Trồng trọt

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố cần thơ giai đoạn 2008 2012 (Trang 37)

Trong giai đoạn năm 2005 đến năm 2007, cây lƣơng thực chiếm tỉ trọng cao nhất, mặc dù diện tích cây lƣơng thực giảm qua các năm nhƣng sản lƣợng hằng năm đều ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt.

Bảng 4.2: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt thành phố Cần Thơ giai đoạn 2005 – 2008 theo giá hiện hành

ĐVT: Triệu đồng Cây trồng Năm Lƣơng thực Rau, đậu, hoa, cây cảnh Cây Công Ngiệp hàng năm(*) Cây ăn quả Cây Công nghiệp lâu năm(**) Tổng số 2005 2.662.144 101.223 72.772 317.973 13.474 3.264.929 2006 2.799.448 128.681 59.012 327.492 12.867 3.421.684 2007 3.326.566 186.745 62.300 319.652 12.235 3.960.353

Ghi chú: (*): Phân theo thành phần kinh tế. (**): Phân theo xã phường

Nguồn : Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012.

Trong giai đoạn từ năm 2005 – 2007 thì mức độ biến động giá trị của cây lƣợng thực là cao nhất bằng 664.422 triệu đồng, kế đến là cây rau đậu, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả, thấp nhất là độ biến động của cây công nghiệp lâu năm chỉ 1.239 triệu đồng. Nhƣng về số tƣơng đối thì biến động của cây rau đậu là cao nhất đến 45,80%, thấp nhất là cây ăn quả bằng 2,91%. Giá trị cây rau đậu tăng nhanh cả về chất lƣợng và số lƣợng, vì sự tiêu dùng của ngƣời dân về mặt hàng này cao bởi lẽ giá thành thấp mà lại giàu chất dinh

dƣỡng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, vì vậy nhiều hợp tác xã, các khu sản xuất rau sạch và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ra đời đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng dẫn đến giá trị của chúng ngày càng gia tăng.

84,00%

4,72% 1,57% 8,07% 0,31%

Cây lƣơng thực Rau, đậu, hoa Cây CN hàng năm Cây ăn quả Cây CN lâu năm

Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012

Hình 4.2 Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt thành phố Cần Thơ năm 2007

a) Cây lúa

Cây lƣơng thực chủ yếu là cây lúa, trong năm 2005 chiếm 81,54% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và có xu hƣớng tăng dần trong giai đoạn 2006 – 2007, cụ thể năm 2007 chiếm tỷ trọng 84% giá trị sản xuất ngành trồng trọt tƣơng đƣơng tăng từ 2.662.144 triệu đồng năm 2005 lên mức 3.326.566 triệu đồng năm 2007 theo giá hiên hành, tức tăng 24,96% so với 2005. Diện tích lúa cả năm 2007 đạt 207.876 ha giảm 24.075 ha so với năm 2005. Việc giảm diện tích lúa do nhiều nguyên nhân, nhƣng chủ yếu là do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.

Trong giai đoạn từ năm 2004 - 2007, sản lƣợng lúa bình quân hàng năm đạt từ 1,1 – 1,2 triệu tấn năm, cụ thể năm 2007 đạt 1.131.562 tấn. Mặc dù tổng diện tích lúa năm 2007 giảm 24.075 ha so với năm 2005, nhƣng năng suất lúa trung bình đạt 5,42 tấn ha (năm 2007) tăng 2,26% so với năm 2005. Do sự tác động từ các yếu tố tự nhiên nhƣ lũ lụt, mƣa bão diễn biến bất thƣờng của khí hậu và yếu tố sâu bệnh, cỏ dại đã làm sản lƣợng lúa có sự sụt giảm ở giai đoạn này.

b) Cây hàng năm

Diện tích cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày năm 2007 là 15.101 ha, giảm 578 ha so với năm 2005. Trong đó rau đậu các loại tăng 2646 ha, cây công nghiệp ngắn ngày giảm 4516 ha do giá cả thị trƣờng chƣa ổn định. Và

một số cây rau đậu hiệu quả kinh tế kém và bắp bênh nên nông dân chuyển sang trồng cây ăn trái hoặc rau đậu khác để có thu nhập cao hơn. Diện tích cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày có tốc độ gia tăng khả quan nhƣ mè, đậu nành, rau các loại.

c) Cây ăn trái

Diện tích cây ăn trái năm 2007 là 15.608 ha giảm 658 ha so với năm 2005. Ngành nông nghiệp đang tiếp tục chỉ đạo khôi phục lại vƣờn cây ăn trái tập trung những loại cây có giá trị kinh tế cao và mang tính đặc trƣng của vùng nhƣ: cam mật, bƣởi năm roi, dâu Hạ Châu…đồng thời xây dựng mô hình kết hợp vƣờn cây ăn trái với du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố cần thơ giai đoạn 2008 2012 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)