Nhóm tỷ số hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng đất việt (Trang 57)

Các tỷ số hiệu quả hoạt động sẽ cho chúng ta biết hiệu quả quản lý các loại tài sản của doanh nghiệp. Trên cơ sở tính toán các tỷ số này, có thể đánh giá các số liệu về các loại tài sản trong bảng cân đối kế toán là cao hay thấp so với hiện tại cũng như mức độ hoạt động trong tương lai.

Bảng 4.12 Các tỷ số hiệu quả hoạt động năm 2010, 2011 và 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010 2011 2012

Giá vốn hàng bán Triệu đồng 756 5.849 5.693

Hàng tồn kho bình quân Triệu đồng 457 469 437

Các khoản phải thu bình quân Triệu đồng 747 1.787 2.343

Doanh thu bình quân một ngày Triệu đồng 5 19 19

Doanh thu thuần Triệu đồng 1.824 7.032 7.108

Tổng TSCĐ bình quân Triệu đồng 799 692 596

Tổng tài sản bình quân Triệu đồng 6.075 6,008 6.021 Tỷ số vòng qua hàng tồn kho (RI) Vòng 1,65 12,47 13,03 Kỳ thu tiền bình quân (RT) Ngày 149,40 92,78 120,34

Vòng quay TSCĐ (RF) Vòng 2,28 10,16 11,93

4.3.2.1 Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (RI)

Tỷ số vòng quay hàng tồn kho năm 2010 của doanh nghiệp là 1,65 vòng; mỗi vòng 221 ngày. Sang năm 2011, RI tăng lên 12,47 vòng; mỗi vòng 29 ngày. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2011 cao hơn năm 2010 là 10,82 vòng. Trong năm 2012 tỷ số này bằng 13,03 vòng tương ứng mỗi vòng 28 ngày. So với năm 2011 tăng 0,56 vòng. Nhìn chung, số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp khá chậm ở năm 2010 nhưng tăng nhanh ở năm 2011 và tiếp tục tăng trong năm 2012. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho có khuynh hướng quay vòng nhanh hơn, chứng tỏ hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp đang theo chiều hướng tốt.

4.3.2.2 Kỳ thu tiền bình quân (RT)

Kỳ thu tiền bình quân cho biết mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản phải thu. Qua bảng 4.12 trang 43 ta thấy năm 2010 RT là 149 ngày, năm 2011 RT là 93 ngày và năm 2012 RT là 120 ngày có nghĩa là năm 2010 công ty phải mất hơn 149 ngày, năm 2011 mất gần 93 ngày và năm 2012 mất 120 ngày để thu hồi một khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân giảm năm 2011 là điều rất tốt vì số ngày thu tiền sẽ ít hơn. Tuy nhiên năm 2012 kỳ thu tiền bình quân lại tăng lên. Nhìn chung, số ngày thu tiền bình quân của doanh nghiệp không tốt vì kỳ thu tiền bình quân quá dài.

4.3.2.3 Vòng quay tài sản cố định (RF)

Vòng quay tài sản cố định cho biết trong kỳ một đồng giá trị tài sản cố định ròng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tỷ số này càng lớn điều đó có nghĩa là hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. Trong năm 2010, RF bằng 2,28 vòng. Đến năm 2011 vòng quay này tăng lên 10,16 vòng, một mức tăng đáng kể. Trong năm 2012, RF bằng 11,93 vòng so với cùng kỳ năm 2011, vòng quay tài sản cố định tăng không đáng kể. Vòng quay tài sản cố định tăng qua các kỳ thể hiện doanh nghiệp đã cố gắng làm tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Từ đó thấy được doanh nghiệp đã có những biện pháp sử dụng hiệu quả tài sản cố định, tăng tốc độ luân chuyển tài sản cố định nhằm tránh lãng phí vốn đầu tư, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

4.3.2.4 Vòng quay tổng tài sản (RA)

Vòng quay tổng tài sản cho ta biết hiệu quả sử dụng của toàn bộ tài sản bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định.

Ta thấy, năm 2010 vòng quay tổng tài sản là 0,3 vòng tức là 1 đồng tổng tài sản tạo ra 0,3 đồng doanh thu. Đến năm 2011, doanh thu thuần tăng nhưng tổng tài sản lại giảm nên vòng quay tổng tài sản năm 2011 tăng 0,87 vòng so với năm 2010, đạt mức 1,17 vòng. Đến năm 2012, RA tăng lên so với cùng kỳ năm 2011 là 1,18 vòng (+0,01 vòng). Tuy RA năm 2012 tăng nhưng không đáng kể so với RA năm 2011 nhưng vẫn đạt ở mức cao. Vòng quay tổng tài sản thấp ở năm 2010 thể hiện hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp không tốt lắm nhưng sang năm 2011 và 2012 đã tăng cao cho thấy doanh nghiệp đã có những biện pháp làm tăng hiệu quả sử dụng tổng tài sản.

4.3.3 Các tỷ số quản trị nợ

Bảng 4.13 Các tỷ số quản trị nợ năm 2010, 2011 và 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010 2011 2012

Tổng nợ phải trả Triệu đồng 572 375 421

Tổng giá trị tài sản Triệu đồng 6.044 5.972 6.070

Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 5.472 5.597 5.649

EBIT Triệu đồng 232 152 366

Chi phí lãi vay Triệu đồng - - -

Tỷ số nợ trên tổng tài sản (RD) % 9,46 6,28 6,94 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (RE) Lần 0,10 0,07 0,07 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ

4.3.3.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (RD)

Tỷ số nợ trên tổng tài sản đo lường mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tài trợ các loại tài sản hiện hữu. Qua bảng 4.13 ta thấy RD có xu hướng giảm ở năm 2011 tuy nhiên tăng không đáng kể và không có sự thay đổi lớn ở năm 2012. Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp sử dụng nợ rất thấp chỉ ở mức 6% - 9%. Điều này chứng tỏ, khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp ở mức cao.

4.3.3.2 Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (RE)

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu cho ta biết doanh nghiệp đang sử dụng bao nhiêu đồng tiền nợ trên 1 đồng vốn chủ sở hữu. Qua bảng trên ta thấy năm 2010

doanh nghiệp sử dụng 0,10 đồng nợ trên 1 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2011, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu có giảm đi. Tuy nhiên, trong năm 2012 tỷ số này không đổi so với cùng kỳ năm 2011.

Như vậy, mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp trên vốn chủ sở hữu không cao. Đây là điều tốt đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp.

4.3.3.3 Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (RP)

Khả năng thanh toán lãi vay đo lường khả năng trả lãi bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp. Vì vậy, khả năng thanh toán lãi vay phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên do kỳ này doanh nghiệp không có phát sinh chi phí cho lãi vay. Điều này cho thấy khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp rất cao.

4.3.4 Các tỷ số khả năng sinh lợi

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng trong kinh doanh, nếu chỉ phân tích sự tăng giảm giá trị của lợi nhuận qua các năm sẽ không thấy được mức độ hợp lý của sự tăng giảm đó. Chính vì thế chúng ta cần phân tích các tỷ số lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, vốn chủ sở hữu cũng như toàn bộ tài sản để có thể đánh giá sự phù hợp của các mức độ biến động.

Bảng 4.14 Các tỷ số khả năng sinh lợi năm 2010, 2011 và 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010 2011 2012 Lợi nhuận sau thuế (1) Triệu đồng 174 114 275 Doanh thu thuần (2) Triệu đồng 1.824 7.032 7.108 Vốn chủ sở hữu bình quân (3) Triệu đồng 5.663 5.535 5.623 Tổng tài sản bình quân (4) Triệu đồng 6.075 6.008 6.021 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu

(ROS) (1)/(2) % 9,54 1,62 3,87

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở

hữu (ROE) (1)/(3) % 3,07 2,06 4,89

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản

(ROA)(1)/(4) % 2,86 1,90 4,57

4.3.4.1 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ, nó thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí của doanh nghiệp trên thương trường và lợi nhuận cho biết chất lượng, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Qua bảng 4.14 trang 46 ta thấy ROS của doanh nghiệp năm 2010 là 9,54%. Sang năm 2011, ROS giảm xuống còn 1,62%. Năm 2011, do doanh nghiệp đang trong quá trình xúc tiến hoàn thành các công trình dẫn đến các loại chi phí tăng cao làm tổng chi phí tăng lên 187,43% trong khi đó doanh thu thuần đạt được chỉ tăng 285,53% (mức tăng thấp hơn mức tăng của tổng chi phí). Vì vậy, lợi nhuận ròng giảm đi 34,48% so với năm 2010 nên ROS năm 2011 giảm.

Trong năm 2012, do doanh nghiệp đã từng bước ổn định lại chi phí và hoạt động hiệu quả hơn nên chi phí giảm được rất nhiều, giảm 1,98% trong khi doanh thu thuần đạt được tăng lên 1,08% so với cùng kỳ 2011. Điều đó làm cho lợi nhuận tăng lên rất cao, tăng lên đến 141,23% nên ROS trong năm 2012 đạt 3,87% tức 1 đồng doanh thu thuần tạo được 0,0387 đồng lợi nhuận ròng, trong khi cùng kỳ năm 2011 chỉ chiếm 1,62%. ROS càng cao thì càng thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cao vì tỷ suất này thể hiện khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải duy trì và phát triển để ROS tăng cao hơn nữa qua các năm trong tương lai.

4.3.4.2 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Tỷ suất lợi nhuận ròng của doanh nghiệp tăng giảm qua năm 2010, 2011 và 2012.

Năm 2010, ROA của doanh nghiệp là 2,86% có nghĩa là 1 đồng tài sản tạo ra được gần 0,03 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2011, ROA giảm xuống còn 1,90%. ROA năm 2011 giảm do tổng tài sản giảm và lợi nhuận đạt được lại có phần giảm đi so với năm 2010.

Trong năm 2012, ROA của doanh nghiệp là 4,57% cao hơn 2,67% so với năm 2011. Do hoạt động kinh doanh năm 2012 có hiệu quả cao nên doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao (+141,23% so với năm 2011) trong khi tổng tài sản chỉ tăng 1,64% so với cùng kỳ năm 2011.

4.3.4.3 Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu cũng tăng giảm qua các năm.

Năm 2010, ROE là 3,07% có nghĩa là 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra hơn 0,03 đồng lợi nhuận ròng. Qua năm 2011, ROE giảm xuống 2,06%. Nguyên nhân làm ROE giảm là do năm 2011 doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu (+2,28%) trong khi lợi nhuận ròng đạt được có phần giảm đi so với năm 2010 (- 34,48%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong năm 2012, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là 4,89% trong khi năm 2011 thì ROE chỉ đạt 2,06%. Qua đó ta thấy được hiệu quả trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp trong năm 2012.

Tóm lại: Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là thước đo tốt nhất về năng lực của một doanh nghiệp trong việc tối đa hóa lợi nhuận từ mỗi đồng vốn đầu tư. ROE càng cao thì càng thể hiện doanh nghiệp đạt được lợi nhuận càng nhiều. Vì vậy, doanh nghiệp nên duy trì và phát triển nhằm thu được lợi nhuận tối đa và qua chỉ số về ROE, doanh nghiệp sẽ đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

4.4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH BẰNG PHƯƠNG TRÌNH DUPONT DUPONT

Từ hình 4.1 trang 50, ta thấy được bức tranh tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, các nhân tố đều liên hệ chặt chẽ và mật thiết với nhau.

Trước tiên xét xét từng chỉ tiêu từ dưới lên ta thấy lợi nhuận ròng bằng tổng doanh thu trừ tổng chi phí. Các chỉ tiêu tăng trong năm 2011 nhưng giảm nhẹ ở năm 2012, tuy nhiên do mức tăng giữa các chỉ tiêu khác nhau nên lợi nhuận thu được có sự tăng giảm khác nhau. Cụ thể, trong khi chi phí và doanh thu đều tăng vào năm 2011 nhưng lợi nhuận ròng lại có phần giảm đi so với năm 2010.

Đối với chỉ tiêu tổng tài sản ta thấy tổng tài sản bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Tài sản lưu động có phần tăng còn tài sản cố định lại có phần giảm làm cho tổng tài sản không thay đổi nhiều qua các năm.

Khi chia doanh thu cho tổng tài sản ta sẽ có được vòng quay tổng tài sản. Vòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản trong doanh nghiệp. Qua đó ta thấy được tình hình sử dụng tổng tài sản tăng ở năm 2011 nhưng khá ổn định trong năm 2012.

ROS phản ánh khả năng sinh lời trên doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ. Nó bằng lợi nhuận ròng chia doanh thu. Ta thấy ROS năm 2011 giảm đi so với năm 2010 và tăng lên trong năm 2012.

Nhìn tổng thể, ta thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa các tỷ số. ROA phụ thuộc vào ROS và vòng quay tổng tài sản; ROE chịu ảnh hưởng của ROA và tổng tài sản/vốn chủ sở hữu.

Do mức tăng của tổng chi phí năm 2011 cao hơn mức tăng của doanh thu làm cho lợi nhuận ròng giảm. Vì vậy, ROS năm 2011 giảm so với năm 2010 cho thấy lợi nhuận ròng ảnh hưởng nhiều đến ROS. ROS giảm trong năm 2011 làm cho ROA và ROE cũng giảm theo.

Trong năm 2012, do doanh nghiệp quản lý hiệu quả nguồn tài chính đồng thời hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao nên doanh thu và lợi nhuận tăng làm cho ROS, ROA và ROE cũng tăng lên.

Để tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn tốt, dựa vào sơ đồ Dupont ta có thể làm tăng ROE bằng cách giảm chi phí, tăng doanh thu để lợi nhuận ròng tăng. Bên cạnh đó tăng hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp bằng cách làm tăng mức tăng của doanh thu.

ĐVT: triệu đồng Nhân Nhân Chia chia Trừ Cộng Nguồn: Tổng hợp từ các bảng tỷ số tài chính Hình 4.1 Phân tích Dupont ROE (%) 2010 (1) = 3,07 2011 (2) = 2,06 2012 (3) = 4,89 ROA (%) (1) = 2,86 (2) = 1,90 (3) = 4,57 Tổng TS/VCSH (1) = 0,10 lần (2) = 0,07 lần (3) = 0,07 lần ROS (%) (1) = 9,54 (2) = 1,62 (3) = 3,87 Tổng chi phí (1) = 1.650 (2) = 6.918 (3) = 6.833 Tổng tài sản (1) = 6.075 (2) = 6.008 (3) = 6.021 Lợi nhuận ròng 2010 = 174 2011 = 114 2012 = 275 Tổng TSCĐ (1) = 799 (2) = 692 (3) = 596 Vòng quay tổng tài sản (1) = 0,30 vòng (2) = 1,17 vòng (3) = 1,18 vòng Tổng TSLĐ (1) = 5.276 (2) = 5.316 (3) = 5.425 Doanh thu (1) = 1.824 (2) = 7.032 (3) = 7.108 Doanh thu (1) = 1.824 (2) = 7.032 (3) = 7.108 Doanh thu (1) = 1.824 (2) = 7.032 (3) = 7.108

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XÂY DỰNG ĐẤT VIỆT

5.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CÙNG NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA DOANH NGHIỆP

Qua quá trình phân tích về tài chính của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Đất Việt, ta có cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp như sau:

5.1.1 Về cơ cấu tài chính

5.1.1.1 Về tài sản

Nhìn chung, tổng tài sản qua 3 năm có tăng giảm nhưng không cao. Trong đó, hai nhân tố chính hình thành nên tổng tài sản đều góp phần làm tăng giảm tổng tài sản qua các năm là tài sản lưu động và tài sản cố định. Tài sản lưu động tăng chủ yếu do hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao nên tiền thu được từ trúng thầu các công trình cũng như các hoạt động khác tăng giúp vốn bằng tiền tăng cao. Ngoài chỉ tiêu vốn bằng tiền làm cho tài sản lưu động tăng thì các khoản phải thu cũng góp phần làm tăng tài sản lưu động. Tuy nhiên, về hiệu quả quản lý tài chính, chúng hoàn toàn trái ngược nhau. Vốn bằng tiền tăng là điều tốt đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các khoản phải thu tăng tuy làm tăng tài sản lưu động nhưng là điều không tốt vì nó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng đất việt (Trang 57)