nội bộ ngành chăn nuôi

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố cần thơ giai đoạn 2008 2012 (Trang 51)

Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của thành phố Cần Thơ chủ yếu nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ gắn liền với đất ở và tận dụng phụ phế phẩm trong nông nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian qua ngành nông nghiệp đã chú trọng phát triển các mô hình chăn nuôi tập trung theo hƣớng an toàn sinh học để tạo ra sản phẩm an toàn và chất lƣợng, đồng thời áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho GSGC.

Bảng 4.10: Biến động lƣợng gia súc, gia cầm thành phố Cần Thơ giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị tính: Con

Năm

Chăn nuôi 2008 2012 Thay đổi (%)

Trâu 496 374 -24,60

5.336 3.505 -34,31

Heo 113.062 125.286 +10,81

Gia cầm 1.893.830 1.912.167 +0,97

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012

Trong chăn nuôi thì gia súc chiếm tỉ trọng cao nhất và đóng vai trò rất quan trọng vì nó là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu mà chƣa có ngành nào thay thế đƣợc. Sau đợt dịch H5N1 ở gia cầm số lƣợng và sản lƣợng gia cầm dần hồi phục và đang xu hƣớng tăng hơn nữa trong thời gian tới. Gia súc đƣợc nuôi chủ yếu ở Cần Thơ là heo, bò và các loại khác nhƣng số lƣợng không đáng kể. Heo là loại gia súc đƣợc nuôi phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành vì nó phù hợp với điều kiện chăn nuôi và tập quán sản xuất của ngƣời dân nhất là với khu vực ĐBSCL. Giai đoạn 2008–2010, cơ cấu ngành chăn nuôi tăng nên sản lƣợng cũng tăng, sản lƣợng thịt heo hơi xuất chuồng năm 2008 là 13.894 tấn tăng lên 18.001 tấn năm 2012. Tuy nhiên, đến 01 04 2013 thì tổng đàn heo toàn thành phố là 114.835 con, so cùng kỳ năm 2012 giảm 13,02%. Nguyên nhân giảm là do trong kỳ trên địa bàn thành phố Cần Thơ tuy không phát sinh dịch bệnh, nhƣng trƣớc tình hình dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng (LMLM) gia súc và bệnh heo tai xanh đang diễn biến phức tạp ở khu vực ĐBSCL và cả nƣớc và giá thu mua heo hơi ở mức thấp; chính sự giảm giá heo hơi trên thị trƣờng và tình hình dịch bệnh làm cho ngƣời chăn nuôi chƣa thật sự an tâm đầu tƣ cho sản xuất; giá thức ăn và chi phí đầu tƣ khác cũng tăng cao, lợi nhuận thấp và nhiều rủi ro nên nhiều hộ đã từng chăn nuôi heo, nay chƣa mạnh dạn đầu tƣ nuôi trở lại hay chỉ nuôi dạng bỏ ống.

Bò là loại gia súc đƣợc nuôi nhiều thứ hai của Cần Thơ tập trung nhiều ở quận Bình Thủy. Nuôi bò là hình thức chăn nuôi khá đơn giản và tiện lợi, tiêu tốn ít chi phí và lợi ích kinh tế khá cao. Thế nhƣng chăn nuôi bò lại giảm trong giai đoạn 2008 – 2012. Năm 2008 thành phố có 5.336 con, năm 2012 là 3.505 con đã giảm gần phân nữa (-34,31%). Tính đến 04 2013 thì đàn bò đạt 3.396

con, giảm 3,11% so với cùng kỳ. Nguyên nhân giảm là do nhiều khu vực thành thị không có mặt bằng để chăn nuôi trâu, bò, nhiều hộ nghỉ nuôi chuyển sang hoạt động kinh doanh khác; Bên cạnh đó, phải kể đến phƣơng thức chăn nuôi, do không đạt hiệu quả cao phải xuất bán, hoặc thu hẹp qui mô đàn. Trong thời gian tới Ngành sẽ tiếp tục phát triển chăn nuôi theo hƣớng hiệu quả gắn với bảo vệ môi trƣờng, an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm; Thực hiện các biện pháp bảo đảm về giống, kỹ thuật, nguồn thức ăn và các điều kiện cần thiết để khôi phục và phát triển nhanh đàn gia súc, tạo điều kiện phát triển các cơ sở chăn nuôi trang trại, gia trại và các cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp; Đồng thời, thực hiện tốt công tác tiêm phòng để chủ động phòng chống bệnh LMLM…Tăng cƣờng công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và ý thức nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống dịch; thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát vệ sinh thú y, chẩn đoán và phát hiện sớm dịch bệnh, khoanh vùng dập dịch không để lây lan diện rộng.... đảm bảo cho chăn nuôi phát triển bền vững, phấn đấu đạt và vƣợt chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao.

Gia cầm trên địa bàn Cần Thơ chủ yếu là các loại gà, vịt, ngan, ngỗng,…đây là nguồn cung cấp thực phẩm chủ yếu thứ 2 sau lƣợng thịt gia súc. Gia cầm đƣợc nuôi chủ yếu ở hộ gia đình, các cơ sở chăn nuôi và trang trại. Từ năm 2008 – 2012, cả số lƣợng và sản lƣợng gia cầm đều tăng hằng năm, cụ thể tăng 18.337 con và 2.058 tấn trong giai đoạn này. Đến tháng 4 năm 2013, đàn gia cầm thành phố Cần Thơ khoảng 1.807.000 con, so với cùng kỳ đã giảm 4,81% tức khoảng 91.000 con; Trong đó, đàn gà đạt 523.000 con giảm 20,57% so cùng kỳ; đàn vịt đạt 1240.000 con giảm 2,58% so cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu: Thứ nhất là trong kỳ giá gia cầm hơi ổn định trong khi chi phí đầu vào ngày một tăng dẫn đến không có lời không hiệu quả kinh tế, làm giảm qui mô trong chăn nuôi. Thứ hai là do thời tiết không thuận lợi, một số đàn gà bị bệnh chết. Đàn vịt thì không có mặt bằng để chăn dắt và điều kiện thả nuôi nên tổng đàn cũng giảm so với cùng kỳ năm năm 2012. Đối với công tác tiêm ngừa và phòng chống dịch bệnh, Ngành cũng có sự quan tâm rất lớn, triển khai và thực hiện tiêm phòng cúm gia cầm thƣờng xuyên cũng nhƣ cung cấp liều vắc xin các loại phòng bệnh cho gia cầm.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố cần thơ giai đoạn 2008 2012 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)