Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng đất việt (Trang 43)

Để phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh ta tiến hành phân tích hai chỉ tiêu là nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời. Chỉ tiêu nguồn tài trợ thường xuyên cho ta biết để tài trợ cho các dự án hay kế hoạch chiến lược lâu dài của doanh nghiệp thì mức độ đó đến đâu, có cần điều chỉnh không và điều chỉnh đến mức nào là đủ. Qua bảng 4.5 trang 30, ta sẽ phân tích vấn đề này.

Bảng 4.5 Bảng phân tích nguồn tài trợ qua 3 năm 2010, 2011 và 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

2011/2010 2012/2011

ST % ST %

I. Nguồn tài trợ thường xuyên 5.472 5.597 5.649 125 2,28 52 0,93 1. NVCSH - quỹ 5.472 5.597 5.649 125 2,28 52 0,93

2. Vay và nợ dài hạn - - - - -

3. Nguồn KP, quỹ khác - - - - -

II. Nguồn tài trợ tạm thời 572 375 421 - 197 - 34.44 46 12,27 1. Vay và nợ ngắn hạn 572 375 421 - 197 - 34.44 46 12,27

2. Vay khác - - - - -

3. Nợ khác - - - - -

Tổng nguồn tài trợ (I + II) 6.044 5.972 6.070 - 72 - 1.19 98 1,64 % tạm thời / thường xuyên 10,45 6,70 7,45

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ

Từ bảng số liệu ta thấy nguồn tài trợ thường xuyên qua các năm đều tăng. Cụ thể, năm 2010 nguồn tài trợ thường xuyên là 5.472 triệu đồng. Qua năm 2011, nguồn tài trợ thường xuyên tăng lên 5.597 triệu đồng. So với năm 2010, nguồn tài trợ thường xuyên tăng hơn 125 triệu đồng tương ứng tăng 2,28%. Trong năm 2012, nguồn tài trợ thường xuyên đạt 5.649 triệu đồng tăng 52 triệu đồng tương ứng tăng 0,93% so với cùng kỳ năm 2011. Nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp qua các kỳ kế toán đều chiếm trên 91% nhu cầu về tài sản. Tỷ lệ này cho thấy việc huy động nguồn vốn của doanh nghiệp từ nguồn tài trợ thường xuyên là hợp lý.

Chỉ tiêu chính hình thành nên nguồn tài trợ thường xuyên của doanh nghiệp là nguồn vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng hình thành nên nguồn tài trợ thường xuyên. Vay và nợ dài hạn không có, điều này rất tốt đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã có những biện pháp kinh doanh hiệu quả.

Ngoài nguồn tài trợ thường xuyên doanh nghiệp còn có nguồn tài trợ tạm thời. Nguồn tài trợ tạm hình thành từ các khoản vay và nợ ngắn hạn. Nguồn tài trợ này giảm qua các năm. Nguồn tài trợ tạm thời hình thành nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Năm 2010, nguồn tài trợ tạm thời là 572 triệu đồng. Qua năm 2011, nguồn tài trợ giảm xuống 375 triệu đồng giảm 34,44% so với năm 2010. Trong năm 2012, nguồn tài trợ này tăng lên 12,27% với giá trị đạt 421 triệu đồng.

Tóm lại: Ta thấy được nhu cầu sử dụng tài sản của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tài trợ thường xuyên. So sánh giữa nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời thì nguồn tài trợ thường xuyên lớn hơn gấp 9 lần. Đây là một điều tốt đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp vì nó chứng tỏ doanh nghiệp có thể tự sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và chỉ sử dụng một khoản nhỏ khoản vay và nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên giảm các khoản vay ngắn hạn để có thể tự chủ nguồn tài chính nhằm phát triển ổn định và vững mạnh trong hoạt động kinh doanh.

Ngoài việc phân tích nguồn tài trợ thường xuyên và nguồn tài trợ tạm thời thì việc phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cũng giúp chúng ta đánh giá được tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp trong năm 2010, 2011 và năm 2012 được thể hiện ở bảng 4.6.

Bảng 4.6 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên qua 3 năm 2010, 2011 và 2012

Chi tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % 1. Tồn kho và

khoản phải thu 1.168 3.343 2.217 2.175 186,22 - 1.126 - 33,68 2. Nợ ngắn hạn 572 375 421 - 197 - 34,44 46 12,27 3. Nhu cầu

VLĐ thường xuyên

596 2.968 1.796 2.372 397,99 - 1.172 - 39,49

Nguồn: Bảng cân đối kế toán

Từ bảng số liệu ta thấy nợ ngắn hạn luôn nhỏ hơn tồn kho và khoản phải thu. Điều này chứng tỏ nợ ngắn hạn không đủ tài trợ cho hàng tồn kho và các khoản phải thu.

Chỉ tiêu tồn kho và khoản phải thu tăng lên trong năm 2011. Năm 2010 tồn kho và khoản phải thu là 1.168 triệu đồng. Sang năm 2011, chỉ tiêu này tăng lên 3.343 triệu đồng tăng hơn 2.175 triệu đồng tương ứng 186,22%. Trong năm 2012, tồn kho và khoản phải thu giảm so với năm 2011.

Nếu chỉ xét ở mức độ tăng giảm tồn kho và khoản phải thu thì chưa đánh giá được điều gì. Vì vậy ta sẽ đi sâu phân tích cơ cấu tồn kho và các khoản phải thu để có thể đưa ra được nhận xét chính xác.

Bảng 4.7 Cơ cấu tồn kho và phải thu qua 3 năm 2010, 2011 và 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Các khoản phải thu ngắn

hạn 589 2.984 1.702 2.395 406,62 - 1.282 - 42,96

- Phải thu khách hàng 561 2.984 1.702 2.423 432,91 - 1.282 - 42,96

- Trả trước cho người bán - - - - -

- Các khoản phải thu khác 28 - - - 28 - 100,00 - - Dự phòng các khoản

phải thu khó đòi - - - - -

Hàng tồn kho 579 359 515 - 220 - 38,00 156 43,45

- Hàng tồn kho 579 359 515 - 220 - 38,00 156 43,45 - Dự phòng giảm giá

hàng tồn kho - - - - -

Tổng tồn kho và phải thu 1.168 3.343 2.217 2.175 186,22 -1.126 - 33,68

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ

Qua bảng 4.7, ta thấy khoản phải thu qua tăng trong năm 2011 và giảm trong năm 2012. Còn hàng tồn kho thì giảm năm 2011 nhưng lại tăng năm 2012. Việc tăng giảm hàng tồn kho và khoản phải thu là tổ hợp của sự tăng giảm từng khoản mục trong đó. Cụ thể, đối với chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn thì nhân tố phải thu khách hàng tăng cao qua năm 2011. Đó nhân tố này làm cho khoản phải thu ngắn hạn tăng. Tuy nhiên nhân tố trả trước cho người bán giảm làm hạn chế mức tăng của khoản phải thu.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng đất việt (Trang 43)