3.6.1 Thuận lợi
- Lợi thế của Cần Thơ là nơi tập trung các trƣờng đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu nông nghiệp nên đã hỗ trợ thành phố nghiên cứu và thực hiện thành công dịch vụ chuyển giao ứng dụng công nghệ cao vào phát triển nông nghiệp cho bà con nông dân.
- Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, khu vực ít bão thuận lợi cho việc trồng cây lƣơng thực, và cây ăn quả có giá trị kinh tế cao kích thích ngƣời dân canh tác và mở rộng sản xuất đóng góp thêm vào tăng trƣởng GDP ngành trồng trọt. Mạng lƣới sông ngòi dày đặc cùng với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ trong nghiên cứu giống, lai tạo và trình độ của các cấp ngành tới ngƣời dân ngày càng nâng cao đƣa ngành thủy sản của địa phƣơng có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, tăng chất lƣợng và hiệu quả sản xuất ngành thủy sản góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế mang lại kết quả cao.
- Thành phố Cần Thơ với nhiều di tích, danh thắng nổi tiếng nhƣ tƣợng đài Bác Hồ, nhà Bảo tàng thành phố, đình Bình Thủy, mộ nhà thơ Phan Văn Trị…không những thu hút lƣợng lớn khách tham quan, sự đầu tƣ trong và ngoài nƣớc mà thông qua đó ngƣời dân ở những khu vực quanh đó chủ động cải tiến chất lƣợng và năng suất các loại cây ăn quả, hoa trái chủ lục của vùng làm tăng giá trị và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiệu quả.
- Nguồn lao động dồi dào, trình độ lao động trong các ngành kinh tế nông nghiệp, nông thôn ngày càng đƣợc nâng cao và đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền thành phố trong việc giảm tỷ trọng các ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản nhƣng lại mang giá trị kinh tế cao và đạt hiệu quả.
- Tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KHKT), cơ sở hạ tầng đƣợc nâng cấp, đầu tƣ xây dựng đúng hƣớng và mở rộng, hỗ trợ cho việc nghiên cứu các giống cây trồng và vật nuôi chống lại bệnh tật, và cải tiến chất lƣợng cho năng suất, phẩm chất sản phẩm đầu ra vƣợt trội làm thay đổi tăng giá trị của lĩnh vực nông nghiệp trong cơ cấu thành phần kinh tế vào sự đóng góp đối với tăng trƣởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của thành phố Cần Thơ.
3.6.2 Khó khăn
Song song với những thuận trên thì cũng tồn tại không ít những khó khăn, vƣớng mắc. Với dân số đông, lực lƣợng lao động dồi dào mà hiện nay nhu cầu tuyển dụng của các công ty, doanh nghiệp hiện tại trên địa bàn thì không thể đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho lao động, dẫn đến tình trạng thất nghiệp không có việc làm, việc làm không ổn định hay không đúng trình độ học vấn làm cho nguồn nhân lực không thể đáp ứng nhƣ mong muốn trong các ngành nông – lâm – ngƣ nghiệp, công nghiệp và dịch vụ về vị trí, số lƣợng
cũng nhƣ về mặt chất lƣợng sẽ ảnh hƣớng đế quá trình chuyển dịch, làm chậm quá trình chuyển đổi nền kinh tế của địa phƣơng.
- Một số công trình đầu tƣ cơ sở hạ tầng nông thôn không thật sự hiệu quả và phát huy đúng vai trò của mình, một số công trình xây dựng lại dở dang, thiếu kinh phí đầu tƣ không thể tiến hành. Trong khi quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đang diễn biến mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm và thu hẹp ảnh hƣởng đến nhu cầu sản xuất, thất thoát một phần giá trị nông nghiệp làm giảm sự tăng trƣởng chung cho nền kinh tế thành phố.
- Thời tiết với những diễn biến ngày càng khó lƣờng, hàng năm những cơn mƣa bão, lũ lụt kéo đến phá hoại mùa màng, rau màu, cây an quả cùng các công trình xây dựng của nhân dân gây ra thiệt hại nặng nề về kinh tế cho thành phố, nông dân mất mùa, giá cả một số loại đột biến. Dù đƣợc sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền các cấp nhƣng cũng phải mất một khoảng thời gian nông dân mới có thể khắc phục sự cố, củng cố lại những cách đồng, hoa màu tiến hành sản xuất, bình ổn thị trƣờng.
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1 TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƢỚC KHI THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP KHI THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mặc dù tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm, song giá trị sản xuất ngành nông-lâm nghiệp và thủy sản (theo giá so sánh 1994) tăng bình quân 8,28% năm 2005 và 10,91% giai đoạn 2006 - 2007. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp và thủy sản có sự chuyển dịch giảm nhẹ, năm 2005 tỷ trọng khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 15,83% trong tổng giá trị sản xuất, đến năm 2006-2007 chiếm 14,09% so với các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng giảm nhƣng về mặt giá trị thì lại tăng nói lên ngành nông nghiệp luôn đƣợc sự quan tâm của các cấp chính quyền lãnh đạo, nghiên cứu và ngày càng nâng cao, cải biến chất lƣợng, và đóng vai trò không nhỏ đối với sự tăng trƣởng kinh tế chung cho cả thành phố.
Bảng 4.1: Cơ cấu giá trị nông-lâm-ngƣ của Cần Thơ năm 2007
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Cơ cấu
Nông nghiệp 67,01
Lâm nghiệp 0,55
Ngƣ nghiệp 32,44
Tổng 100,00
Nguồn: Tính toán từ Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2009.
0,55% 32,44%
67,01%
Nông nghiệp
Lâm nghiệp
Ngƣ nghiệp
Nguồn: Tính toán từ Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2009
Trong giai đoạn này, cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 67,01% năm 2007, ngành ngƣ nghiệp chiếm 32,44%, và thấp nhất là lâm nghiệp chỉ có 0,55% năm 2007. Trong cơ cấu nông nghiệp của thành phố, nông nghiệp vẫn đứng đầu do vị trí của thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực này; đặc biệt ngành thủy sản đang có sự phát triển nhanh, giá trị sản xuất không ngừng tăng qua các năm, trong vài năm nữa ngành thủy sản thành phố sẽ còn nhiều hứa hẹn tăng trƣởng và phát triển hơn nữa.
4.1.1 Trồng trọt
Trong giai đoạn năm 2005 đến năm 2007, cây lƣơng thực chiếm tỉ trọng cao nhất, mặc dù diện tích cây lƣơng thực giảm qua các năm nhƣng sản lƣợng hằng năm đều ở mức cao và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt.
Bảng 4.2: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt thành phố Cần Thơ giai đoạn 2005 – 2008 theo giá hiện hành
ĐVT: Triệu đồng Cây trồng Năm Lƣơng thực Rau, đậu, hoa, cây cảnh Cây Công Ngiệp hàng năm(*) Cây ăn quả Cây Công nghiệp lâu năm(**) Tổng số 2005 2.662.144 101.223 72.772 317.973 13.474 3.264.929 2006 2.799.448 128.681 59.012 327.492 12.867 3.421.684 2007 3.326.566 186.745 62.300 319.652 12.235 3.960.353
Ghi chú: (*): Phân theo thành phần kinh tế. (**): Phân theo xã phường
Nguồn : Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012.
Trong giai đoạn từ năm 2005 – 2007 thì mức độ biến động giá trị của cây lƣợng thực là cao nhất bằng 664.422 triệu đồng, kế đến là cây rau đậu, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả, thấp nhất là độ biến động của cây công nghiệp lâu năm chỉ 1.239 triệu đồng. Nhƣng về số tƣơng đối thì biến động của cây rau đậu là cao nhất đến 45,80%, thấp nhất là cây ăn quả bằng 2,91%. Giá trị cây rau đậu tăng nhanh cả về chất lƣợng và số lƣợng, vì sự tiêu dùng của ngƣời dân về mặt hàng này cao bởi lẽ giá thành thấp mà lại giàu chất dinh
dƣỡng không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, vì vậy nhiều hợp tác xã, các khu sản xuất rau sạch và đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm ra đời đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân địa phƣơng dẫn đến giá trị của chúng ngày càng gia tăng.
84,00%
4,72% 1,57% 8,07% 0,31%
Cây lƣơng thực Rau, đậu, hoa Cây CN hàng năm Cây ăn quả Cây CN lâu năm
Nguồn: Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012
Hình 4.2 Cơ cấu giá trị ngành trồng trọt thành phố Cần Thơ năm 2007
a) Cây lúa
Cây lƣơng thực chủ yếu là cây lúa, trong năm 2005 chiếm 81,54% giá trị sản xuất ngành trồng trọt và có xu hƣớng tăng dần trong giai đoạn 2006 – 2007, cụ thể năm 2007 chiếm tỷ trọng 84% giá trị sản xuất ngành trồng trọt tƣơng đƣơng tăng từ 2.662.144 triệu đồng năm 2005 lên mức 3.326.566 triệu đồng năm 2007 theo giá hiên hành, tức tăng 24,96% so với 2005. Diện tích lúa cả năm 2007 đạt 207.876 ha giảm 24.075 ha so với năm 2005. Việc giảm diện tích lúa do nhiều nguyên nhân, nhƣng chủ yếu là do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.
Trong giai đoạn từ năm 2004 - 2007, sản lƣợng lúa bình quân hàng năm đạt từ 1,1 – 1,2 triệu tấn năm, cụ thể năm 2007 đạt 1.131.562 tấn. Mặc dù tổng diện tích lúa năm 2007 giảm 24.075 ha so với năm 2005, nhƣng năng suất lúa trung bình đạt 5,42 tấn ha (năm 2007) tăng 2,26% so với năm 2005. Do sự tác động từ các yếu tố tự nhiên nhƣ lũ lụt, mƣa bão diễn biến bất thƣờng của khí hậu và yếu tố sâu bệnh, cỏ dại đã làm sản lƣợng lúa có sự sụt giảm ở giai đoạn này.
b) Cây hàng năm
Diện tích cây rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày năm 2007 là 15.101 ha, giảm 578 ha so với năm 2005. Trong đó rau đậu các loại tăng 2646 ha, cây công nghiệp ngắn ngày giảm 4516 ha do giá cả thị trƣờng chƣa ổn định. Và
một số cây rau đậu hiệu quả kinh tế kém và bắp bênh nên nông dân chuyển sang trồng cây ăn trái hoặc rau đậu khác để có thu nhập cao hơn. Diện tích cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày có tốc độ gia tăng khả quan nhƣ mè, đậu nành, rau các loại.
c) Cây ăn trái
Diện tích cây ăn trái năm 2007 là 15.608 ha giảm 658 ha so với năm 2005. Ngành nông nghiệp đang tiếp tục chỉ đạo khôi phục lại vƣờn cây ăn trái tập trung những loại cây có giá trị kinh tế cao và mang tính đặc trƣng của vùng nhƣ: cam mật, bƣởi năm roi, dâu Hạ Châu…đồng thời xây dựng mô hình kết hợp vƣờn cây ăn trái với du lịch sinh thái.
4.1.2 Chăn nuôi
Do ảnh hƣởng của dịch bệnh nhƣ cúm gia cầm, lở mồm long móng (LMLM), heo tai xanh, giá cả thị trƣờng, thức ăn gia súc có nhiều biến động bất lợi liên tiếp nhiều năm đã tác động hạn chế ngƣời dân đầu tƣ phát triển chăn nuôi nên tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp giảm. Tuy nhiên, chất lƣợng đàn gia súc gia cầm ngày càng tăng, đặc biệt tỷ lệ sản lƣợng thịt heo hơi hƣớng nạc tăng từ 16.207 tấn năm 2005 lên 17.797 tấn vào năm 2006 và giảm nhẹ ở năm 2007. Đàn heo (vào thời điểm 2007) 142.935 con, tăng 7.030 con so với năm 2005. Đàn bò đến năm 2007 có 6.094 con, tăng 1192 con so năm 2005.
Bảng 4.3: Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi của TP. Cần Thơ năm 2007
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Cơ cấu
Gia súc 71,98
Gia cầm 10,69
Khác 17,33
Tổng 100
17.33 % 71.98 % 10.69 % Gia súc Gia cầm Khác
Nguồn: Tính toán từ Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2009
Hình 4.3 Cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi thành phố Cần Thơ năm 2007 Qua số liệu tổng hợp trên ta thấy đàn gia súc chiếm tỷ trọng lớn nhất 71,98% trong cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi năm 2007. Vì đặc điểm là gia súc dễ nuôi, thức ăn dễ kiếm chủ yếu là cỏ, dịch bệnh cũng ít hơn so với gia cầm và đặc biệt nó mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho ngƣời nuôi.
- Đàn gia cầm: tuy bị ảnh hƣởng của dịch cúm gia cầm nhƣng vẫn có xu hƣớng tăng, tổng đàn gia cầm 1.848.290 con (năm 2007) tăng 631.780 con so với năm 2005. Trƣớc tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm (GSGC), ngành Nông nghiệp đã tiến hành đồng bộ các biện pháp nhƣ: tuyên truyền hƣớng dẫn chăn nuôi theo hƣớng an toàn sinh học, giám sát chặt chẽ thƣờng xuyên trên đàn GSGC, tăng cƣờng công tác tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm tra kiểm soát các cơ sở giết mổ, mua bán, vận chuyển gia súc gia cầm, quản lý các cơ sở ấp trứng. ...đã giúp khống chế, kiểm soát đƣợc dịch bệnh theo chỉ đạo của Thành phố và Trung ƣơng.
4.1.3 Thủy sản
Giai đoạn này tình hình thủy sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ phát triển khá nhanh và rõ nét cả về khai thác và nuôi trồng, nhƣng nổi bật vẫn là ở lĩnh vực nuôi trồng. Vì nó chiếm một tỷ lệ vô cùng cao, diện tích nuôi trồng tăng đều qua các năm.
Bảng 4.4: Cơ cấu giá trị ngành thủy sản của Cần Thơ năm 2007
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Cơ cấu
Khai thác 4,05
Nuôi trồng 93,72
Sản xuất giống 2,23
Tổng 100,00
Nguồn : Tính toán từ Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2009
4,05 2,23 93,72 Khai thác Nuôi trồng Sản xuất giống
Nguồn: Tính toán từ Niêm giám thống kê Cần Thơ năm 2009
Hình 4.4 Cơ cấu giá trị ngành thủy sản Cần Thơ năm 2007
Tổng giá trị sản xuất thủy sản theo giá hiện hành năm 2007 là 2.196.343 triệu đồng tăng 2,19 lần so với năm 2005. Tỷ trọng nuôi trồng chiếm 93,72% trong cơ cấu giá trị ngành, khai thác chiếm 4,05% và sản xuất giống chiếm 2,23%.
Giá trị nuôi trồng thủy sản đạt 2.058.426 triệu đồng năm 2007, tăng 1.171.393 triệu đồng tức gấp 2,32 lần so với năm 2005. Trong khi đó khai thác năm 2007 chỉ tăng 14.054 triệu đồng so với 2005. Diện tích nuôi trồng thủy sản từ năm 2005 – 2007 tăng đều qua các năm, diện tích nuôi trồng thủy sản chủ yếu là cá, vì diện tích nuôi tôm chỉ chiếm 3,07% năm 2007 trong khi diện tích nuôi cá chiếm tới 95,89% phần còn lại là ƣơm giống thủy sản. Ngành thủy sản hứa hẹn trong thời gian tới sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa.
Bảng 4.5: Tốc độ tăng trƣởng của sản lƣợng thủy sản thành phố Cần Thơ giai đoạn 2003 – 2007
Đơn vị tính: Tấn
Năm Khai thác Nuôi trồng Tổng
2003 6.998 30.856 37.854
2004 6.670 59.087 65.757
2005 6.454 83.783 90.237
2006 6.310 110.214 116.524
2007 6.223 150.851 157.074
Nguồn : Niêm giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2009
83783 6.998 6.667 6.454 6.310 6.223 30.856 59.087 110.214 150.851 37.854 65.757 90.237 116.524 157.074 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 2003 2004 2005 2006 2007 Năm ĐVT: Tấn Khai thác Nuôi trồng Tổng
Nguồn: Niêm giám thống kê Cần Thơ năm 2009
Hình 4.5 Sự tăng trƣởng sản lƣợng thủy sản Cần Thơ giai đoạn 2003-2007 Năm 2007, diện tích nuôi trồng thủy sản là 14.025 ha (tăng 1.477 ha so năm 2005) và tổng sản lƣợng thủy sản là 157.074 tấn (tăng 1,74 lần so với năm 2005). Trong đó, sản lƣợng cá nuôi trồng là 150.645 tấn, chiếm 99,86% tổng sản lƣợng nuôi trồng, trong khi sản lƣợng tôm chỉ chiếm 0,14%. Trƣớc tình hình đó, ngành nông nghiệp đã tham mƣu cho Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng quy hoạch phát triển thủy sản đến năm 2015 và định hƣớng đến 2020, trong đó có quy hoạch vùng nuôi cá tra phù hợp với điều kiện tự nhiên và năng lực chế biến của các doanh nghiệp. Quy hoạch đã đƣợc công bố và triển khai ở các quận, huyện.
Kết luận chung, kinh tế của thành phố Cần Thơ trong giai đoạn 2005 tới 2007 phát triển ổn định, đã có các biện pháp tích cực nhằm phát huy các nguồn lực và lợi thế của Thành phố vào phát triển kinh tế - xã hội; Tăng trƣởng kinh tế duy trì ở mức cao, đạt 15,79% năm 2005, 16,2% năm 2006, 16,27% năm 2007; Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2007 đạt 1.212 USD ngƣời năm, tăng 550 USD so năm 2004.