Phát triển nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố cần thơ giai đoạn 2008 2012 (Trang 75)

Trong bối cảnh chịu nhiều nhiều tác động bất lợi của tình trạng biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng, ngành nông nghiệp Cần Thơ đã và đang phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình xây dựng nền NNCNC,

phát triển theo hƣớng bền vững. Vì vậy, thành phố Cần Thơ cần quan tâm và thực hiện đồng bộ một số giải pháp cơ bản và thiết thực.

- Một là, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp theo hƣớng nông nghiệp đô thị, công nghệ cao. Phát triển nông nghiệp kết hợp với phát triển công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn, bảo vệ môi trƣờng

- Hai là, nâng cao chất lƣợng cuộc sống của dân cƣ nông thôn, thực hiện có hiệu quả, bền vững công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao trình độ giác ngộ và vị thế chính trị của giai cấp nông dân, phát huy vai trò tổ chức Hội nông dân và phong trào nông dân tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp xanh, bền vững; xây dựng nông thôn mới.

- Ba là, nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai, bão lũ; chủ động triển khai một bƣớc các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Tích cực ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong sản xuất và đời sống nông thôn.

- Bốn là, trong quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình NNCNC của thành phố, ngành nông nghiệp cần quan tâm xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp linh hoạt, ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững, có thể:

+ Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng nông sản chất lƣợng và hiệu quả cao với mô hình đa canh bền vững.

+ Gắn công nghiệp hoá, hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp với phong trào kinh tế tập thể để xây dựng vùng sản xuất tập trung

+ Tiếp tục xây dựng mạng lƣới thú y cơ sở vững mạnh, đủ khả năng triển khai các công tác chuyên ngành thú y, nhất là công tác phòng chống dịch bệnh GSGC, phát triển chăn nuôi theo hƣớng hiệu quả, an toàn dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Xây dựng các chƣơng trình, dự án cụ thể hóa quy hoạch thủy sản; tăng cƣờng thực hiện kế hoạch sản xuất theo nhóm nông dân, theo từng địa bàn, tạo điều kiện quản lý tài nguyên nƣớc, môi trƣờng trong vùng nuôi thủy sản theo các quy định của pháp luật.

+ Phát động nhân dân trồng cây phân tán trên các trục lộ giao thông, tuyến đê bao, kênh mƣơng, cụm, tuyến dân cƣ, công sở, trƣờng học, nông trƣờng,v.v…

- Năm là, ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhƣ: tƣới tiêu hợp lý; tận dụng nguồn nƣớc mƣa; chăm sóc nguồn đất chất lƣợng; luân canh xen vụ cây trồng; phƣơng án trồng cây kết hợp giữa nông nghiệp với lâm nghiệp; hạn chế sử dụng hóa chất.

- Sáu là, nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm các giống cây trồng, vật nuôi chịu ngập, chịu hạn để thích ứng với các vùng chịu ảnh hƣởng bất lợi của biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng.

- Bảy là, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác động của biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trƣờng nuôi trồng và tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên thủy hải sản. Song song đó, cần xây dựng các chính sách xã hội hỗ trợ cho ngƣời làm nông nghiệp trong điều kiện bị ảnh hƣởng bởi biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố cần thơ giai đoạn 2008 2012 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)