Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng đất việt (Trang 27)

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần nắm chắc 3 nguyên tắc sau: xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh. Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng những kỹ thuật so sánh sau:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Gọi y1: là chỉ tiêu năm sau y0: là chỉ tiêu năm trước

Tăng (+) hay giảm (-) = Chỉ tiêu năm sau (y1) – Chỉ tiêu năm trước (y0) (2.13) Ý nghĩa: Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy mô của các hiện tượng kinh tế trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Nó phản ánh cụ thể, chính xác sự thật khách quan không thể phủ nhận được. Bằng số tuyệt đối có thể xác định được một cách cụ thể tài sản, kết quả sản xuất và các thành tựu khác của một doanh nghiệp. Nó còn là căn cứ để tính các chỉ tiêu khác (số tương đối, số bình quân).

+ So sánh bằng số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc.

(2.14)

Ý nghĩa: Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.

Để phân tích báo cáo tài chính, chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang.

+ Phân tích theo chiều dọc: Nhằm xem xét, xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể quy mô chung. Qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể.

+ Phân tích theo chiều ngang: Là việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên cùng một hàng trên báo cáo tài chính. Qua đó thấy được biến động của từng chỉ tiêu.

2.2.2.2 Phương pháp liên hệ cân đối

Là mối liên hệ cân đối giữa tổng số tài sản và tổng nguồn vốn hình thành tài sản; giữa thu chi và kết quả; giữa mua sắm và sử dụng tài sản… Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, ta sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích.

Số tương đối Chỉ tiêu năm sau (y1)

của năm sau so = X 100 với năm trước Chỉ tiêu năm trước (y0)

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

3.1.1 Giới thiệu tổng quan về Doanh nghiệp

Tên Doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Đất Việt

Trụ sở chính: Số 161, đường Phạm Hữu Lầu, phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Điện thoại: 067.3854317 Fax: 067.3854317

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Đất Việt được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 5101000153 do Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp lần đầu ngày 22/3/2001 với vốn điều lệ ban đầu là 600.000.000 đồng. Trải qua hơn 10 năm thành lập và phát triển, doanh nghiệp đã có hai lần tăng vốn điều lệ. Lần đầu vào năm 2005 với vốn điều lệ là 1.700.000 đồng, lần thứ hai vào năm 2009 tăng vốn điều lệ lên 5.000.000 đồng. Với nguồn vốn và kinh nghiệm đã có lại cộng thêm một đội ngũ cán bộ công nhân có trình độ và tay nghề cao, Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Đất Việt luôn tự tin và khẳng định có thể đáp ứng được đầy đủ mọi nguồn lực để thi công công trình đạt hiệu quả, đảm bảo đúng chất lượng tiến độ theo yêu cầu của Chủ đầu tư.

3.1.3 Lĩnh vực hoạt động

- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, thủy lợi, giao thông. - Lắp đặt bảo trì hệ thống điện dân dụng, công nghiệp.

- Đầu tư kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê.

3.2 CHỨC NĂNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NGHIỆP

3.2.1 Chức năng

Căn cứ vào giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 5101000153 do Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Đồng Tháp cấp ngày 22 tháng 3 năm 2001, doanh nghiệp được phép hoạt động trong các ngành sau:

- San lắp mặt bằng.

- Xây dựng công trình dân dụng; công nghiệp; thủy lợi; giao thông (cầu, đường cống).

- Trang trí nội thất.

- Lắp đặt bảo trì hệ thống điện dân dụng, công nghiệp. - Trồng cây xanh, thảm cỏ, sân, vườn, công viên, vỉa hè.

3.2.2 Mục tiêu hoạt động

- Đảm bảo tốt việc thi công các công trình xây dựng, công trình thi công san lắp mặt bằng.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

- Không ngừng nghiên cứu, tìm hiểu áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao công suất thi công công trình.

- Sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh doanh, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.

- Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp. Từng bước ổn định và cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên.

- Làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước và thực hiện đúng quy định của pháp luật.

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN 3.3.1 Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp 3.3.1 Sơ đồ tổ chức doanh nghiệp

Nguồn : Phòng Kế toán – Tài vụ

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp

Giám đốc: là người đại diện cao nhất điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, được quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý, các bộ phận sản xuất kinh doanh, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tăng lương, tuyển dụng và cho thôi việc theo quy định của pháp luật hiện hành; là người đại diện của doanh nghiệp trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước tập thể lao động về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Giám đốc

Phó giám đốc

P. Kỹ thuật – Kế hoạch P. Kế toán – Tài vụ

Chỉ huy trường công trình

Cung ứng vật tư

Giám sát kỹ thuật công trình

Phó Giám đốc: có trách nhiệm giúp việc Giám đốc điều hành Doanh nghiệp theo sự chỉ đạo của Giám đốc, có thể thay mặt Giám đốc quyết định khi có ủy quyền và chịu trách nhiệm trước Giám đốc.

Phòng Kế toán – Tài vụ: Tham mưu về tài chính cho Giám đốc, thực hiện công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, phản ánh trung thực kịp thời tình hình tài chính, thực hiện nhiệm vụ kiểm tra kiểm soát giúp Giám đốc soạn thảo hợp đồng, giao khoán chi phí sản xuất cho các đội thi công.

Phòng Kỹ thuật – Kế hoạch: Lập kế hoạch cụ thể cho các công trình thi công, chi tiết theo từng khoản mục, theo điều kiện và khả năng cụ thể của doanh nghiệp, giao khoán cho các đội xây dựng và soạn thảo nội dung các hợp đồng kinh tế.

Chỉ huy trưởng công trình: Tổ chức nghiệm thu vật tư, sản phẩm, công trình với các tổ đội thi công theo quy định của doanh nghiệp, của chủ đầu tư. Trên cơ sở đó xác định chất lượng, khối lượng tháng, quý theo điểm dừng kỹ thuật.

Giám sát kỹ thuật công trình: Chỉ đạo các đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, thường xuyên giám sát, hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đảm bảo đúng chất lượng.

Cung ứng vật tư: Trên cơ sở nhiệm vụ kế hoạch thi công hàng tháng, quý của các đơn vị, lập kế hoạch cho thi công và trực tiếp mua sắm các vật tư chủ yếu phục vụ cho thi công đảm bảo chất lượng, kịp tiến độ. Quản lý điều phối mọi nguồn vật tư, thiết bị, phụ tùng trong toàn doanh nghiệp.

3.3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của doanh nghiệp

Nguồn : Phòng Kế toán – Tài vụ

Hình 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của doanh nghiệp

: Mối quan hệ chức năng : Mối quan hệ qua lại

Kế toán trưởng Kế toán vật tư, công cụ Kế toán tiền mặt, tiền gửi, thanh toán Kế toán tiền lương, TSCĐ Thủ quỹ

Đi cùng với quy mô của doanh nghiệp, công tác kế toán trong doanh nghiệp tổ chức theo hình thức kế toán tập trung, toàn doanh nghiệp có một phòng kế toán và các đội sản xuất. Phòng kế toán được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Kế toán trưởng kiêm kế toán tổng hợp: Là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp, tham mưu cho Giám Đốc về công tác tài chính của doanh nghiệp, tập hợp số liệu, lập sổ kế toán tổng hợp hay báo cáo quyết toán.

- Kế toán vật tư công cụ: Theo dõi tình hình nhập xuất của các loại vật liệu và công cụ dụng cụ trong kỳ. Hàng tháng cùng với phòng vật tư, các chủ công trình đối chiếu số lượng nhập, xuất, tồn.

- Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thanh toán: Theo dõi tình hình thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Theo dõi tình hình thanh toán của doanh nghiệp với các nhà cung cấp, với khách hàng, nhà đầu tư.

- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương và kế toán TSCĐ: Hàng tháng lập bảng thanh toán tiền lương chuyển cho kế toán truởng ký duyệt để làm căn cứ lập phiếu chi và phát lương. Tính ra số BHXH cho từng cán bộ công nhân viên. Đồng thời còn đảm nhiệm phần hành kế toán tài sản cố định.

- Thủ quỹ: Căn cứ vào các phiếu thu chi được Giám đốc, kế toán trưởng ký duyệt làm thủ tục thu, chi tiền mặt. Lập sổ quỹ và xác định số tiền tồn quỹ cuối ngày, cuối tháng. Phát tiền lương hàng tháng tới từng nguời lao động.

3.4 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XÂY DỰNG ĐẤT VIỆT TƯ NHÂN XÂY DỰNG ĐẤT VIỆT

Ta có bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Đất Việt qua 3 năm 2010 – 2012 như sau:

Bảng 3.1 Tình hình lãi lỗ của doanh nghiệp qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 số tiền % số tiền % Tổng DT 1.830 7.033 7.111 5.203 284,32 78 1,11 Tổng CP 1.598 6.881 6.744 5.283 330,60 -137 -1,99 LNTT 232 152 367 -80 -34,48 215 141,45 Thuế TNDN 58 38 92 -20 -34,48 54 141,11 LNST 174 114 275 -60 -34,48 161 141,23

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ

Qua bảng 3.1 ta có thể thấy được một cách khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm 2010, 2011 và 2012. Nhìn chung, tổng doanh thu của doanh nghiệp đều tăng qua các năm 2010, 2011 và 2012. Cụ thể tổng doanh thu năm 2010 đạt 1.830 triệu đồng. Sang năm 2011, tổng doanh thu tăng lên đạt 7.033 triệu đồng, tăng 5.023 triệu đồng trương đương với 284,32% so với năm 2010. Đến năm 2012, tổng doanh thu của doanh nghiệp đạt 7.111 triệu đồng. So với năm 2011, tổng doanh thu tăng 78 triệu đồng tương ứng tăng 1,11%. Mức tăng này thấp hơn so với mức tăng 2011 cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả cao. Nguyên nhân chính là do tình hình kinh tế khó khăn dẫn tới doanh thu tăng nhưng không cao.

Về tình hình chi phí, ta thấy tổng chi phí giữa năm 2011 so với năm 2010 tăng. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về quy mô được mở rộng nên đòi hỏi các chi phí phải tăng nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và thi công của doanh nghiệp. Năm 2010, tổng chi phí của doanh nghiệp là 1.598 triệu đồng. Đến năm 2011, tổng chi phí tăng lên 6.881 triệu đồng. So với năm 2010, tổng chi phí tăng hơn 5.283 triệu đồng tương ứng tăng 330,60%. Năm 2012, tổng chi phí của doanh nghiệp là 6.744 triệu đồng. So với năm 2011, tổng chi phí giảm hơn 137 triệu đồng tương ứng giảm 1,99%.

Với mức doanh thu và chi phí tăng giảm hàng năm, lợi nhuận trước thuế đạt được qua các kỳ khá cao. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế cao hay thấp hơn so với kỳ trước phụ thuộc chủ yếu vào tỷ lệ tăng doanh thu và chi phí qua các kỳ. Khi nhìn vào mức tăng giảm của tổng doanh thu và tổng chi phí tương ứng qua các kỳ ta có thể thấy được lợi nhuận thu được qua các kỳ có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể năm 2010, lợi nhuận trước thuế đạt 232 triệu đồng. Sang năm 2011, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt còn 152 triệu đồng. So với năm 2010, lợi nhuận trước thuế giảm 80 triệu đồng tương ứng giảm 34,48%. Ta thấy lợi nhuận trước thuế giảm là do tổng doanh thu năm 2011 tăng 284,32% thì tổng chi phí tăng đến 330,60%. Tổng chi phí tăng cao là do trong năm 2011, doanh nghiệp tiến hành cải tiến sửa chữa máy móc, đồng thời việc mở rộng quy mô hoạt động cũng làm tổng chi phí tăng lên cao. Đến năm 2012, lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp là 367 triệu đồng tăng hơn 215 triệu đồng tương ứng với 141,45% so với năm 2011. Do trong kỳ này, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả làm cho doanh thu tăng cao, đồng thời sử dụng chi phí một cách tiết kiệm nên đạt được lợi nhuận khá cao.

Sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp thu được lợi nhuận cuối cùng là lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2010 đạt 174 triệu đồng. Qua năm 2011, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 114 triệu đồng. So với năm 2010 lợi nhuận giảm 60 triệu đồng,

giảm hơn 34,48% so với lợi nhuận năm 2010. Lợi nhuận giảm là do tổng doanh thu tăng nhưng tổng chi phí lại tăng cao hơn. Trong năm 2012, doanh nghiệp đạt được lợi nhuận khá cao 275 triệu đồng, về giá trị tăng 161 triệu đồng tương đương 141,23%. Đạt được lợi nhuận cao như vậy là do các nhà quản trị của doanh nghiệp khắc phục những hạn chế một cách hiệu quả.

Nhận xét: Qua phân tích trong giai đoạn 2010 – 2012 ta thấy doanh nghiệp đã hoạt động hiệu quả và thu được lợi nhuận tương đối cao. Tuy năm 2011, lợi nhuận của doanh nghiệp có giảm nhưng với sự nổ lực trong hoạt động kinh doanh cũng như quản lý hiệu quả nguồn tài chính nên trong năm 2012 lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao trở lại. Điều này cho thấy, doanh nghiệp đang hoạt động theo chiều hướng tốt.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua 3

năm 2010 – 2012: ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Xử lý từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2010 – 2012

3.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XÂY DỰNG ĐẤT VIỆT TRONG THỜI GIAN TỚI XÂY DỰNG ĐẤT VIỆT TRONG THỜI GIAN TỚI

- Tuy thời buổi kinh tế thị trường còn gặp nhiều khó khăn song tất cả đội ngũ công nhân viên trong doanh nghiệp đều quyết tâm cố gắng, phấn đấu để đưa doanh nghiệp dần phát triển hơn nữa. Trong những năm trước doanh nghiệp còn nhiều khó khăn về cả nhân lực và vốn nên chủ yếu mới phát triển được lĩnh vực xây lắp.

- Đến năm 2013 doanh nghiệp phấn đấu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh. Đầu tư thêm các thiết bị, máy móc, tài sản dài hạn… để phục vụ cho ngành xây dựng của doanh nghiệp, mở rộng quy mô, không ngừng nâng

cao chất lượng sản phẩm, các công trình và hiệu quả kinh doanh nhằm xây dựng thương hiệu đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. - Mục tiêu, kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp trong những năm tới được xây dựng dựa trên kết quả hoạt động của những năm trước đó.

- Là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây dựng, mục tiêu của doanh nghiệp trước mắt đó là nâng cao hiệu quả lao động, chất lượng của các dự án,

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng đất việt (Trang 27)