Thuận lợi và những mặt làm đƣợc

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố cần thơ giai đoạn 2008 2012 (Trang 65)

Phƣơng thức chuyển giao khoa học công nghệ đến nông dân đƣợc áp dụng phổ biến là tổ chức điều tra mô hình sản xuất có hiệu quả trên địa bàn thành phố để nhân rộng những mô hình này. Đồng thời, xây dựng mô hình trình diễn ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ để phổ biến cho ngƣời dân học hỏi, làm theo. Đây cũng là con đƣờng ngắn nhất đƣa kết quả nghiên cứu từ các cơ sở nghiên cứu đến đồng ruộng.

 Ở lĩnh vực trồng trọt, triển khai mô hình nhân giống lúa chất lƣợng cao đƣợc thực hiện liên tục qua các năm, góp phần cung cấp giống lúa chất lƣợng cao cho sản xuất đại trà. Mô hình luân canh lúa- màu hoặc lúa- màu- thủy sản ngày càng phổ biến, giúp nông dân thay đổi tập quán độc canh cây lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Ngành tiếp tục đẩy mạnh chƣơng trình trợ giá giống cây con, xây dựng hệ thống giống 3 cấp; thực hiện tốt các chƣơng trình khuyến nông, khuyến ngƣ, hƣớng dẫn nông dân ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả nhƣ: cánh đồng mẫu lớn áp dụng “3 giảm, 3 tăng”, mô hình quản lý dịch hại tổng hợp, VietGAP… và tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới.

 Trong lĩnh vực chăn nuôi, khoa học công nghệ đƣợc ứng dụng để tạo nguồn giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao, chất lƣợng tốt; áp dụng công nghệ lên men sinh học để ủ chua thức ăn, tăng giá trị dinh dƣỡng; phòng trừ dịch bệnh GSGC…. Chƣơng trình Sind hóa đàn bò cũng cho nhiều kết quả tức cực, trọng lƣợng của bò thịt lai Sind tăng cao, dẫn đến lợi nhuận cao.

Có sự nỗ lực cố gắng của ngành Nông nghiệp trong công tác chỉ đạo kiểm soát và khống chế dịch bệnh trên GSGC, nên tổng đàn đã có xu hƣớng phục hồi. Phối hợp với các địa phƣơng thực hiện tốt công tác giám sát dịch tễ đối với bệnh cúm gia cầm và LMLM trên heo, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch… đã khống chế đƣợc tình hình phát sinh dịch bệnh.

 Về thủy sản, ngành thủy sản của thành phố cũng đạt đƣợc nhiều thành tựu vƣợt bậc. Trong các mô hình nuôi thủy sản tại Cần Thơ, mô hình nuôi tôm càng xanh phát triển khá mạnh. Để đáp ứng nhu cầu con giống ngày càng cao

trong khi nguồn tôm giống tự nhiên ngày càng khan hiếm, Trung tâm Giống Nông nghiệp Cần Thơ đã tổ chức chuyển giao qui trình sản xuất giống tôm càng xanh cho nhiều hộ nông dân sản xuất giống tôm càng xanh.

Ngành thủy sản còn nhận đƣợc sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, ngành từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Dù chƣa hoàn toàn hoàn chỉnh về chính sách, nhƣng Chính phủ và các cơ quan chức năng luôn dành các ƣu tiên về vốn, hỗ trợ cho ngành thủy sản, thƣờng xuyên ngồi lại cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn.

Ngoài ra, còn có sự quan tâm hỗ trợ của Trung ƣơng giúp thành phố khắc phục hậu quả lũ lụt, đẩy mạnh công tác thủy lợi phát triển đúng hƣớng, phục vụ kịp thời và tích cực cho việc mở rộng diện tích lúa thu đông, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ các nhu cầu về dân sinh, kinh tế khác.

Việc đầu tƣ xây dựng công trình cấp nƣớc đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời dân, do đó đƣợc chính quyền địa phƣơng và ngƣời dân tham gia hƣởng ứng, tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự án cấp nƣớc nông thôn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố cần thơ giai đoạn 2008 2012 (Trang 65)