Khái niệm, các bộ phận cấu thành và ý nghĩa của lợi nhuận

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích biến động lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoàng phúc (Trang 30)

2.1.4.1. Khái niệm về lợi nhuận

Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp.

Cuối kỳ k/c giá vốn hàng bán

635

Cuối kỳ k/c chi phí tài chính 642 Cuối kỳ k/c chi phí QLDN 811 Cuối kỳ k/c chi phí khác 821 Cuối kỳ k/c thuế TNDN

Cuối kỳ k/c doanh thu thuần

515

Cuối kỳ k/c doanh thu hoạt

động tài chính 711 Cuối kỳ k/c thu nhập khác 421 Kết chuyển lỗ Kết chuyển lãi 911 511 632

19

2.1.4.2. Các bộ phận cấu thành lợi nhuận (Phạm Văn Dược và cộng sự,

2006, trang 86)

Do đặc điểm hoạt động SXKD của doanh nghiệp phong phú và đa dạng, nên lợi nhuận được hình thành từ nhiều bộ phận. Hiểu rõ nội dung, đặc điểm của lợi nhuận từng bộ phận tạo cơ sở để thực hiện tốt công tác phân tích lợi nhuận. Nếu xét theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận sau:

a) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận về hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ:

Lợi nhuận về hoạt động bán hàng và CCDV là khoản chênh lệch giữa DTT bán hàng và CCDV trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ. Trong đó:

- DTT bán hàng và CCDV là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.

- Giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ bao gồm: + Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ.

+ Chi phí bán hàng. + Chi phí quản lý.

Qua phân tích trên, lợi nhuận hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp được xác định bằng công thức sau:

Lợi nhuận = DTT – Giá thành sản xuất – Chi phí bán hàng và CPQLDN Hay P = ∑QiGi – (∑QiZi + ∑QiZBHi + ∑QiZQLi)

Trong đó: + P: là lợi nhuận là hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. + Qi, Gi, Zi: lần lượt là khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán, giá thành sản xuất sản phẩm thứ i.

+ ZBHi, ZQLi: lần lượt là chi phí bán hàng, chi phí quản lý của sản phẩm i trong kỳ.

Lợi nhuận về hoạt động tài chính:

Lợi nhuận về hoạt động tài chính là bộ phận lợi nhuận thu từ hoạt động góp vốn liên doanh, hoạt dộng đầu tư mua, bán chứng khoán dài hạn, ngắn hạn, hoạt động cho thuê tài sản,…Lợi nhuận bộ phận này được xác định bằng khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của các hoạt động tài chính.

20

b) Lợi nhuận hoạt động khác

Lợi nhuận hoạt động khác là chênh lệch giữa khoản thu và khoản chi về hoạt động khác của doanh nghiệp:

- Khoản thu về hoạt động khác bao gồm: thu nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu về nợ khó đòi, về các khoản nợ phải trả không xác định chủ,…

- Khoản chi về hoạt động khác bao gồm: chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, chi về tiền phạt do vi phạm hợp đồng,…

2.1.4.3. Ý nghĩa của lợi nhuận (Phạm Văn Dược và cộng sự, 2006, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trang 85)

Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư do kết quả lao động của công nhân mang lại.

Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình SXKD. Nó phản ánh đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như lao động, vật tư, TSCĐ.

Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của NSNN, thông qua việc đánh thuế TNDN, trên cơ sở đó giúp cho Nhà nước phát triển nền kinh tế xã hội. Một bộ phận khác của lợi nhuận được để lại doanh nghiệp thành lập các quỹ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.

Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng, có tác dụng khuyến khích người lao động và các doanh nghiệp ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả SXKD, trên cơ sở của chính sách phân phối đúng đắn.

Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng, vì vậy phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa là một nội dung trọng tâm của phân tích hoạt động kinh doanh, chỉ có phân tích tình hình lợi nhuận mới đề ra các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận, thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

2.1.4.4. Nhiệm vụ của việc phân tích lợi nhuận (Phạm Văn Dược và

cộng sự, 2006, trang 85)

- Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và toàn doanh nghiệp. - Đánh giá những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động về lợi nhuận.

21

- Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận.

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân tích biến động lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn hoàng phúc (Trang 30)