Phân tích nhóm chỉ tiêu lợi nhuận

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích biến động lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoàng phúc (Trang 33)

2.1.5.1. Chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập

Chỉ số tổng chi phí trên tổng thu nhập là chỉ số tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập. Và cũng là chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Thông thường chỉ số này phải nhỏ hơn 1, nếu lớn hơn 1 thì chứng tỏ công ty đang hoạt động kém hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai.

2.1.5.2. Hệ số lãi gộp

Trong đó: Lãi gộp = Doanh thu – Giá vốn hàng bán

Chỉ số này cho biết khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. Hệ số lãi gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành. Doanh nghiệp nào có hệ số lãi gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh.

2.1.5.3. Hệ số lãi ròng (ROS)

Hệ số lãi ròng hay tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh tỷ lệ của lợi nhuận thuần so với DTT, thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là thước đo hàng đầu để đánh giá tính hiệu quả và tính sinh lời của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ số lãi gộp =

Doanh thu thuần Lãi gộp

Chỉ số tổng chi phí

trên tổng thu nhập (%) =

Tổng thu nhập Tổng chi phí

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) =

Doanh thu Lãi ròng

(Bùi Văn Trường, 2009, trang 195)

(Bùi Văn Trường, 2009, trang 196)

22

Trong đó: Lãi ròng chính là lợi nhuận sau thuế.

Hệ số ROS khác nhau giữa các ngành tùy thuộc vào tính chất của các sản phẩm kinh doanh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Hệ số lãi ròng càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao, lợi nhuận sinh ra càng nhiều.

2.1.5.4. Suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ suất sinh lời của tài sản hay tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là thước đo bao quát nhất khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp, đo lường số lợi nhuận kiếm được trên mỗi đồng tài sản được đầu tư.

ROA thường có sự chênh lệch giữa các ngành, những ngành đòi hỏi phải có sự đầu tư tài sản lớn vào dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ như các ngành vận tải, xây dựng,…thường có ROA nhỏ hơn so với ROA của các ngành mà không cần phải đầu tư nhiều vào tài sản như ngành dịch vụ, quảng cáo, phần mềm,…Chỉ tiêu này càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản hợp lý và hiệu quả.

2.1.5.5. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu hay tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là một thước đo quan trọng về khả năng sinh lời từ quan điểm của chủ sở hữu.

Tỷ số này cho biết một đồng được chủ sở hữu đầu tư kiếm được bao nhiêu lợi nhuận. Tỷ số càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng lớn. Đây cũng là một chỉ số rất quan trọng đối với nhà quản trị vì nó phản ánh hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của đơn vị, cũng rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ.

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) =

Tổng tài sản bình quân Lãi ròng

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) =

Vốn chủ sở hữu bình quân Lãi ròng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Bùi Văn Trường, 2009, trang 197)

(Phạm Văn Dược và cộng sự, 2006,

23 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thu thập được chủ yếu là số liệu thứ cấp được lấy từ sổ kế toán, báo cáo tài chính do phòng kế toán của công ty TNHH Hoàng Phúc cung cấp. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

Đề tài được phân tích chủ yếu bằng phương pháp so sánh và phương pháp liên hệ cân đối

2.2.2.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng nhiều trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh. Phương pháp so sánh gồm so sánh số tuyệt đối và số tương đối nhằm so sánh đối chiếu các số liệu qua các năm với nhau.

Để kết quả so sánh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu được sử dụng so sánh phải thống nhất về các mặt sau: phải cùng phản ánh nội dung kinh tế, cùng phương pháp tính toán, cùng một đơn vị đo lường và cùng một khoảng thời gian hạch toán. (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2006, trang 8)

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là thực hiện so sánh hiệu số

giữa trị số thực tế và trị số gốc của chỉ tiêu, phản ánh mức chênh lệch. (Bùi Văn Trường, 2009, trang 12)

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa

trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế, nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế. (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2006, trang 8)

2.2.2.2. Phương pháp liên hệ cân đối (Nguyễn Văn Công, 2009, trang

31-33)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình

Chỉ tiêu kỳ gốc Chỉ tiêu kỳ phân tích

= x 100

Số tương đối hoàn thành kế hoạch

Tỷ lệ năm sau so với năm trước

Số năm trước

Số năm sau – Số năm trước

= x 100

(Phạm Văn Dược và cộng sự, 2006, trang 9)

24

kinh doanh như: quan hệ cân đối giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn hình thành tài sản; giữa thu, chi và kết quả; giữa mua sắm và sử dụng vật tư; giữa số dư cuối kỳ và số phát sinh giảm với số dư đầu kỳ với số phát sinh tăng của từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn; v.v…Điều đó đã dẫn đến sự cân bằng cả về mức biến động (chênh lệch) về lượng giữa chúng. Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, các nhà phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích.

Cần lưu ý rằng, khác với phương pháp loại trừ là phương pháp đòi hỏi mối quan hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích là “mối quan hệ chặt” (mối quan hệ tích số hoặc thương số hay kết hợp tích số với thương số), trong phương pháp liên hệ cân đối, mối liên hệ giữa các nhân tố là “mối quan hệ lỏng” (quan hệ dạng tổng số hoặc hiệu số hoặc kết hợp tổng số với hiệu số và tích số hay thương số). Trong mối quan hệ cân đối này, các nhân tố đứng độc lập, tách biệt với nhau và cùng tác động đồng thời đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu. Mỗi một sự biến đổi của từng nhân tố độc lập giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc sẽ làm cho chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu thay đổi một lượng tương ứng mà không cần phải đặt nhân tố đó trong các điều kiện giả định khác nhau như trong phương pháp loại trừ. Chính vì vậy, trong phương pháp liên hệ cân đối, việc qui định trật tự sắp xếp của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu là không cần thiết mà thứ tự các nhân tố phụ thuộc vào mối liên hệ cân đối vốn có giữa chúng tức là căn cứ vào công thức xác định từng đối tượng (trừ trường hợp có quan hệ tích số hay thương số trong mối quan hệ này).

Chẳng hạn, các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu “Lợi nhuận thuần về tiêu thụ” có thể sắp xếp theo cách sau mà không ảnh hưởng đến kết quả tính toán: Hay: Lợi nhuận thuần về tiêu thụ = Doanh thu thuần về tiêu thụ Chi phí quản lý doanh nghiệp Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng - - - Lợi nhuận thuần về tiêu thụ = Doanh thu thuần về tiêu thụ Chi phí quản lý doanh nghiệp Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng - - -

25 Hoặc: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

V.v…

Một cách tổng quát, nếu quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng (a, b, c, d) với chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu Q là quan hệ hỗn hợp (cả tổng số và hiệu số) thể hiện qua phương trình kinh tế: Q = a - b - c + d, mức ảnh hưởng của từng nhân tố a, b, c và d đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu Q được xác định như sau:

- Nhân tố a: ∆a = a1 - a0 - Nhân tố b: ∆a = - (b1 - b0) - Nhân tố c: ∆c = - (c1 - c0) - Nhân tố d: ∆d = d1 - d0 Lợi nhuận thuần về tiêu thụ = Doanh thu thuần về tiêu thụ Chi phí quản lý doanh nghiệp Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng - - -

26

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HOÀNG PHÚC

3.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HOÀNG PHÚC 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Ngày 26/03/2003 công ty TNHH Hoàng Phúc được thành lập lần 1 với số vốn 1,5 tỷ. Ngày 15/07/2008 công ty đăng ký lần 2 với số vốn 5 tỷ. Đến năm 2010 công ty có tổng số vốn là 25 tỷ và tồn tại phát triển đến nay.

Phương châm hoạt động của công ty là: “ Hoàng Phúc luôn thỏa mãn khách hàng và hướng tới sự hoàn hảo”. “ Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần, luôn đem lại giá trị tăng thêm cho khách hàng trên cả sự mong đợi”.

3.1.2. Giới thiệu sơ lược về công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH Hoàng Phúc - Logo công ty:

- Tên giao dịch: Hoàng Phúc Enginerring Co., Ltd - Tên viết tắt: Co., LTD

- Giám đốc: Nguyễn Văn Hậu

- Địa chỉ: 249- 251, đường Nguyễn Văn Cừ Nối Dài, phường An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ

- Điện thoại: 0710. 3740 014 – 0913 138 175 - Fax: 0710. 3733507

- Email: hoangphuc@hoangphuc.com.vn - Mã số thuế: 1800501462

- Số đăng ký kinh doanh: 57020002283

Chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh:

- Địa chỉ: 116C Nguyễn Thị Nhỏ, phường 15, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh

- Điện thoại: 08.62611805

Công ty chính thức thành lập với hai thành viên góp vốn: thành viên thứ nhất là Ông Nguyễn Văn Hậu với số vốn chiếm 80% và giữ vai trò là Chủ tịch

27

Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty, thành viên thứ hai là Bà Huỳnh Thị Bê với số vốn góp chiếm 20% và giữ vai trò là cổ đông.

3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty công ty

3.1.3.1. Chức năng

Công ty thực hiện chức năng cầu nối trung gian để đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xã hội thông qua mạng lưới tiêu thụ rộng lớn với các hình thức cung cấp như: CCDV, bán trực tiếp, bán lẻ, các cửa hàng trưng bày.

3.1.3.2. Nhiệm vụ

- Công ty luôn đặt ra nhiệm vụ, đề ra các giải pháp kinh doanh có hiệu quả để đạt doanh số thực lãi mà công ty đặt ra.

- Tuân thủ và nộp đầy đủ các khoản thuế cho Nhà Nước.

- Quản lý và nâng cao toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty, quản lý thu chi, bảo tồn và phát triển hiệu quả kinh doanh với hiệu quả cao nhất đồng thời giảm thiểu mọi rủi ro. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, chăm lo vật chất lẫn tinh thần cho cán bộ công nhân viên công ty.

3.1.3.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Công ty TNHH Hoàng Phúc là công ty chuyên thiết kế, sản xuất và cung cấp lắp đặt thiết bị máy lạnh, thang máy, máy phát điện và trang thiết bị y tế, nội thất phòng mổ, áp lực dương phòng sạch, trang trí nội thất văn phòng và khán đài sân vận động,…Do hội nhập WTO và phát triển kinh tế cạnh tranh toàn cầu nên công ty đã được cục sở hữu trí tuệ (INVENCO) cấp bản quyền thương hiệu Maxder Power và Maxdoor’s.

 Sản xuất kinh doanh chính là:

- Tư vấn thiết kế, sản xuất và cung cấp lắp đặt máy lạnh, máy phát điện, thang máy hiệu Maxder Power.

- Tư vấn thiết kế, sản xuất và cung cấp lắp đặt nội thất phòng mổ, trang trí nội thất, các sản phẩm nhựa, gổ hiệu Maxdoor’s.

- Chế tạo, lắp ráp máy điều hòa nhiệt độ, thang máy, máy phát điện hiệu Maxder Power.

- Chế tạo, sản xuất trang trí nội thất, nội thất phòng mổ, các sản phẩm về gổ, nhựa Maxdoor’s.

28

 Các loại sản phẩm kinh doanh thương mại:

- Tư vấn thiết kế, cung cấp và lắp đặt máy lạnh, thang máy, máy phát điện hiệu Mitsubishi.

- Tư vấn thiết kế, cung cấp và lắp đặt máy lạnh hiệu Fujitsu General. - Tư vấn thiết kế, cung cấp và lắp đặt các loại máy móc trang thiết bị y tế, phòng mổ sạch hiệu Maxdoor’s và Mma.

3.1.4. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty

3.1.4.1. Tổ chức bộ máy công ty a) Nguồn nhân lực

Tổng số lao động là 65 người, trong đó: 35 nhân viên có trình độ đại học; 30 nhân viên đạt trình độ cao đẳng, trung cấp và công nhân lành nghề.

b) Sơ đồ bộ máy công ty TNHH Hoàng Phúc

Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty

Nguồn: Phòng hành chánh công ty TNHH Hoàng Phúc c) Chức năng và nhiệm vụ

Bộ phận quản trị công ty:

Bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc kỹ thuật là những người trực tiếp lãnh đạo cũng như theo sát quá trình kinh doanh và đưa ra những phương án, chiến lược kinh doanh cho công ty. Đứng đầu là Giám đốc với quyền hạn cao nhất.

Giám đốc

Phó giám đốc kinh doanh

Giám đốc Phó giám đốc kỹ thuật Phòng Kinh doanh Phòng Hành chánh Phòng Tài chính Phòng Kỹ thuật Phòng Giám sát thi công

29

Là người đại diện theo pháp luật, chịu trách nhiệm cao nhất, có quyền quyết định và điều hành trực tiếp toàn bộ hoạt động của các phòng ban trong công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty theo pháp luật, chỉ định của Nhà nước theo thỏa ước tập thể của công nhân viên chức.

Giám đốc quyết định phương hướng phát triển của công ty, quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn.

Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý trong công ty. Điều phối mọi hoạt động để đảm bảo cho hoạt động thông suốt với hiệu quả cao nhất.

Phó giám đốc kinh doanh

Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động thương mại, chịu trách nhiệm với Ban giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, tổ chức nghiên cứu thực tế nhằm lập chiến lược kinh doanh của từng dự án. Tham mưu cho Giám đốc vế chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn.

Khi được ủy quyền của giám đốc, được phép chỉ đạo và điều hành những phần việc thuộc quyền hạn của giám đốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ huy điều động, đề xuất tăng lương, tăng hạn bậc và kỹ thuật cho các nhân viên trực thuộc.

Phó giám đốc kỹ thuật

- Xây dựng, thực hiện và liên tục cải tiến hệ thống chất lượng công trình, tổ chức nhiệm vụ và bàn giao công trình.

- Trực tiếp chỉ huy công nhân trong việc thực hiện các yêu cầu kỹ thuât của công trình.

Các bộ phận khác:

Phòng kinh doanh

Chịu trách nhiệm toàn bộ về việc đảm bảo sản phẩm phù hợp cho từng dự án, từng điều kiện, thảo luận với khách hàng và hướng dẫn khách hàng về

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích biến động lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoàng phúc (Trang 33)