Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình lợi nhuận của công

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích biến động lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoàng phúc (Trang 89)

nhuận của công ty

4.2.1.1. Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2010 – 2012) và 06 tháng đầu năm của 3 năm (2011 – 2013)

a) Phân tích tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2010 – 2012)

Doanh thu là một nhân tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty, sự tăng trưởng của doanh thu qua các năm phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh tốt hay xấu. Không chỉ phản ánh kết quả mà thông qua con số doanh thu nhằm giúp công ty đánh giá được thực trạng kinh doanh của mình và vị trí hoạt động trên thị trường kinh doanh nhằm đa dạng hóa sản phẩm, hàng hóa và mở rộng thị trường kinh doanh.

Tổng doanh thu của công ty TNHH Hoàng Phúc được hình thành từ ba nguồn là: DTBH và CCDV, DTHĐTC và TNK. Để thấy rõ hơn về tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2010 – 2012) ta xem xét bảng số liệu sau: Bảng 4.1: Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2010 – 2012)

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) DTBH và CCDV 39.613,84 52.004,31 58.078,23 12.390,47 31,28 6.073,92 11,68 DTHĐTC - 43,33 39,11 43,33 100 (4,23) (9,76) TNK - - - - - Tổng DT 39.613,84 52.047,64 58.117,34 12.433,80 31,39 6.069,70 11,66

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Hoàng Phúc

Qua bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy rõ rằng, tổng doanh thu của công ty tăng nhanh qua từng năm. Nếu như vào năm 2010, tổng doanh thu của công ty đạt 39.613,84 triệu đồng thì sang năm tiếp theo năm 2011, tổng doanh thu đã nhảy vọt lên tới 52.047,64 triệu đồng, tức là tăng thêm 12.433,80 triệu đồng hay tương đương tăng 31,38% so với năm 2010. Đây là năm mà tổng doanh thu của công ty đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2012,

78

nguyên nhân là do công ty tăng qui mô hoạt động, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm và đầu tư thêm nhiều thiết bị, dây chuyền hiện đại,… Sang năm 2012, tổng doanh thu của công ty tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng không bằng tốc độ tăng của năm 2011 so với năm 2010, cụ thể đạt 58.117,34 triệu đồng, tức là tăng 6.069,70 triệu đồng tương đương tăng 11,66% so với năm 2011, nguyên nhân là do có nhiều công trình chưa hoàn thành nên vẫn chưa được ghi nhận doanh thu. Ta xem xét biểu đồ sau để thấy rõ hơn: Đơn vị tính: triệu đồng 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

DTBH & CCDV DTHĐTC TNK

Hình 4.1 Tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm (2010 - 2012) Như đã trình bày ở trên là tổng doanh thu của công ty được hình thành từ ba nguồn nhưng chủ yếu là doanh thu từ bán hàng và CCDV, doanh thu từ hoạt động tài chính thì chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ còn TNK thì không phát sinh trong giai đoạn 2010 – 2012. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đi vào phân tích kết cấu của từng nguồn hình thành nên tổng doanh thu của công ty và sự tăng trưởng của từng nguồn cũng như mức độ đóng góp của chúng vào tổng doanh thu của công ty.

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: DTBH và CCDV chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của công ty. Cụ thể, trong năm 2010 tỷ trọng DTBH và CCDV chiếm 100% trong tổng doanh thu của công ty, lý do là vì doanh thu từ hoạt động tài chính và TNK trong năm này không phát sinh. Sang năm 2011, DTBH và CCDV chiếm 99,92% trong tổng doanh thu của công ty. Đến năm 2012, DTBH và CCDV chiếm 99,93% trong tổng doanh thu của công ty. Như vậy, có thể chắc chắn rằng tổng doanh thu của công ty đa phần là do DTBH và CCDV đóng góp. Điều này có thể suy ra sự biến động

79

lớn trong nguồn thu này có ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh thu của công ty, hay nói cách khác sự tăng trưởng của DTBH và CCDV có sự tác động mạnh đến sự tăng trưởng của tổng doanh thu và ngược lại.

- Doanh thu tài chính: cùng với sự ảnh hưởng của DTBH và CCDV đến tổng doanh thu của công ty thì DTTC cũng góp phần tăng tổng doanh thu nhưng nguồn thu này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu tổng doanh thu của công ty. Cụ thể, năm 2011 chiếm 0,08% trong tổng doanh thu của công ty, đến năm 2012 thì chiếm 0,07% trong tổng doanh thu của công ty, có xu hướng giảm dần. Nhưng vì chiếm tỷ trọng quá nhỏ nên DTHĐTC cũng không ảnh hưởng nhiều đến xu hướng tăng của tổng doanh thu.

- Thu nhập khác: trong giai đoạn 2010 – 2012, TNK tại công ty không phát sinh nên cũng không ảnh hưởng đến tổng doanh thu của công ty.

b) Phân tích tình hình doanh thu của công ty 6 tháng đầu năm của

3 năm (2011 – 2013)

Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của công ty, chỉ tiêu này không những có ý nghĩa với bản thân công ty mà còn góp phần quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Để thấy rõ hơn về tình hình doanh thu của công ty 6 tháng đầu năm của 3 năm (2011 – 2013) ta xem xét bảng số liệu sau:

Bảng 4.2: Tình hình doanh thu của công ty 6 tháng đầu năm của 3 năm (2011 – 2013) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012/6 tháng đầu năm 2011 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) DTBH và CCDV 10.105,44 14.573,45 30.497,59 4.468,01 44,21 15.924,14 109,27 DTHĐTC - 6,20 13,91 6,20 100,00 7,71 124,35 TNK - - - - - Tổng DT 10.105,44 14.579,65 30.511,50 4.474,21 44,26 15.931,85 109,27

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Hoàng Phúc

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng doanh thu của 6 tháng đầu năm 2012 tăng 4.474,21 triệu đồng tương đương tăng 22,26% so với 6 tháng đầu năm

80

2011. Nguyên nhân là do DTBH và CCDV tăng 4.468,01 triệu đồng và DTHĐTC tăng 6,20 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2013 tổng doanh thu tiếp tục tăng cao và tốc độ tăng rất nhanh so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể tăng 15.931,85 triệu đồng tương ứng tăng 109.27%. Trong đó, DTBH và CCDV của 6 tháng đầu năm 2013 đạt 30.497,59 triệu đồng tăng 15.924,14 triệu đồng tương ứng tăng 109,27% so với 6 tháng đầu năm 2012, cộng với DTHĐTC của 6 tháng năm 2013 cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012, cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 DTHĐTC đạt 13,91 triệu đồng tăng 7,71 triệu đồng tương ứng tăng 124,35% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân chính của việc tăng doanh thu là do chất lượng công trình cung cấp, lắp đặt thang máy, hệ thống lạnh của công ty đã tạo được lòng tin nơi khách hàng nên số lượng công trình cung cắp, lắp đặt thang máy, hệ thống lạnh tăng và có nhiều công trình được hoàn thành nghiệm thu trong kỳ này.

4.2.1.2. Phân tích tình hình chi phí của công ty qua 3 năm (2010 – 2012) và 06 tháng đầu năm của 3 năm (2011 – 2013)

a) Phân tích tình hình chi phí của công ty qua 3 năm (2010 – 2012)

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thì phụ thuộc rất lớn vào tổng doanh thu, tuy nhiên bên cạnh đó khoản mục chi phí là nhân tố không thể thiếu và cũng quan trọng không kém. Chi phí hoạt động của công ty sẽ cho ta biết được kết quả hoạt động tăng trưởng theo chiều hướng như thế nào và hiệu quả hoạt động của công ty là tiết kiệm chi phí hay là đẩy chi phí tăng cao. Tổng chi phí của công ty bao gồm: GVHB, CPHĐTC, CPQLDN và CPK. Tình hình chi phí của công ty được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau: Bảng 4.3: Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm (2010 – 2012)

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) GVHB 32.249,03 41.935,40 45.589,02 9.686,37 30,04 3.653,62 8,71 CPHĐTC 130,09 918,85 1.267,22 788,76 606,32 348,37 37,91 CPQLDN 2.359,65 3.215,25 4.521,35 855,60 36,26 1.306,10 40,62

CPK 1,5 - 3,05 (1,5) (100) 3,05 100

Tổng CP 34.740,27 46.069,50 51.380,64 11.329,23 32,61 5.311,14 11,53

81 Đơn vị tính: triệu đồng 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

GVHB CPHĐTC CPQLDN CPK

Hình 4.2 Tình hình chi phí của công ty qua 3 năm (2010 – 2012)

Nhìn tổng quát vào bảng số liệu và biểu đồ trên, ta có thể thấy tổng chi phí của công ty có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2011 tổng chi phí của công ty tăng 11.329,23 triệu đồng tương ứng tăng 32,61% so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng chi phí của công ty tiếp tục tăng thêm 5.311,14 triệu đồng tương ứng tăng 11,53% so với năm 2011. Để hiểu rõ và phân tích chính xác nguyên nhân tăng lên của tổng chi phí ta cần phân tích chi tiết kết cấu của tổng chi phí.

- Giá vốn hàng bán: đối với hầu hết các công ty thì GVHB luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của công ty và là một nhân tố quan trọng quyết định đến lợi nhuận của công ty. So sánh qua các năm ta thấy rõ sự gia tăng của GVHB, cụ thể năm 2010 GVHB là 32.249,03 triệu đồng, sang năm 2011 GVHB là 41.935,40 triệu đồng tăng 9.686,37 triệu đồng tương đương tăng 30,04% so với năm 2010. Đến năm 2012, GVHB đạt 45.589,02 triệu đồng tăng 3.653,62 triệu đồng tương đương tăng 8,71% so với năm 2011. Nguyên nhân là do lượng tiêu thụ hàng hóa tăng lên, ký thêm nhiều hợp đồng công trình, giá cả đầu vào trong và ngoài nước liên tục biến động và giá các mặt hàng khác cũng tăng lên, vì thế cũng đẩy GVHB tăng lên. Nhưng nếu xem xét đến sự gia tăng của doanh thu thì việc gia tăng của GVHB là chuyện hợp lý.

- Chi phí tài chính: CPHĐTC của công ty chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng chi phí của công ty, chỉ trong khoảng từ 0,3 đến 2,5%. Qua bảng số liệu về tình hình chi phí của công ty trên ta cũng thấy rõ điều này, năm 2010 CPTC là 130,09 triệu đồng, năm 2011 là 918,85 triệu đồng tăng 788,76 triệu đồng tương đương tăng 606,32% so với năm 2010, sở dĩ có sự gia tăng nhanh là trong năm này công ty đã ký kết nhiều hợp đồng công trình, dự án cần số

82

vốn để đầu tư nên công ty đã vay thêm nhiều tiền từ các Ngân hàng. Đến năm 2012 thì CPTC vẫn tiếp tục tăng nhưng sự gia tăng có phần ổn định hơn, cụ thể CPTC ở năm này là 1.267,22 triệu đồng tăng 348,37 triệu đồng tương ứng tăng 37,91% so với năm 2011.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: nhìn chung CPQLDN của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2010, CPQLDN là 2.359,65 triệu đồng, sang năm 2011 là 3.215,25 triệu đồng tăng 855,60 triệu đồng tương đương tăng 36,26% so với năm 2010. Đến năm 2012, CPQLDN tiếp tục tăng lên 4.521,35 triệu đồng tăng 1.306,10 triệu đồng tương đương tăng 40,62% so với năm 2011. Sự tăng trưởng qua các năm của CPQLDN này là hợp lý, nó phù hợp với sự mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Chứng tỏ rằng công ty đã hoạt động ổn định hơn, bộ phận QLDN của công ty đã hoạt động hiệu quả hơn làm cho CPQLDN gia tăng ít và đều.

- Chi phí khác: theo như bảng số liệu trên thì CPK của công ty rất ít thậm chí có năm không phát sinh, chỉ chiếm ở khoảng từ 0,004 đến 0,006%. CPK của công ty thường là các loại chi phí bất thường như chi phí ủng hộ địa phương và các đoàn thể nên có sự tăng giảm không đồng đều, như năm 2010 là 1,5 triệu đồng, năm 2011 không phát sinh và năm 2012 là 3,05 triệu đồng. Do đó, chi phí này không ảnh hưởng nhiều đến tổng chi phí của công ty.

b) Phân tích tình hình chi phí của công ty 6 tháng đầu năm của 3 năm (2011 – 2013)

Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Để phân tích tình hình chi phí của công ty trong 6 tháng đầu năm của 3 năm (2011 – 2013), ta có bảng tình hình chi phí của công ty 6 tháng đầu năm của 3 năm (2011 – 2013).

Qua bảng 4.4, tình hình chi phí của công ty qua 6 tháng đầu năm của 3 năm (2011 – 2013), cho ta thấy tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2012 tăng 2.142,46 triệu đồng tương ứng tăng 24,19% so với 6 tháng đầu năm 2011. Nguyên nhân là do GVHB của 6 tháng đầu năm 2012 tăng 1.583,13 triệu đồng tương ứng tăng 23,11%, CPHĐTC tăng 568,80 triệu đồng tương ứng tăng 877,78% so với 6 tháng đầu năm 2011, còn CPQLDN thì giảm nhẹ chỉ giảm 9,47 triệu đồng tương ứng giảm 0,49% so với 6 tháng đầu năm 2011. Đến 6 tháng đầu năm 2013, tổng chi phí tiếp tục tăng và tăng với tốc độ rất nhanh, cụ

83

thể là 6 tháng đầu năm 2013 tăng 15.647,53 triệu đồng tương ứng tăng 142,25% so với 6 tháng đầu năm 2012.

Bảng 4.4: Tình hình chi phí của công ty 6 tháng đầu năm của 3 năm (2011 – 2013) Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012/6 tháng đầu năm 2011 Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/6 tháng đầu năm 2012 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền (%) Số tiền (%) GVHB 6.849,03 8.432,16 23.251,54 1.583,13 23,11 14.819,38 175,75

CPHĐTC 64,80 633.60 640,15 568,80 877,78 6,55 1,03

CPQLDN 1.943,97 1.934,50 2.756,10 (9,47) (0,49) 821,60 42,47

CPK - - - - -

Tổng CP 8.857,80 11.000,26 26.647,79 2.142,46 24,19 15.647,53 142,25

Nguồn: Phòng kế toán công ty TNHH Hoàng Phúc

Nguyên nhân chủ yếu là do GVHB tăng 14,819,38 triệu đồng tương ứng tăng 175,75%, GVHB tăng là do công ty đã ký kết nhiều hợp đồng có giá trị và một phần là do giá của nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí xăng dầu đi công tác ở công trình và chi phí vận chuyển nguyên vật liệu, điều động nhân công và máy móc xuống công trình. Bên cạnh GVHB tăng thì CPHĐTC và CPQLDN cũng tăng lên góp phần làm tổng chi phí 6 tháng đầu năm 2013 tăng thêm. Nhìn chung, với 6 tháng đầu năm thì chi phí chưa được ổn định, nên nếu chỉ dựa vào đây tính ra chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập rồi đưa ra kết luận vội vàng cho cả năm là không chuẩn xác.

4.2.1.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm (2010 – 2012) và 06 tháng đầu năm của 3 năm (2011 – 2013)

a) Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm (2010 –

2012)

Bất kỳ một công ty nào hoạt động trong cơ chế thị trường điều đầu tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, đồng thời đó còn là yếu tố sống còn của công ty. Công ty chỉ tồn tại và hoạt động khi nó tạo ra lợi nhuận. Đều này cho thấy rõ lợi nhuận là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc

84

phân tích đánh giá kết quả hoạt động SXKD. Lợi nhuận càng cao thì càng tạo điều kiện cho việc mở rộng qui mô của công ty. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty để thấy được nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng giảm lợi nhuận của công ty, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty trong thời gian tới. Ta phân tích bảng số liệu sau: Bảng 4.5: Tình hình lợi nhuận của công ty qua 3 năm (2010 – 2012)

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích biến động lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoàng phúc (Trang 89)