Phân tích tình hình tài sản của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng đất việt (Trang 36)

Bảng 4.1 Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp qua 3 năm 2010, 2011 và 2012

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ

Qua bảng 4.1 ta thấy tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp năm 2010 là 6.044 triệu đồng. Qua năm 2011, tổng giá trị của tài sản giảm xuống 5.972 triệu đồng. So với năm 2010, tổng tài sản giảm hơn 72 triệu đồng tương ứng 1,19%. Tổng giá trị tài sản giảm chủ yếu là do tài sản lưu động tăng nhưng bên cạnh đó tài sản cố định lại giảm chứng tỏ quy mô kinh doanh của công ty năm 2011 không tăng. Trong năm 2012, tổng giá trị tài sản là 6.070 triệu đồng, so với cùng kỳ năm 2011 thì tổng tài sản tăng hơn 98 triệu đồng, tương ứng Tài sản 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 ST % ST % ST % ST % ST % A. TSLĐ và ĐTNH 5.302 87,72 5.329 89,23 5.521 90,96 27 0,51 192 3,60 B. TSCĐ và ĐTDH 742 12,28 643 10,77 549 9,04 -99 -13,34 -94 -14,62 Tổng TS 6.044 100,00 5.972 100,00 6.070 100,00 -72 -1,19 98 1,64 ĐVT: Triệu đồng

1,64%. Trong năm 2012 mức tăng của tổng giá trị tài sản khá cao cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng và phát triển. Để biết rõ hơn về các nhân tố làm cho tổng giá trị tài sản tăng giảm hàng năm ta sẽ phân tích sâu hơn về các chỉ tiêu về tài sản trên bảng cân đối kế toán.

4.1.1.1 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

Bảng 4.2 TSLĐ và ĐTNH của doanh nghiệp qua 3 năm 2010, 2011 và 2012

Tài sản 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 ST % ST % ST % ST % ST % - Tiền 4.134 68,40 1.986 33,26 3.304 54,43 -2.148 -51,96 1.318 66,36 - Các khoản phải thu ngắn hạn 589 9,75 2.984 49,97 1.702 28,04 2.395 406,62 -1.282 -42,96 - Hàng tồn kho 579 9,58 359 6,01 515 8,48 -220 -38,00 156 43,45 TSLĐ và ĐTNH 5.302 87,72 5.329 89,23 5.521 90,96 27 0,51 192 3,60

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ

Nhìn chung, tài sản lưu động qua các năm đều tăng. Cụ thể năm 2010, tài sản lưu động là 5.302 triệu đồng chiếm tỷ trọng 87,72% trong tổng giá trị tài sản. Qua năm 2011 tài sản lưu động tăng lên 5.329 triệu đồng tăng tỷ trọng lên 89,23%. So với năm 2010, tài sản lưu động năm 2011 tăng hơn 27 triệu đồng tương ứng tăng 0,51%. Trong năm 2012, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp là 5.521 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2011, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng hơn 192 triệu đồng tương ứng 3,60%. Đây là nhân tố chính làm cho tổng giá trị tài sản tăng.

Các nhân tố hình thành nên tài sản lưu động bao gồm vốn bằng tiền, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Trong đó chỉ tiêu vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng cao nhất và là nhân tố chính làm cho tài sản lưu động tăng hay giảm. Năm 2010, vốn bằng tiền là 4.134 triệu đồng chiếm tỷ trọng 68,40% trong tài sản lưu động. Sang năm 2011, vốn bằng tiền giảm

ĐVT: Triệu đồng

chỉ đạt 1.986 triệu đồng. So với năm 2010, vốn bẳng tiền giảm gần 2.148 triệu đồng tương ứng 51,96%. Mức tăng vốn bằng tiền cao kỷ lục trong giai đoạn 2011 – 2012. Trong kỳ này, vốn bằng tiền đạt 3.304 triệu đồng tăng hơn 1.318 triệu đồng tương ứng tăng hơn 66,36% so với năm 2011. Vốn bằng tiền trong năm 2012 tăng cao là do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ có hiệu quả cao nên tiền thu từ hoạt động bán hàng tăng lên rất cao. Các khoản phải thu năm 2010 là 589 triệu đồng, năm 2011 là 2.984 triệu đồng tăng 2.395 triệu đồng tương ứng tăng 406,62% so với năm 2010. Các khoản phải thu năm 2012 là 1.702 triệu đồng giảm 1.282 triệu đồng tương ứng giảm 42,96% so với năm 2011. Như vậy tốc độ tăng mạnh năm 2011 của các khoản phải thu và tỷ trọng của các khoản phải thu năm 2011 – 2012 luôn giữ tỷ trọng cao cho thấy doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Khoản phải thu tăng là hợp lý vì doanh nghiệp đã có bước phát triển hơn trong việc kinh doanh, có thêm nhiều khách hàng hơn để nhanh chóng thu hồi vốn nhằm quay vòng vốn nhanh và mở rông quy mô đồng thời đảm bảo nguồn vốn để phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.

Nhân tố thứ 2 ảnh hưởng tương đối đến tài sản lưu động là hàng tồn kho. Hàng tồn kho của doanh nghiệp qua các năm 2010, 2011 và 2012 không được ổn định. Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn kho năm 2011 giảm hơn so với năm 2010 là 38,00% thì lượng hàng tồn kho năm 2012 tăng thêm 43,45%. Do hoạt động chính của doanh nghiệp là xây dựng nên hàng tồn kho phụ thuộc vào số lượng công trình thi công. Vì vậy, tỷ trọng hàng tồn kho trong tài sản lưu động không đáng kể trung bình chỉ chiếm khoảng 6 – 10%. Tuy nhiên, sự tăng giảm của chỉ tiêu hàng tồn kho cũng ảnh hưởng đáng kể đến tài sản lưu động của doanh nghiệp qua các năm.

Đối với các khoản phải thu, nếu năm 2010 các khoản phải thu của doanh nghiệp là 589 triệu đồng thì các khoản phải thu tăng lên vào năm 2011 là 2.984 triệu đồng. So với năm 2010, các khoản phải thu năm 2011 tăng hơn 2.395 triệu đồng tương ứng tăng 406,62%. Năm 2011, các khoản phải thu tăng cao là do khoản phải thu của khách hàng và các khoản phải thu khác tăng, bên cạnh đó thì khoản trả trước cho người bán giảm. Khoản phải thu tăng cao là điều không tốt đối với doanh nghiệp vì khoản phải thu tăng chứng tỏ lượng tiền thực tế thu được bị giảm và có thể sẽ có một lượng tiền không thu được. Trong năm 2012, khoản phải thu là 1.702 triệu đồng. So với cùng kỳ năm 2011, khoản phải thu giảm 1.282 triệu đồng tương ứng giảm 42,96%. Tuy khoản phải thu giảm so với năm 2011 nhưng đây là một điều tốt và cũng chứng tỏ doanh nghiệp đã hạn chế khoản phải thu có hiệu quả. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên tiếp tục làm giảm đi khoản phải thu để lượng tiền không bị tồn đọng quá lâu.

Nhìn chung tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp biến động liên tục qua 3 năm hoạt động là do các nguyên nhân sau:

- Doanh nghiệp đã sử dụng các khoản tiền mặt để thanh toán các khoản nợ, đầu tư vào các công trình thi công đồng thời đầu tư mua sắm thêm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị mới và hiện đại hơn để phục vụ cho các công trường thi công... Điều này dẫn đến các khoản tiền giảm mạnh nhưng các khoản phải thu tăng. Do đó tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp không thay đổi mấy.

Trong thời gian hoạt động năm 2011 doanh nghiệp đã hoàn thành được rất nhiều các công trình xây dựng và các hợp đồng thiết kế, tư vấn xây dựng đã bàn giao nhưng khách hàng vẫn chưa thanh toán hết tiền do đó làm cho lượng tiền giảm và các khoản thu ngắn hạn tăng. Sang năm 2012, khách hàng tiền hành thanh toán làm cho lượng tiền tăng lên đồng thời các khoản phải thu cũng giảm xuống.

- Hàng tồn kho biến động nhiều cũng là một nguyên nhân khiến tổng tài sản biến động theo. Năm 2010 chủ yếu là vì doanh nghiệp vẫn còn hàng tồn kho của kỳ trước vẫn chưa sử dụng hết. Bên cạnh đó năm 2011 lại nhận thêm nhiều đơn đặt hàng mới của khách hàng cho năm 2011 nên doanh nghiệp mua sắm thêm nhiều vật tư, thiết bị... để dự trữ nhằm phục vụ cho hoạt động của năm tiếp theo. Chính vì vậy năm 2011 hàng tồn kho giảm do xuất kho để thực hiện các công trình và đến năm 2012 thì hàng tồn kho lại tăng do doanh nghiệp cần dự trữ cho các công trình trình tiếp theo.

Nhận xét: Nhìn chung, tài sản lưu động qua các năm đều tăng. Đây là điều rất tốt đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu tài sản lưu động tăng vì các khoản phải thu tăng thì không tốt vì nó làm hiệu quả sử dụng vốn giảm đi. Vì vậy cần phải tăng tài sản lưu động bằng các chỉ tiêu khác đặc biệt là tiền, đồng thời tìm cách giảm đi các khoản phải thu. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp mới được tăng cao.

4.1.1.2 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn

Bảng 4.3 TSCĐ và ĐTDH của doanh nghiệp qua 3 năm 2010, 2011 và 2012

Tài sản 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 ST % ST % ST % ST % ST % - TSCĐ 742 12,28 643 10,77 549 9,04 -99 -13,34 -94 -14,62 TSCĐ và ĐTDH 742 12,28 643 10,77 549 9,04 -99 -13,34 -94 -14,62

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ

Do đặc thù của doanh nghiệp là thi công các công trình nên đòi hỏi cần có một hệ thống máy móc hiện đại và có quy mô lớn nhằm đáp ứng cho nhu cầu thi công của doanh nghiệp. Vì vậy, tài sản cố định chiếm tỷ trọng không ít trong cơ cấu tổng tài sản. Tuy doanh nghiệp có đầu tư vào tài sản cố định hàng năm nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm đi vì tài sản cố định bị hao mòn tương đối cao qua các năm.

Tài sản cố định giảm qua các năm lần lượt là năm 2011 so với 2010 là 13,34% và năm 2012 so với năm 2011 là 14,62%. Tài sản cố định giảm là do mỗi năm doanh nghiệp chưa đầu tư nhiều máy móc hiện đại mới phục vụ cho việc thi công công trình của doanh nghiệp.

Nhận xét: Qua phân tích trên ta thấy tài sản cố định qua các năm 2010, 2011 và 2012 đều giảm. Tài sản cố định giảm là do doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư thêm trang thiết bị máy móc hiện đại mới phục vụ cho quá trình thi công. Do doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô hoạt động nên đòi hỏi doanh nghiệp cần phải quan tâm đầu tư thêm hệ thống máy móc hiện đại mới nhằm đáp ứng nhu cầu thi công của công nhân đồng thời giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí hao hụt không cần thiết.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân xây dựng đất việt (Trang 36)