Nội bộ ngành trồng trọt

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố cần thơ giai đoạn 2008 2012 (Trang 48)

Ngành trồng trọt luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp, trong đó chủ yếu là cây lƣơng thực mà cây lúa giữ vị trí số 1, kế đến là cây lâu năm chủ yếu là cây ăn trái, sau đó là rau đậu, cuối cùng là cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm. Tuy nhiên trong giai đoạn này cây lƣơng thực có tốc độ tăng trƣởng rất thấp, cây ăn quả và cây lâu năm có tốc độ tăng trƣởng khá đặc biệt trong giai đoạn này, riêng cây màu có tốc độ tăng trƣởng bình quân cao nhất tới 25, 30%, cao gấp 4,33 lần so với cây lƣơng thực, chủ yếu là do áp dụng nhiều biện pháp chuyển đổi canh tác. Năm 2012, giá trị ngành trồng trọt của Cần Thơ là 8.268.459 triệu đồng, trong đó cây lƣơng thực là 6.906.609 triệu đồng, rau đậu là 462.223 triệu đồng, cây ăn quả là 707.558 triệu đồng (giá hiện hành).

Bảng 4.9: Cơ cấu giá trị nội bộ ngành trồng trọt Cần Thơ giai đoạn 2008 - 2012 Đơn vị tính: % Năm Cơ cấu Cây lƣơng thực Rau đậu Cây Công Ngiệp hàng năm(*) Cây ăn quả Cây Công nghiệp lâu năm(**) 2008 89,09 3,04 1,42 5,61 0,22 2009 85,21 4,44 1,56 7,98 0,45 2010 81,29 4,99 1,14 7,39 0,44 2011 89,33 3,42 1,54 4,99 0,30 Sơ bộ 2012 83,53 5,99 1,19 8,56 0,36 Tỷ lệ chuyển dịch -5,56 +2,95 -0,23 +2,95 +0,14 Tốc độ tăng trƣởng bình quân +5,85 +25,30 +3,07 +19,57 +21,90

Ghi chú : (*): phân theo thành phần kinh tế (**): phân theo xã phường

Nguồn : Tính toán từ Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ năm 2012

a) Cây lƣơng thực: có tốc độ tăng trƣởng bình quân rất thấp (+5,85%) do trong những năm qua diện tích trồng lúa đông xuân và hè thu đều giảm, chỉ có diện tích gieo trồng lúa thu đông là tăng, trong khi sản lƣợng lúa tập trung ở vụ đông xuân và hè thu. Năm 2011, theo kế hoạch của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (SNN&PTNT) của Cần Thơ, diện tích gieo xạ lúa đông xuân và hè thu sẽ giảm so với năm trƣớc vì theo ngành nông nghiệp việc sản xuất lúa trong năm sẽ gặp nhiều khó khăn do lũ về ít làm lƣợng phù sa bồi đắp cho đồng ruộng ít; tình hình thời tiết, rầy nâu và nhiều loại sâu bệnh, dịch hại còn nhiều diễn biến phức tạp. Vì vậy, ngành nông nghiệp của thành phố đã hƣớng dẫn nông dân vệ sinh đồng ruộng, sử dụng các giống lúa chất lƣợng cao, xuống giống tập trung theo lịch thời vụ và áp dụng các biện pháp canh tác tiến bộ để hạn chế phát sinh dịch bệnh, lây lan diện rộng. Năm 2012, sản lƣợng vụ đông xuân là 639.978 tấn, năng suất 72,92 tạ ha; sản lƣợng vụ thu đông chỉ đạt 252.984 tấn và năng suất 43,41tạ ha. Trong những năm qua, nhờ áp dụng nhiều biện pháp canh tác tiến bộ và đƣợc sự trợ giúp của các cấp ngành về

máy móc, cơ cấu giống lúa và các chƣơng trình khuyến nông nên nông dân đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm và thực tiễn.

Giá lúa trong giai đoạn trên có lúc gia tăng nhƣng không ổn định, bấp bênh trong khi đó giá nguyên liệu đầu vào nhƣ phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu phục vụ sản xuất lúa đều tăng mạnh dẫn đến chi phí sản xuất cao nên lợi nhuận thực tế của ngƣời trồng lúa là thấp, không có lời.

Diện tích gieo trồng toàn thành phố 6 tháng đầu năm 2013 đạt 87.985 ha tăng 215 ha so với cùng kỳ năm trƣớc. Với mô hình “ Cánh đồng mẫu lớn” vụ đông xuân 2013 bƣớc đầu hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến thu mua chế biến và xuất khẩu theo hình thức khép kín; chú trọng đến phẩm chất lúa gạo đáp ứng yêu cầu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, năng suất và sản lƣợng lại sụt giảm so với cùng kỳ năm trƣớc, chủ yếu là do bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá, chuột xuất hiện cắn phá và một số ảnh hƣởng khác gây hại cho cây lúa. Giá lúa đông xuân 2013 tƣơng đối cao ở đầu vụ và giảm dần do ảnh hƣởng của thị trƣờng xuất khẩu; tiếp nối vụ đông xuân, vụ hè thu 2013 ngành nông nghiệp tiếp tục mở rộng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” áp dụng ở các quận, huyện Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Phong Điền nhằm xây dựng vùng nguyên liệu lúa tập trung qui mô lớn, chất lƣợng cao, hƣớng đến liên kết với các doanh nghiệp, hiện đại hóa sản xuất lúa.

b) Cây lâu năm: Tổng diện tích cây lâu năm đạt 16.525 ha năm 2012 giảm 237 ha so với 2011 và giảm 376 ha so với 2010. Trong những năm qua, tốc độ tăng trƣởng của cây lâu năm ở mức cao (+19,66%), chủ yếu là cây ăn trái. Có thể nói cây ăn trái là cây có vị trí quan trọng đứng thứ hai sau cây lúa. Giai đoạn này, giá trị sản xuất cây ăn trái đạt 707.558 triệu đồng cao gấp 2,04 lần so với năm 2008 tức tăng 361.382 triệu đồng, cơ cấu giá trị tăng trƣởng bình quân của cây ăn trái là 19,57% trong khi so với cây lúa giai đoạn này có tỉ lệ chuyển dịch giảm -5,56%.

Xét về diện tích trồng cây ăn trái năm 2012 là 13.928 ha so với 2008 là 15.644 ha, giảm 1.716 ha. Trong đó, Phong Điền là huyện có diện tích gieo trồng lớn nhất với 4.018 ha, kế đến là quận Ô Môn với 2.136 ha và thấp nhất là quận Ninh Kiều chỉ có 122 ha (năm 2012). Trong các loại cây ăn quả thì nhóm cây cam, chanh, quýt có diện tích gieo trồng cũng nhƣ sản lƣợng lớn nhất, với sản lƣợng đạt 26.774 tấn năm 2012. Diện tích cây ăn trái có xu hƣớng giảm là do quá trình đô thị hóa, chuyển diện tích vƣờn sang đất phi nông nghiệp. Ngành nông nghiệp tiếp tục vận động nông dân khôi phục vƣờn

cây ăn trái tập trung, chuyên canh chủ yếu các loại cây nhƣ: cam mật, bƣởi năm roi, dâu Hạ Châu…đồng thời xây dựng vƣờn cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, diện tích gieo trồng cây lâu năm ƣớc khoảng 16.880 ha, so năm 2012 tăng 3,11% bằng 509 ha, tập trung chủ yếu ở các cây nhƣ cây xoài tăng 72 ha so với cùng kỳ, cây chôm chôm tăng so với cùng kỳ là 39 ha… nguyên nhân là do những loại cây này dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, thị trƣờng tiêu thụ ổn định, mang lại thu nhập đáng kể nên đã đƣợc nhiều nhà vƣờn mở rộng diện tích trên nền cây hàng năm. Ngoài ra, các hộ nuôi thủy sản, hộ gia đình còn tận dụng các phần bờ, vƣờn quanh nhà để trồng cây ăn quả; thế nhƣng diện tích ở các cây cam, bƣởi,… thì lại giảm. Việc một số diện tích trồng cây lâu năm bị thu hẹp do quy hoạch xây dựng khu dân cƣ, công trình công cộng,…tập trung chủ yếu ở quận Ô Môn và Cái Răng.

c) Rau màu: Tổng diện tích cây rau đậu năm 2012 là 7.745 ha giảm 867 ha so với năm 2008. Mặc dù rau màu chiếm cơ cấu nhỏ trong cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt so với các loại cây khác nhƣng lại là loại thực phẩm rất cần thiết chứa nhiều chất dinh dƣỡng không thể thiếu đƣợc trong bữa ăn hằng ngày của con ngƣời cho nên phát triển các loại rau màu có ý nghĩa quan trọng trong việc đa dạng hóa cây trồng với lại nhu cầu của ngƣời dân của thành phố cũng cao. Năm 2008, tỉ trọng giá trị sản xuất cây màu trong cơ cấu trồng trọt là 3,04%, năm 2012 tỉ lệ này là 5,59% tăng 2,55%, bình quân tăng 0,51% năm. Tỉ trọng cây rau màu tăng là do những năm qua Cần Thơ đã phát triển mô hình luân canh màu trên đất lúa đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với việc độc canh cây lúa. Thêm vào đó, ngành cũng chỉ đạo xây dựng và mở rộng vùng rau an toàn tập trung chủ yếu ở quận Bình Thủy và huyện Phong Điền. Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất rau an toàn đã giảm chi phí, nâng cao giá trị, chất lƣợng sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, từ đó tăng hiệu quả sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho nông hộ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố cần thơ giai đoạn 2008 2012 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)